Những nguyên tắc đề xuất biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)

Nguyên tắc là những luận điểm cơ bản, những quy tắc chuẩn, có tính quy luật của lý luận. Để đề xuất được các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tác giả dựa vào 04 nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục là cái đích của hoạt động giáo dục và hoạt động QLGD. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS phải xuất phát và hướng đến mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục 2005 và cụ thể đối với mục tiêu GDĐĐ là “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh...” [18].

Các biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận về QL GDĐĐ, đồng thời kế thừa những biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng. Từ đó điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Trường THPT huyện Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống thể hiện ở chỗ các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ đưa ra phải tác động đến tất cả các lực lượng tham gia vào quá trình GDĐĐ, tác động vào tất cả các khâu, các yếu tố của hoạt động GDĐĐ và QLGD đạo đức… nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó. Trong nhà trường, chủ thể của

hoạt động GDĐĐ là đội ngũ CBQL, GV, HS và sự phối hợp của các lực lượng khác (gia đình-xã hội), vì vậy các biện pháp quản lý đưa ra phải nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của các lực lượng đó.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của CMHS, CBQL, GV, HS nhà trường.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương bởi mỗi nhà trường, địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt. Tính khả thi được thể hiện ở chỗ: Hệ thống các biện pháp đưa ra phải phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định.

Khi thực hiện các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ phải đảm bảo tính hiệu quả. Hiệu quả của công tác quản lý GDĐĐ cho HS được xét trên quy chế đánh giá, xếp loại HS và các chuẩn mực đạo đức của XH. Thước đo của hiệu quả chính là những HS tốt nghiệp có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông mà Luật giáo dục đã quy định.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT học sinh THPT

Mục tiêu và nhiệm vụ của QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường THPT là hình thành cho HS các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển toàn diện con người. Do đó, các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT. Người QL cần nắm được những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi HS THPT và những đặc điểm tâm sinh lý riêng của HS THPT miền núi, dân tộc; từ đó có những biện pháp QL phù hợp.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THPT huyện Điện Biên

3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh và điều kiện thực tiễn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động GDĐĐ cho HS. Kế hoạch được xây dựng là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực thực hiện các mục tiêu, nội dung GDĐĐ theo một lộ trình xác định; là căn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ

của hoạt động GDĐĐ cho HS.

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ sẽ phát huy được trí tuệ, sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục ngay từ việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện. Kế hoạch GDĐĐ của NT giúp cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục biết được mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, vai trò trách nhiệm từng thành viên, xác định nguồn lực và phân bổ nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; từ đó tạo sự đồng thuận của tất cả các thành viên, phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch GDĐĐ cho HS cần dựa trên chương trình GDĐĐ trong nhà trường THPT, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT, thực trạng đạo đức HS của NT và đặc điểm thực tiễn của địa phương.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS phải thể hiện được các nội dung sau: Đặc điểm tình hình; thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS của NT; xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp; tổ chức triển khai thực hiện với việc phân công cụ thể cho các thành viên, lực lượng tham gia; cơ sở vật chất, dự trù kinh phí, tài liệu, thời gian, không gian. Sau khi dự thảo kế hoạch, BGH lấy ý kiến tham gia của Hội đồng sư phạm, Ban đại diện CMHS của trường để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến đồng thuận, thống nhất.

Nội dung kế hoạch GDĐĐ cho HS cần chú ý sâu đến một số nội dung hiện đang là vấn đề thực tế đáng quan tâm của NT như: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới, giáo dục phòng chống thiên tai, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, phòng chống tệ nạn xã hội... đưa thành các chủ đề hàng tháng; qua đó từng bước giúp HS rèn luyện nhân cách phù hợp với các chuẩn mực đạo đức XH mới.

Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ cho HS của NT, HT yêu cầu GVCN, GVBM, ĐTN lập kế hoạch GDĐĐ cụ thể của bộ phận, cá nhân một cách khoa học, khả thi; HT phân công từng thành viên trong BGH phụ trách, kiểm tra, đơn đốc việc xây dựng hồn thiện kế hoạch, sau đó trình kế hoạch để HT duyệt.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Tổ chức xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS. Kế hoạch được xây dựng theo quy trình sau:

- Bước 1: Thành lập Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ cho HS.

Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ bao gồm: BGH, đại diện Chi bộ Đảng, đại diện BCH cơng đồn, ĐTN nhà trường. Mời đại diện diện cấp uỷ chính quyền địa phương; đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện một số đoàn thể, ban ngành của huyện, ban đại diện CMHS NT tham gia.

Sau khi thành lập Ban soạn thảo kế hoạch GDĐĐ cho HS, NT tổ chức họp để giới thiệu mục tiêu cấp học, báo cáo tình hình đạo đức năm học trước, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác giáo dục trong năm học mới, kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường, HT phân tích SWOT để mọi người thấy được điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường trong công tác GDĐĐ. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên.

- Bước 2: Thu thập các thơng tin về tình hình địa phương, nhà trường, mục tiêu của từng bộ phận

Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, các thành viên của Ban soạn thảo sẽ phân tích thơng tin về tình hình địa phương, tình hình của nhà

trường, những yêu cầu của ngành, của địa phương để vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS.

Từ những phân tích cụ thể, Ban soạn thảo sẽ xây dựng mục tiêu GDĐĐ, thống nhất những nội dung giáo dục cần thiết để đưa vào trong kế hoạch, cụ thể hoá những biện pháp, ấn định tường minh các điều kiện, kinh phí phục vụ cho cơng tác GDĐĐ cho HS .... sau đó dự thảo Kế hoạch GDĐĐ cho HS.

- Bước 3: Thảo luận kế hoạch GDĐĐ cho HS, tổng hợp viết kế hoạch hồn chỉnh.

Sau khi có bản dự thảo Kế hoạch GDĐĐ cho HS, BGH nhà trường tổ chức họp thảo luận kế hoạch. Thành phần của cuộc họp thảo luận bao gồm: Hội đồng sư phạm, đại diện cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, mời một số đại diện ban, ngành, đồn thể (Cơng an, phụ nữ, huyện đoàn...), mời đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức...), Ban đại diện CMHS nhà trường.

Để cuộc họp có chất lượng, BGH gửi trước bản dự thảo kế hoạch cho các thành viên trong cuộc họp để mọi người có thời gian đọc, nghiên cứu và đóng góp ý kiến. HT nhà trường chủ trì và chủ động trao đổi, tiếp thu các ý kiến trong cuộc họp. Sau khi đã thống nhất các ý kiến, Ban soạn thảo tổng hợp, chỉnh sửa và HT ký ban hành kế hoạch GDĐĐ cho HS.

- Bước 4: Triển khai thực hiện kế hoạch. Sau khi đã có kế hoạch hồn chỉnh, BGH nhà trường triển khai đến các tổ chun mơn, các đồn thể và cán bộ GV trong NT. Căn cứ vào kế hoạch của NT, các tổ chức đoàn thể và GV đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch GDĐĐ theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình BGH thẩm định và HT phê duyệt kế hoạch, sau đó thực hiện.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS khơng những chỉ triển khai thực hiện trong NT mà còn phải phổ biến đến CMHS, các ban ngành đồn thể có liên quan để mọi người cùng nắm và chủ động phối hợp thực hiện. Từ kế hoạch GDĐĐ cho HS đã được xây dựng, Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT cụ thể hoá thành một số kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch theo từng tháng, chủ đề, kế

hoạch tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học, lễ tri ân và trưởng thành cho HS lớp 12, kế hoạch tổ chức các hội thi văn nghệ, thể thao…).

- Bước 5: Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Hàng tháng Ban Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT tổ chức họp để đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS trong NT; vào cuối học kỳ I và cuối học kỳ II tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS. Các phiên họp định kỳ thành phần được mở rộng, ngồi lực lượng giáo dục bên trong NT mà cịn mời thêm đại diện các lực lượng giáo dục ngoài NT.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH nắm vững thực trạng công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ để xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS phù hợp với đối tượng, sát thực tế và có tính khả thi.

Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung GDĐĐ trong chương trình Giáo dục cơng dân THPT, chương trình hướng nghiệp, chương trình giáo dục ngồi giờ lên lớp và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

3.2.2. Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ nhằm thống nhất về cách thức, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giữa các lực lượng giáo dục trong NT và việc phối hợp hoạt động với các lực lượng ngoài NT để QL công tác GDĐĐ đạt hiệu quả theo những mục tiêu xác định.

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ khoa học giúp cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong tham gia QL và tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động GDĐĐ thực chất là xây dựng cách tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDĐĐ nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đặt ra

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT, tạo sự thống nhất từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp thực hiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, thành viên từ quyền hạn và trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch của bộ phận, cá nhân theo năm học, từng tháng đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá, báo cáo và chịu trách nhiệm về công tác được phân công phục trách. Xây dựng cơ chế phối hợp trong QL, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS với gia đình và các lực lượng xã hội để giúp học sinh có mơi trường lành mạnh để rèn luyện đạo đức, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, thói quen, ảnh hưởng xấu từ bên ngồi tác động vào HS.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trong NT

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ trong NT: Ngay từ đầu năm học, HT ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp HT trong công tác GDĐĐ cho HS. Thành viên Ban chỉ đạo gồm: HT làm Trưởng ban, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ làm Phó trưởng ban, các uỷ viên gồm: Bí thư ĐTN; GVCN các lớp.

Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo:

- Hiệu trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo: Chịu trách nhiệm chính, tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng kế hoạch trong từng năm học. Tổ chức phối hợp giữa các lượng lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ. Chỉ đạo chung mọi hoạt động GDĐĐ thơng qua các thành viên Ban chỉ đạo.

- Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động GDĐĐ - Phó Trưởng ban: Giúp Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo, giám sát các hoạt động GDĐĐ cho HS trong NT. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện GDĐĐ, kĩ năng sống cho HS thơng qua q trình dạy học các mơn học, nhất là các mơn có ưu thế về GDĐĐ như môn Giáo dục công dân và các môn khoa học xã hội. Cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ theo chủ đề, chủ điểm, giáo dục ý thức thức chấp hành nội quy NT.

- Bí thư Đồn Thanh niên - Ủy viên: Quản lý, chỉ đạo trực tiếp các phong trào thi đua của HS trong NT. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, các chương trình tìm hiểu truyền thống văn hóa địa phương, dân tộc, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa nhằm bồi dưỡng, giáo dục các chuẩn mực đạo đạo cho đoàn viên, thanh niên. Phối hợp với GVCN và GVBM tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm - Ủy viên: Trực tiếp xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho lớp được phân công chủ nhiệm; phối hợp với ĐTN và GVBM, CMHS để giáo dục và đánh giá HS. GVCN trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng HS; chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục, HT về chất lượng GDĐĐ cho HS của lớp chủ nhiệm. GVCN là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình HS, giữa NT với gia đình HS.

Hàng tháng, Ban chỉ đạo họp để triển khai, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, thảo luận những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn trong tổ chức, chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông huyện điện biên tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)