Biện pháp 4: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐHT của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83 - 84)

3.1 .Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐHT của học

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Cơ sở vật chất phục vụ HĐHT bao gồm các phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi, bãi tập, thiết bị dạy học, trong đó thiết bị dạy học là cốt lõi của cơ sở vật chất nhà trường.

Thiết bị dạy học có các vai trị là cơng cụ hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy để truyền tải kiến thức, là phương tiện để học sinh nhận thức kiến thức, là sự cụ thể hố nội dung dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Thực hiện nguyên tắc và giải pháp quản lý cơ sở vật chất phục vụ HĐHT của học sinh:

- Nguyên tắc về tính mục đích: sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học phải xác định nhiệm vụ theo chương trình đang học.

- Nguyên tắc phù hợp: mỗi thiết bị dạy học có một vị trí xác định theo nội dung bài học. Giáo viên phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị cho phù hợp với bài học. Sử dụng thiết bị dạy học phải đúng chỗ, đúng lúc thì mới phát huy được hiệu quả.

- Nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển: Hàng năm nhà trường tổ chức kiểm kê, rà soát, thanh lý, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học.

- Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý: việc bổ sung, thay thế các thiết bị dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường. Nhà trường lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bảo quản, mua sắm, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ học tập.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

- Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học: nghiên cứu hệ thống thiết bị dạy học bổ sung mới, sử dụng thiết bị trong tiết học mang lại hiệu quả, biểu diễn tính năng các thiết bị. Ban hành quy định sử dụng thiết bị dạy học, giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp. Tổ chức cho giáo viên dự hội thảo trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học đem lại hiệu quả trong các giờ dạy.

- Tổ chức sử dụng thiết bị dạy học tuân thủ theo các yêu cầu của chương trình kế hoạch dạy học: phối hợp nhịp nhàng giữa nhân viên kỹ thuật, hỗ trợ thiết bị giảng dạy và giáo viên bộ môn giảng dạy để chuẩn bị thiết bị dạy học, giáo viên bộ môn lên kế hoạch giảng dạy, đề xuất thiết bị cần sử dụng chuyển nhân viên kỹ thuật.

- Thay thế, bổ sung thiết bị dạy học: Nhà trường lập kế hoạch mua sắm thiết bị thay thế, bổ sung và dự toán về nhu cầu trang thiết bị dạy học. Tổ chức mua sắm và nghiệm thu đúng chủng loại, chất lượng.

- Đào tạo nhân viên, tập huấn giáo viên bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học: Nhà trường xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học. Yêu cầu nhân viên kỹ thuật nghiên cứu, am hiểu về thiết bị, sử dụng thành thạo các thiết bị, hộ trợ giáo viên sử dụng các thiết bị. Sắp xếp bảo quản khoa học và định kì bảo dưỡng các thiết bị dạy học. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật tập huấn giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị học thành thạo.

- Xây dựng môi trường sư phạm, đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học: Xây dựng hệ thống phịng bộ mơn theo hướng ngày càng chun mơn hố. Ngồi hệ thống phịng bộ mơn, nhà trường cần cải tạo hệ thống lớp học, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, chống ồn, chống ẩm, thiết kế lại bàn ghế cho phù hợp với phương pháp dạy học tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)