Sứ mạng, mục tiêu và mọi hoạt động của nhà trường tư thục đều do con người dự thảo và quyết định. Việc thực hiện thành công hay không cũng do con người, đội ngũ giảng viên của cơ sở đào tạo đó. Nếu quản lý nguồn nhân lực tốt thì sẽ đảm bảo các hoạt động đào tạo thành công và ngược lại. Trên thực tế, nhân cách của người cán bộ làm cơng tác giảng dạy có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc hình thành và hồn thiện nhân cách của người học.
Khẳng định giáo viên là vấn đề tiên quyết để tồn tại, phát triển và hoàn thành được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. THPT
Olympia quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, có chất lượng, tâm huyết, yêu nghề để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cho xã hội.
Vấn đề quản lý nguồn nhân lực, luôn bắt đầu từ việc quản lý số lượng nhưng đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường chỉ được coi là đủ mạnh khi đội ngũ này có đầy đủ số lượng và cơ cấu hợp lý. Xây dựng và quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV là việc tiếp tục đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cần thiết cho hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai. Chính vì vậy, trường THPT Olympia cần đưa ra những nguyên tắc sau khi xác định các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV của trường.
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Biện pháp quản lý cơng tác bồi dưỡng ĐNGV là một hệ thống đa dạng, năng động khơng có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp có ưu, nhược điểm và có những hạn chế nhất định, vì vậy khi thực hiện phải đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp. Tuỳ tình hình, điều kiện thực tế mà sắp xếp theo thứ tự, vị trí ưu tiên khác nhau cho từng biện pháp, không nên thực hiện đơn lẻ từng biện pháp một. Mỗi biện pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu, nên phải biết phối hợp giữa các biện pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Tính kế thừa có chọn lọc là yêu cầu bắt buộc cho mọi hoạt động nên đối với các biện pháp xây dựng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV cần đảm bảo tôn trọng những truyền thống và ngun tắc đã có để đảm bảo khơng có sự xáo trộn lớn trong quá trình phát triển. Các biện pháp kế thừa bao gồm: Kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ giáo viên cơ hữu và đội ngũ giáo viên thỉnh
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết
Các biện pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo nói chung và mục tiêu giáo dục nói riêng. Cụ thể hố chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước phù hợp với nguyên tắc của ngành giáo dục và đào tạo trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên. Trong luật giáo dục, điều 35 nêu rõ “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”. Để thực hiện tốt công tác quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, nhà trường phải có những biện pháp cụ thể cho quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV của mình.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tế quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường THPT Olympia một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp được đề ra phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm ở thời điểm hiện tại của trường THPT Olympia trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến thực tế về số lượng, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu nam - nữ, và trình độ đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ quản lý,..