Biện pháp 2: Quản lý học phụ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 80 - 82)

3.1 .Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý học phụ đạo

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Biện pháp này là căn bản để nâng cao chất lượng học tập cho đối tượng học sinh yếu và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khá, giỏi để đạt mục tiêu giáo dục và đào tạo. Phân loại chất lượng, đối tượng học sinh yếu, kém để bổ sung kiến thức thông qua hoạt động học phụ đạo bổ sung kiến thức là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Lập kế hoạch phụ đạo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém Quản lý, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thực hiện học phụ đạo cho học sinh yếu kém.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch phụ đạo nâng cao chất lƣợng học tập cho học sinh yếu kém

Dạy học, phụ đạo là thực hiện dạy học cá biệt, trong quá trình giảng dạy luôn thực hiện bám sát đối tượng học sinh, thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy tập trung vào đối tượng học sinh yếu kém. học sinh yếu do

các em bị mất căn bản từ những năm trước, thiếu vốn kiến thức làm cơ sở cho việc học chương trình mới. Các em thiếu tự tin và khó tiếp thu kiến thức mới, chính vì thế các em thiếu hứng thú và khó tập trung trong học tập. Để kịp thời bù đắp những phần kiến thức học sinh bị thiếu hụt, nên ngay từ đầu năm học, cần kiểm tra, đánh giá và phân loại đối tượng để tổ chức dạy phụ đạo; điều này phù hợp với lý luận và thực tiễn dạy học.

Quá trình phụ đạo cho học sinh yếu được thực hiện trong suốt năm học, nhưng khi kết thúc học kỳ I, trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên, cần tiến hành tổ chức hội nghị chuyên môn để rút kinh nghiệm công tác phụ đạo và chọn lọc lại đối tượng học sinh để lập danh sách học sinh tham gia lớp phụ đạo ở học kỳ II. Điều này giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá và tự điều chỉnh, tạo động lực cho dạy và học.

Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém đòi hỏi giáo viên phải có khả năng thuyết phục, dẫn dắt và biết lắng nghe học sinh để giúp các em lấy lại nền tảng kiến thức căn bản.

Quản lý, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thực hiện học phụ đạo cho học sinh yếu kém

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cùng tổ chuyên môn quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá của hoạt động dạy và học phụ đạo. Trước tiên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá phân loại đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh học phụ đạo theo từng bộ môn, phân công giảng dạy và xếp thời khoá biểu hợp lý. Quản lý kỷ cương nề nếp, thực hiện chương trình học phụ đạo. Kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học tập và khi kết thúc khố học. Căn cứ tình hình dạy và học phụ đạo, hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường kịp thời, nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém. Phân cơng phó hiệu trưởng quản sinh, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra kỷ cương nề nếp tinh thần thái độ học phụ đạo của học sinh.

Nhà trường cần chú trọng tạo môi trường tốt nhất cho học phụ đạo, xây dựng mối quan hệ Thầy - Trò nhằm hướng dẫn giúp đỡ học sinh tiến bộ. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học phụ đạo, miễn giảm học phí phụ đạo cho học sinh có hồn cảnh khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 80 - 82)