Lập kế hoạch công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 41 - 43)

1.5. Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Trung

1.5.1. Lập kế hoạch công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên có qui định trách nhiệm của Hiệu trưởng: “Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao” [7, tr. 7]. Đồng thời thông tư cũng nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên: “Xây dựng và hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân đã được phê duyệt”. [7, tr. 5]

Dựa vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của của Bộ Giáo dục và Sở GD&ĐT Thành phố Hà Nội đối với cấp THPT; Quy chế bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục; Hiệu trưởng và Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch năm học, trên cơ sở đó các Khoa, Tổ bộ môn trong trường cũng lập kế hoạch cho từng bộ môn .

Trong kế hoạch đó, ngồi việc thể hiện được kế hoạch hoạt động về chun mơn cịn thể hiện được việc quy hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Kế hoạch phải đảm bảo thể hiện rõ mục tiêu, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, đồng thời phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng của Sở Giáo Dục.

Việc đầu tiên để xây dựng và phát triển ĐNGV là thực hiện cơng việc quy hoạch ĐNGV. Đó chính là việc lập kế hoạch nhu cầu giáo viên trong tương lai cho hoạt động giảng dạy của nhà trường, dự báo chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô đào tạo, số lượng giáo viên bổ sung, số lượng giáo viên chuyển đi….

Thông thường lập kế hoạch cơng tác bồi dưỡng ĐNGV có 4 nội dung: - Xác định số lượng giáo viên cần phải có trong tương lai (học kỳ tới, năm học tới hay một giai đoạn mới…)

- So sánh số lượng giáo viên hiện có của trường (cả giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng) với số lượng giáo viên cần thiết.

- Lên kế hoạch tuyển chọn và sa thải các giáo viên cơ hữu, tuyển chọn và chấm dứt hợp đồng các giáo viên thỉnh giảng.

- Lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó cần chỉ rõ: quy mô, đối tượng cần bồi dưỡng; các nội dung, chuyên đề cần bồi dưỡng; thời gian bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng; địa điểm bồi dưỡng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)