Giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 29)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục cần phải đặc biệt chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh, vì đạo đức là nền tảng cuộc sống và sự nghiệp của các em sau này, giúp các em trở thành những con người tốt, những cơng dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước.

“GDĐĐ là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những địi hỏi bên ngồi của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [31]. GDĐĐ trong nhà trường THPT là quá trình tác động tới học sinh, gia đình và xã hội nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội.

Như vậy, GDĐĐ trong nhà trường phổ thông là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh thông qua những tác động có mục đích được tổ chức một cách có kế hoạch, được chọn lựa về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục trong môi trường kinh tế, xã hội nhất định. Giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như: Giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh… nhằm giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.

GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như: Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội; giáo dục theo nguyên tắc tập thể; giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh, tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với HS và phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT, đặc điểm hoàn cảnh học sinh. Một nguyên tắc quan trọng là trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng các các lực lượng giáo dục đối với học sinh.

Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trường THPT là nhằm trang bị cho học sinh

những tri thức cần thiết về đạo đức nhân văn, văn hoá xã hội, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động xã hội. Hình thành ở HS thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh. Hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực

đạo đức xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Nhiệm vụ của GDĐĐ cho HS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho HS, hình thành ở HS thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Hiện nay, nội dung GDĐĐ cho HS được xác định tập trung vào 5 nhóm chuẩn mực đạo đức phản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết đó là: Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng Tổ quốc XHCN; nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện của bản thân; nhóm chuẩn mực đạo đức, lối sống thể hiện quan hệ với mọi người; nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với cơng việc; nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống [15].

Trong nhà trường, có nhiều phương pháp GDĐĐ cho HS như: Phương pháp đàm thoại, tranh luận, nêu gương, phương pháp dư luận xã hội, giao công việc, tạo tình huống giáo dục, thúc đẩy, khen thưởng, xử phạt. Các phương pháp thường tập trung vào 3 nhóm phương pháp sau: Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình thành ý thức cá nhân cho học sinh; nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và tích luỹ kinh nghiệm ứng xử xã hội; nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của HS.

GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT còn phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa GDĐĐ trong nhà trường với GDĐĐ trong gia đình và ngồi xã hội.

Thơng thường, GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT được tiến hành thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản; qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động đồn thể và hoạt động xã hội; thơng qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS và thông qua xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mẫu mực; thơng qua sự gương mẫu của người thầy.

Tóm lại, GDĐĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong nhà trường, là nền tảng tạo ra nội lực vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Do vậy, GDĐĐ trong nhà trường là một quá trình và phải được quản lý một cách khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 26 - 29)