Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 34)

cầu đổi mới giáo dục

1.4.1. Quan điểm chỉ đạo về giáo dục đạo đức cho HS THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Để đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì vấn đề giáo dục con người, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, tồn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [33, tr.2].

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI đã xác định mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thơng là “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Từ đó, đưa ra một trong những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục phổ thông là “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh...” [18].

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định “Xây

dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” và cụ thể là “ Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước,

nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo” [19].

Như vậy, GDĐĐ cho HS nói chung và cho HS THPT nói riêng là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nhằm xây dựng con người phát triển tồn diện, có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản của con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT không chỉ là một hoạt động giáo dục đơn lẻ mà là cả một quá trình giáo dục với sự tham gia của nhiều lực lượng nhằm giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, sống có lý tưởng, niềm tin, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

1.4.2. Một số yêu cầu về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách tồn diện…”. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì QLGD nói chung và QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT nói riêng phải đổi mới.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT là tổng hợp các cách thức tác động của Ban giám hiệu đến các lực lượng giáo dục để đạt được mục tiêu của hoạt động GDĐĐ. Vì vậy, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT phải toàn diện từ quản lý mục tiêu và kế hoạch thực hiện hoạt động GDĐĐ, quản lý nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ đến quản lý việc phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội phù hợp với điều kiện ở mỗi địa phương và quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ để hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường THPT phải quan tâm đến môi trường của hoạt động giáo dục đạo đức. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phải gắn với đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương mà tiến hành và phải dựa trên văn hóa tổ chức để thực hiện.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là một lĩnh vực QL nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi người QL phải có năng lực QL toàn diện, mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng các biện pháp QL đảm bảo sát đối tượng, sát thực tế và bản thân người QL phải là tấm gương sáng về đạo đức cho đồng nghiệp, HS. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bị chi phối và ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan như bẩm sinh - di truyền, môi trường, giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trường là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của các cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhân cách.

1.5.1. Năng lực của Ban giám hiệu trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Điều 16 Luật Giáo dục 2005 xác định rõ “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục” [33]. Cụ thể là:

- Người chỉ đường và hoạch định sự phát triển nhà trường: Vạch ra tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và các giá trị nhà trường trong xây dựng chiến lược phát triển nhà trường THPT.

- Người đề xướng sự thay đổi: Chỉ ra những lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trường theo đường lối chính sách phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước theo xu thế phát triển giáo dục của thời đại.

- Người thu hút, dẫn dắt các nguồn nhân lực: Tập hợp, thu hút, huy động và phát triển các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, phát triển đội ngũ,... nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện.

- Người thúc đẩy phát triển: Đánh giá, uốn nắn, khuyến khích, phát huy thành tích, tạo các giá trị mới cho nhà trường.

- Người đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách, điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng GD.

- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm và hỗ trợ quản lý cho đội ngũ GV để mọi hoạt động của NT thực hiện đúng tính chất, nguyên lý, mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục.

- Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường THPT trong một môi trường lành mạnh.

- Nhân tố tổ chức và vận hành hệ thống thông tin giáo dục. Hệ thống

thơng tin quản lý giáo dục nói chung và hệ thống thơng tin quản lý nhà trường

THPT nói riêng để ứng dụng cơng nghệ thông tin trong các hoạt giáo dục HS. Từ các nhận định trên, cho thấy CBQL trong trường THPT, ngồi vai trị

là một nhà giáo, cịn có vai trị kép là nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Lãnh đạo

để nhà trường ln có sự thay đổi và phát triển bền vững, quản lý để các hoạt động nhà trường luôn ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

CBQL trong nhà trường bao gồm HT và các Phó Hiệu trưởng (gọi chung là Ban giám hiệu). BGH trường THPT có vai trị quan trọng trong hoạt động GDĐĐ của học sinh, là người trực tiếp quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ học sinh. BGH chủ động tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Do vậy, năng lực của các thành viên trong BGH là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ trong NT. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất đạo đức, có uy tín, có chun mơn vững vàng, năng động, sáng tạo trong giao tiếp và công tác quản lý. Họ cần xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đốn trong đó Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đồn kết nhất trí của tập thể sư phạm, thu hút và phát huy tài năng, trí tuệ của cán bộ giáo viên tham gia vào hoạt động.

Đối với các trường THPT ở miền núi, vùng dân tộc, trong quá trình QL hoạt động GDĐĐ cho HS, BGH nhà trường cần mềm dẻo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động GDĐĐ sao cho hoạt động đó vừa mang các đặc điểm chung vừa mang đặc trưng vùng miền và đặc điểm mang tính đặc thù của từng dân tộc cụ thể.

1.5.2. Đặc điểm của học sinh THPT 1.5.2.1. Đặc điểm chung của HS THPT

HS THPT (thường có độ tuổi từ 15 đến 18) ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, đến tuổi 18 các em bắt đầu thực hiện quyền công dân theo quy định của pháp luật. Đây là thời kỳ phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Các em chú ý đến hình dáng

bên ngồi của mình, tự nhận thức về cái Tơi của mình và vị trí của mình trong

xã hội. Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, điểm mạnh, yếu của những người sống cùng với mình và chính mình. Đồng thời các em cũng có khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Song

việc đánh giá bản thân chưa thực sự khách quan có thể sai lầm, cần sự giúp đỡ khéo léo của người lớn để các em hình thành một biểu tượng khách quan về bản thân và nhân cách của chính mình.

Ở tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí quan trọng, do lịng khao khát có vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần có nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Các em thích giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng trường hoặc ngồi trường. Nhu cầu tình yêu cũng đã xuất hiện, tình yêu học sinh THPT thường là trong trắng, tươi sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và khá chân thành. Vì thế, trong cơng tác QL GDĐĐ cho HS THPT, cần quan tâm QL nội dung giáo dục về tình bạn, tình u chân chính dựa trên cơ sở thơng cảm, hiểu biết, tôn trọng HS. Cũng cần chú ý tới ảnh hưởng của nhóm trong NT, ngồi XH và có thể tránh hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể, đồn thể để phát huy được tính tích cực của thanh niên.

HS THPT rất hiếu động, ham hiểu biết, thích tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Do mới bước vào ngưỡng cửa của người lớn nên các em rất muốn thể hiện vai trò của người lớn, muốn hoạt động và thể hiện trách nhiệm của mình, mong muốn được khẳng định mình. Tuy nhiên, các em chưa hẳn được coi là người lớn, còn bị người lớn chi phối các hoạt động chính, chưa được hoạt động độc lập theo ý của mình. Ở giai đoạn này, việc để cho các em tự do phát triển khơng có sự định hướng, kèm cặp của người lớn thường dẫn đến những nhận thức lệch lạc về lời nói, việc làm, những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Ngược lại, sự chỉ bảo, kiểm tra giám sát chặt chẽ của người lớn luôn làm các em tỏ ra khó chịu, có hành động phản kháng, thậm chí là “nổi loạn” muốn thốt ra khỏi sự ràng buộc.

Ở nhà trường THPT, việc học tập địi hỏi mức độ độc lập, tự giác, trình độ tư duy lý luận phát triển cao. Ở tuổi THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một gia tăng. Từ đó hoạt động tư duy của HS có sự

thay đổi quan trọng về chất, tư duy của các em có tính độc lập hơn. Một số em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách sáng tạo về các đối tượng đã được học, chưa được học ở trường. Hứng thú học tập của các em cũng có sự thay đổi rõ rệt, có tính bền vững và gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Động cơ học tập của các em cũng trở nên thực tế do các em phải xác định lựa chọn ngành nghề sau này.

1.5.2.2. Đặc điểm riêng của HS THPT miền núi và HS dân tộc thiểu số

Ngoài những đặc điểm chung của HS THPT thì HS THPT ở khu vực miền núi và đặc biệt là HS dân tộc thiểu số có những đặc điểm riêng về tâm lý và nhận thức như:

Do điều kiện kinh tế gia đình của các em đa phần là khó khăn, ở độ tuổi này, các em trở thành lao động chính trong gia đình, cùng bố mẹ làm ruộng, làm nương rẫy nên các em có sự trội hơn về thể lực, sức khoẻ, trưởng thành hơn về tâm sinh lý; các em thích lao động chân tay nhưng lại thiếu động cơ học tập dẫn đến lơ là việc học, đi học không chuyên cần. Mặt khác, nhu cầu thêm người làm việc trong gia đình và tục tảo hơn đã dẫn tới việc nhiều em bỏ học, xây dựng gia đình.

Do cuộc sống gắn bó với thiên nhiên núi rừng nên hình thành cho các em tính cách phóng khống, tự nhiên, khơng thích gị bó nhưng cũng dẫn tới nhiều thói quen khơng tốt như: Thiếu ngăn nắp, khơng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm việc tuỳ hứng. Nhiều khi, sự quá hồn nhiên của các em dẫn đến hành vi cảm tính, thiếu cân nhắc, vi phạm nội quy nhà trường.

Các em sống trong cộng đồng làng, bản nên rất coi trọng tình nghĩa, có tinh thần dân tộc, có lịng tự trọng cao. Điều này tạo nên những nét đẹp đạo đức như: Tình yêu quê hương, gắn bó với bản làng, quê hương, quý trọng bạn bè, người thân, trung thực, dũng cảm. Mặt khác, những điều này cũng dễ tới tính cục bộ địa phương, bảo thủ, cực đoan, lịng tự tơn, tự ái cao dẫn tới hành vi quá khích của các em: đánh nhau, vơ lễ với các thầy cô giáo ...

Một số phong tục tập quán lạc hậu được duy trì như: Tục tảo hơn, tục ma chay (con cháu kiêng không ra khỏi nhà 10 ngày kể cả đi học), chơi xuân dài, uống rượu kéo dài hàng ngày đêm trong các dịp lễ tết... ảnh hưởng xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 34)