*Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập
Mục đích chung nhất của việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học là giúp nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa học, giúp HS đạt kết quả học tập tốt hơn cũng như yêu thích bộ mơn hóa học hơn, đồng thời góp phần hình thành thế giới quan, hình thành năng lực và kỹ năng cần thiết cho các em chuẩn bị vào đời.
*Bước 2: Xác định nội dung của hệ thống bài tập
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của chương trình. Trong quá trình xác định nội dung của hệ thống bài tập, GV cần lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của HS để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết.
*Bước 3: Lựa chọn các bài tập tiêu biểu, điển hình,phân loại, xây dựng thành hệ thống bài tập đa cấp
*Bước 4: Biên soạn BTHH theo các yêu cầu sư phạm định trước
Tùy theo yêu cầu sư phạm ta có thể đơn giản hóa hay phức tạp hóa bài tập, soạn những bài tập có độ khó tăng dần, chứa đựng những yếu tố giúp rèn luyện những kỹ năng riêng biệt nào đó.
Có thể xây dựng bài tập theo một số cách sau: - Xây dựng theo mẫu bài tập có sẵn
- Xây dựng bài tập mới để thực hiện trong quá trình thử nghiệm - Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất
- Lấy nội dung những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài tập để phối hợp lại thành bài tập mới.
Để da dạng các loại hình bài tập,cần xác định những dạng bài tập hiện nay cịn ít, cịn chưa được chú ý đúng mức hoặc mới được đề xuất do sự vận động và phát triển của phương pháp dạy học hóa học.
*Bước 5: Thử nghiệm và trao đổi với đồng nghiệp để chỉnh sửa bổ sung
2.4. Một số phương pháp giải nhanh các bài tập tốn hóa học chương: Amin, Amino axit và Protein (Hóa học 12)