Vị trí, ý nghĩa của trƣờng THCS có HSBTDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Trường THCS có HSBTDN là trường cơng lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trường THCS có HSBTDN mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn được thể hiện thông qua một số mặt sau:

1.5.1. Về mặt kinh tế - xã hội

So sánh với việc đầu tư xây dựng và chi phí cho trường PTDTNT, trường PTDTBT thì trường THCS có HSBTDN chi phí rất thấp từ ngân sách Nhà nước. Tại thời điểm năm học 2015 -2016, mức chi cho một học sinh trường PTDT Nội trú, DTBT là: 968.000đ/ tháng x 12 tháng (80% của mức lương tối thiểu). Trong khi đó, mức chi cho 01 học sinh ở Trường THCS chỉ có HSBTDN chỉ có 484.000đ/ tháng x 9 tháng (40% của mức lương tối thiểu).

Với chi phí thấp hơn so với HS trường PTDT nội trú và PTDTBT khác mà hiệu quả đem lại rất khả quan như: đã duy trì ổn định 100% sĩ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm học, bảo đảm được tỷ lệ học sinh chuyên cần trong tháng, điều kiện cơ sở vật chất được bổ sung hàng năm, học sinh được chăm sóc, ni dưỡng và lưu trú tại trường có sự ổn định, khơng phải đi học và trở về trên đường xa vất vả, giúp các em có điều được học tập, rèn luyện và được tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được sinh hoạt trong mơi trường tập thể phong phú hơn. Đây chính là mơi trường học tập, rèn luyện có nhiều ưu điểm nhất, đồng thời cũng là cơ sở cho việc thực hiện kỹ năng sống bổ ích cho học sinh DT.

1.5.2. Đảm bảo an sinh xã hội

Học sinh sẽ có điều kiện đi học và đi học đều không phải bỏ học giữa chừng, đây cũng chính là để đảm bảo sự bình đẳng về quyền học tập của học sinh. Học THCS và ở lại BTDN đã giúp các em có cơ hội được học 2 buổi/ngày theo hình thức tự quản, được GV bồi dưỡng HS năng khiếu, được phụ đạo yếu kém, được tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, sinh hoạt văn hoá văn nghệ và Thể dục thể thao để vươn lên. Các em được ở BTDN, gia đình các em sẽ giảm bớt được nhiều khó khăn trong chi phí kinh tế. Vì ở BTDN, các em nhận được một phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước hỗ trợ tiền ăn tiền, tiền nhà nhà trọ, điều này đảm bảo cho các em có điều kiện để học tập tốt hơn.

trong tại các huyện nghèo, cũng chính là đảm bảo thực hiện tốt chủ trương chính sách Dân tộc, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta.

Xác định mơ hình trường THCS có HSBTDN là giải pháp đúng đắn của các nhà trường có HSBTDN nhằm hạn chế tối đa HS bỏ học giữa chừng, HS ngồi nhầm lớp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc phát triển. Loại hình BTDN có tính khả thi cao, ln là lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm dân cư, của các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong 62 huyện miền núi nghèo nhất trong cả nước.

1.5.4. Ý nghĩa thực tiễn đối với học sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Xuất phát từ đặc điểm vị trí địa lý và địa hình miền núi đi lại gặp khó khăn nguy hiểm, sự phân bố dân cư rải rác, phong tục tập quán canh tác của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số là chủ yếu dựa vào rừng nên họ phải sống xa mới có thể thích ứng. Học sinh dân tộc thiểu số phải chịu nhiều thiệt thịi từ điều kiện kinh tế gia đình nghèo, hằng ngày các em phải đi bộ hơn chục km đường rừng qua đèo dốc, sông suối để đến trường. Có những học sinh, do khơng đủ điều kiện nên phải bỏ học giữa chừng hoặc thường xuyên nghỉ học dài ngày để ở nhà phụ giúp gia đình lao động kiếm sống. Biện pháp trường THCS có HSBTDN đã khắc phục được một phần cơ bản khó khăn trở ngại cho các em. Bên cạnh sự chu cấp của gia đình, các em còn nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước thơng qua chế độ chính sách dân tộc để các em có điều kiện về sinh hoạt và học tập, từ đó giảm bớt những gánh nặng cơm áo cho gia đình các em.

BTDN tập trung tại trường, HS khơng phải đi lại trong ngày nên các em có thời gian, sức khoẻ để học tập và các em còn được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, được tham gia các hoạt động VHVN - TDTT vui chơi bổ ích và LĐSX tăng gia cải thiện cuộc sống BT,... từ đấy các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập. Biện pháp quản lý HSBTDN tốt cũng là góp phần nâng cao trách nhiệm của CBQL, GV với học sinh. Bởi lẽ, với phụ huynh HSBTDN đưa con em vào nhà trường ở BTDN là “trăm sự nhờ thầy cơ dạy

bảo…”. Khó khăn đối với GD miền núi cịn rất nhiều, song biện pháp quản lý HSBTDN cho thấy sựt phù hợp đối với những trường THCS, TH và THCS vùng sâu vùng xa trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần tiếp tục quan tâm phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở trường trung học cơ sở đồng sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)