1.6.1. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động
Kế hoạch là bản thống kê dự kiến các nội dung công việc cụ thể của chủ thể quản lý cho một quỹ thời gian để tiến hành trong tương lai như: kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học hay cả thời gian trong dịp nghỉ hè. Kế hoạch quản lý HSBTDN là một phần kế hoạch quan trọng của quản lý nhà trường dành cho tổ chức các hoạt động của học sinh BTDN. Trình tự những nội dung dự kiến để hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.
VD kế hoạch hàng ngày:
+ Buổi sáng: HSBTDN thực hiện hoạt động Thể dục, vệ sinh cá nhân, sắp nép phòng ở, ăn sáng và đi học;
+ Buổi trưa: HSBTDN thực hiện vệ sinh các nhân, ăn cơm, thu nép nhà ăn theo nhóm, ngủ trưa theo chông báo;
+ Buổi chiều: HSBTDN tổ chức học theo nhóm tự quản, tập thể dục thể thao, chăm sóc rau xanh, vật ni, tắm giặt và ăn cơm tối theo chuông nhà bếp quy định dưới sự theo dõi của CBQL và các GV phụ trách ca trực.
Thời gian tiến hành, nội quy, nền nếp học tập, sinh hoạt tập thể, chú ý tới nền nếp học tập tự quản, đây là những quy định có tính bắt buộc của nhà trường, yêu cầu HSBTDN phải duy trì thường xuyên đúng kỷ luật.
1.6.2. Tổ chức các nội dung quản lý HSBTDN
Bám sát vào kế hoạch, CBQL, GV, NV thực hiện tổ chức thực hiện cơng việc theo sự phân cơng trên tình hình thực tế của CSVC, phương tiện để giúp HSBTDN được chăm sóc, ni dưỡng và được tham gia các hoạt động GD bổ ích khác.
1.6.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý HSBTDN
- Một là, cần xác định rõ yêu cầu của hoạt động đối với từng nội dung cụ
thể cho CB, GV, NV phụ trách cơng tác BT như: Chế độ chính sách, khẩu phần ăn sáng trưa, chiều cho HS, việc học tập tự quản có sự giám sát của CB, GV, NV nhà trường theo lịch phân công của BGH, Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cuối tuần, VHVN, thể dục thể thao,…
Hai là, yêu cầu về năng lực tổ chức của CB, GV, NV đối với tổ chức các
hoạt động cho HSBTDN cụ thể;
Ba là, xác định nội dung chính và các hình thức tổ chức hoạt động; Bốn là, chuẩn bị tốt các điều kiện cho mỗi hoạt động;
Năm là, tiến hành các hoạt động theo kế hoạch ngày, tuần, tháng, kỳ và cả
năm học;
Sáu là, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động theo nội dung, hình
thức tổ chức đã xây dựng.
1.6.4. Kiểm tra đánh giá công tác hoạt động của BTDN
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của các chức năng quản lý. Thông qua kiểm tra đánh giá, giúp người quản lý biết được mục tiêu của tổ chứ có đạt được hay khơng. Đối với việc kiểm tra hoạt động cho HSBTDN, nội dung về chế độ chính sách, khẩu phần ăn, sự an tồn về thực phẩm phải được đặc biệt quan tâm hơn các nội dung khá. Bởi nếu không thực hiện thường xuyên và định kỳ nội dung này rất dễ để xảy ra những hệ lụy có hại cho cá nhân và tổ chức phụ trách BTDN.
1.6.5. Quản lý đội ngũ làm công tác quản lý HSBTDN
Để thực hiện quản lý HSBTDN tốt, đội ngũ CB, GV, NV tham gia giúp việc cho hiệu trưởng là rất quan trọng. Cho nên việc thành lập ban quản lý HSBTDN ngay từ đầu năm học là việc làm cần thiết và có sự phân công cụ thể theo chức trách nhiệm vụ để tránh sự chồng chéo khi tổ chức thực hiện.
- Hiệu trưởng: phụ trách chung công tác quản lý nhà trường và quản lý HSBTDN; - Phó hiệu trưởng, GV: phụ trách cơng tác học tập, tự quản để đảm bảo chất lượng GDTD;
- Kế tốn: phụ trách cơng tác chế độ chính sách, phân bổ khẩu phần ăn cho HS BTDN hàn ngày công bằng và đầy đủ;
- Chủ tịch cơng Đồn, TPTĐ: phụ trách công tác tăng gia sản xuất, TDTT, lao động vệ sinh và an ninh trật tự trong khu ký túc xá.
1.6.6. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu phục vụ cho HSBTDN
Để đáp ứng được mục tiêu của quản lý HSBTDN thì nhà trường phải có mơi trường tương ứng, bao gồm các yếu tố có tác dụng giáo dục, và phụ vụ trực tiếp đến học sinh.
- Phòng ở ký túc xá; - Nhà vệ sinh, nhà tắm;
- Các vật dụng phục vụ bếp ăn tập thể; - Nguồn nước ăn và nước sinh hoạt; - Công cụ để lao động sản xuất; - Các phương tiện nghe nhìn
- Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
1.6.7. Quản lý quá trình thực hiện phối hợp của các tổ chức trong,
ngồi nhà trường và phụ huynh HSBTDN
Cơng việc GD và quản lý HS nói chung và HSBTDN nói riêng khơng phải là cơng việc riêng của nhà trường và gia đình học sinh mà nó phải là sự tham gia, thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp. Ở mỗi lực lượng GD đều có những thế mạnh riêng nên việc phối hợp GD để quản lý, GD HSBTDN chính là để thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa GD, tạo nên mơi trường sống, học tập, vui chơi an tồn và hữu ích cho HS. Đối với HSBTDN, việc quản lý các em sau giờ lên lớp là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi tình hình văn hóa xã hội có nhiều biến chuyển mới và có cả sự du nhập thơng tin văn hóa thiếu lành mạnh có thể tác động và gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển nhân cách học sinh.
- Quản lý quá trình thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường;
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường.