CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay
2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay hiện nay
Thực tế cho thấy việc dạy học thơ Nôm Đường luật cho học sinh THPT hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy học thơ Nôm Đường luật đã được nhiều người quan tâm cả ở trong và ngồi nhà trường. Đã có nhiều hướng nghiên cứu về giảng dạy và tiếp nhận thơ Nơm Đường luật, đã có nhiều kiểu dạy học truyền thống và hiện đại về thơ Nôm Đường luật. Và thực tế qua nhiều năm đứng trên bục giảng cùng với nhiều những giáo viên say mê với nghề, nhưng cho đến nay việc dạy thơ Nôm Đường luật vân là một thách thức và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một nguyên nhân mà người viết bận tâm nhiều nhất để phát hiện đúng bản chất của cơng việc này chính là việc chưa bám sát thi pháp của thơ ca trung đại vào trong giảng dạy.
Việc dạy học thơ trung đại là dạy thơ trên giảng đường khác tiếng. Vì vậy cơng việc này phải được tiến hành một cách bài bản. Từ tương quan văn hóa của hai thời kì hiện đại với trung đại, người công dân mới và người công dân thời trung đại trong sự kế thừa và phát triển, sự phù hợp của thơ trung đại với việc đọc hiện đại, những bài thơ được chọn trong sách giáo khoa đã thật tiêu biểu cho thời đại đó chưa (chẳng hạn tính chất tập quyền thời trung đại trong thơ thời Lí – Trần và người cơng dân hiện đại để chuẩn bị cho tâm lí tiếp nhận những
tác phẩm Lí – Trần. Chẳng hạn tính chất “Thượng trí quân, hạ trạch dân”
một lòng phụ tử, hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”, “Ta lấy tồn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức” )
Như vậy công việc dạy học tác phẩm thơ Nơm Đường luật cịn là một vấn đề khá nan giải. Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy
ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử). Vì vậy
phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu
“Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn
Dân). Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững
mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ
thuật, tư tưởng và hình thức phải hịa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” (Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, khơng
ít cách dạy, cách học vi phạm ngun tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thơng có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản,
học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm
“ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính ( Nguyễn Viết Chữ) [3; 9]. Đặc biệt là khi dạy đến
những tác phẩm thơ trung đại, việc dạy và học thơ trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi khổ của người giáo viên trung học phổ thông. Như chúng ta đã biết, để khám phá, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một một bài thơ trung đại thì khơng chỉ địi hỏi ở người giáo viên cần phải có sự hiểu biết sâu sắc những kiến
thức về thi pháp thời đại, thi pháp tác giả, thể loại văn học,… mà còn đòi hỏi người học sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về những vấn đề trên. Đây là một địi hỏi chỉ có thể thực hiện ở những học sinh u thích, say mê tìm hiểu tác phẩm văn học. Trong bối cảnh hiện nay, còn được mấy học sinh yêu thích bộ mơn này trong một lớp!
Vì vậy mà giáo viên chỉ đơn giản là truyền thụ kiến thức một chiều thiên về nội dung hoặc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc rồi truyền thụ cho học sinh mà không chú ý đến khát vọng, tâm lý học sinh. Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng. Một thực trạng nữa trong dạy học văn hiện nay là còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, lên lớp theo phương pháp cũ, thiếu sáng tạo, hấp dẫn. Đặc thù của các môn khoa học xã hội là nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa, sách giáo viên nên nếu giáo viên khơng chịu khó đổi mới, sáng tạo thì dễ đi vào con đường mòn là trình bày lại nội dung cố định. Chúng tôi đã dự nhiều giờ thao giảng và nhận thấy giáo viên chỉ cố gắng trình bày lại những điều có sẵn trong sách giáo khoa, vì thế giờ học rơi vào tình trạng hình thức. Ngay cả giờ giảng được đánh giá là thành cơng thì tính chất độc diễn của giáo viên thể hiện khái rõ nét. Thậm chí có giờ dạy diễn ra sơi nổi, nhưng thực chất chỉ là một màn kịch diễn ra khéo léo, tất cả được giáo viên tập dượt trước, cả những câu hỏi bài cũ, và chỉ định học sinh nào phát biểu. Nhiều giáo viên được khen là hay nhưng thực chất là diễn thuyết hay. Học sinh học xong là kiến thức hầu như khơng cịn đọng lại là bao nhiêu.
Tuy nhiên, để đổi mới phương pháp giảng dạy thành cơng, nếu chỉ có sự nỗ lực của giáo viên thì khơng đem lại kết quả mà quan trọng cần có sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh là một rào cản lớn đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay học sinh phải học nhiều mơn, các em khơng có điều kiện đầu tư thời gian đích đáng cho tất cả các mơn sinh ra tình trạng học lệch. Học theo phương pháp mới đòi
hỏi các em phải đầu tư thời gian để làm bài tập, tham khảo tài liệu, thu thập, xử lý thông tin khoa học. Đa số học sinh khơng có đủ tài liệu cần thiết và chưa hình thành tư duy phản biện, độc lập trong học tập. Những khó khăn từ hai phía thầy và trò khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học rơi vào vòng luẩn quẩn, hình thức, ít có chuyển biến mạnh và hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng trên, có thể thấy mơn Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay đang mất đi rất nhiều sức hấp dẫn đối với học sinh. Để lí giải điều này là cả một vấn đề không đơn giản. Từ chương trình, nội dung đến phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như tâm lí học tập của học sinh cũng cần phải xem xét.
2.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay 2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT 2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nơm Đường luật ở THPT
*Mục đích khảo sát:
- Tìm hiểu thực tế dạy học ở một số trường THPT ở địa bàn tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những khó khăn, thuận lợi, những ưu điểm và hạn chế của giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thơ Nôm Đường luật ở
trường THPT hiện nay.
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất một số biện pháp
khắc phục.
*Thời gian và đối tượng khảo sát:
Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học thơ Nơm Đường luật ở THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 84 học sinh lớp 10 trường THPT Giao Thủy C huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định và 84 lớp 10 trường THPT Quất Lâm huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định để thu thập các thơng tin về sở thích, kiến thức, kỹ năng cơ bản của học sinh khi học các văn bản thơ Nôm Đường luật.
Chúng tôi cũng khảo sát ý kiến, giáo án của 15 giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở 02 tổ Văn của 02 trường THPT trên địa bàn (có cả những giáo viên phụ trách những lớp có học sinh được chọn khảo sát ở trên) để nắm rõ về quá trình dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay.
Thời gian chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT là ở học kì I trong năm học 2014 – 2015.
* Tư liệu khảo sát:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Sách giáo viên Ngữ văn 10 - Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 10
- Giáo án của một số thầy cô dạy Ngữ văn lớp 10
* Nội dung khảo sát:
- Những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
- Các phương pháp, biện pháp giảng dạy thơ Nôm Đường luật của giáo viên. - Tâm lí, thái độ của học sinh khi học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật. - Năng lực cảm thụ, phân tích thơ Nơm Đường luật của học sinh.
Mẫu phiếu khảo sát và giáo án ở phần phụ lục.
*Phương pháp khảo sát:
- Lấy phiếu điều tra các nội dung đề xuất trong luận văn rồi tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát.
- Nghiên cứu bài làm của học sinh.
- Nghiên cứu giáo án và trao đổi với giáo viên.
- Nghiên cứu Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo.
* Quá trình khảo sát:
- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 10, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.
- Tiến hành phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp dạy và một số học sinh ở lớp 10
- Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2.1.2.2. Kết quả khảo sát
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
chương trình cơ bản
Số TT Tên bài thơ Số câu hỏi phần tìm
hiểu bài
câu hỏi về thi pháp
Tỉ lệ %
1 Cảnh ngày hè 5 1 20
2 Nhàn 5 2 40
Cộng 10 3 20
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án
Số TT Tên trường Số giáo
án khảo sát Kết quả Có chú trọng đến thi pháp Tỉ lệ % Chưa chú trọng Tỉ lệ % 1 THPT Giao Thủy C 5 3 60 2 40 2 THPT Quất Lâm 4 2 50 2 50 Cộng 9 5 55,5 4 45,5
Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học của giáo viên (15 giáo viên)
NỘI DUNG KHẢO SÁT SỐ GV KHẢO SÁT
lựa chọn
TỈ LỆ % 1. Quá trình giảng dạy các tác phẩm thơ
Nơm, các thầy cơ có quan tâm đến việc vận dụng thi pháp không?
a. Thường xuyên 5 33,3
b. Đôi khi 8 53,3
c. Không quan tâm 2 13,3
2. Các thầy cơ đã bao giờ giải thích cho học sinh về thi pháp văn học trung đại chưa?
a. có 4 26,7
b. Không 6 40
c. Đôi khi 5 33,3
3. Để giúp cho học sinh hiểu được các tác phẩm thơ Nôm Đường luật các thầy cô thường dùng biện pháp nào?
a. Thuyết giảng 9 60
b. Giảng bình 4 26,7
c. Đọc diễn cảm 2 13,3
4. Để hướng dẫn cho học sinh đọc hiểu các văn bản các thấy cô thường chú trọng đến phương pháp nào?
a. Thuyết giảng 9 60
b. Trao đổi, đối thoại 3 20
5. Các thầy cô đã bao giờ giải thích cho học sinh hiểu về đặc điểm thơ Nôm Đường luật chưa?
a. Thường xuyên 4 26,7
b. Đôi khi 6 40
c. Chưa bao giờ 5 33,3
2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT có 02 bài thơ Nơm Đường luật, đó là
“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Quá trình thu thập, xử lý thơng tin đã giúp chúng tơi có một số nhận xét như sau:
* Ưu điểm:
- Học sinh được điều tra, khảo sát của hai trường đều là những học sinh có ý thức học tương đối tốt. Việc soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa đã trở thành việc làm thường xuyên của các em. Nhiều em còn dành thời gian để đọc các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.
- Đa số học sinh được hỏi đều nắm được tên tác giả, thể thơ, nội dung cơ bản của các bài thơ Nơm Đường luật. Các em đều thích học 2 bài này hơn so với các bài thơ Trung đại khác cũng như các bài thơ Đường của Trung Quốc bởi học sinh khơng phải tìm hiểu văn bản chữ Hán khó thuộc, khó nhớ, khó hiểu. Nhiều em đã học thuộc bài ngay sau khi học, các em cũng hiểu được vai trò quan trọng của hoàn cảnh sáng tác đối với tác phẩm, sự liên quan mật thiết giữa các tác phẩm thơ Nơm Đường luật với hồn cảnh xã hội đương thời. Nhiều em có khả năng cảm thụ tương đối tốt đối với nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Nhìn chung đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn vững vàng, hầu hết đều đạt trình độ chuẩn. Các thầy cô đều là giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và yêu nghề. Giáo viên đều ý thức được vị trí vai trị của thơ Nơm Đường luật, đồng thời hiểu được những khó khăn của học sinh khi học các tác phẩm văn
học này. Không những vậy, các giáo viên đều được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, nhiều giáo viên không ngừng tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin... thu hút hứng thú học của học sinh. - Các trường, tổ, nhóm bộ mơn thường xun tổ chức các chuyên đề, hội giảng (những bài thơ Nơm Đường luật có số tiết giảng dạy trùng với dịp 20-11) nên giáo viên có cơ hội đầu tư, tìm hiểu sâu hơn các bài thơ Nôm Đường luật. Thơng qua dự giờ, góp ý, giáo viên học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm cho giờ dạy của mình.
- Gần đây có rất nhiều sách tham khảo trên thị trường giúp giáo viên, học sinh có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài để dạy và học các bài thơ Nôm Đường luật được tốt hơn.
* Hạn chế:
- Đa số giáo viên đều cho rằng các bài thơ Nôm Đường luật đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10 là chưa phù hợp vì ở độ tuổi này các em khó có thể hiểu hết giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ do tầm hiểu biết văn học sử chưa đủ và tầm nhận thức, cảm thụ còn hạn chế.
- Cũng nhiều học sinh khơng thích học văn học Trung đại trong đó có thơ Nơm Đường luật vì đây là phần văn khơ và khó. Các em soạn bài rất sơ sài, nhiều em chép trong các loại sách học tốt mà không hiểu nội dung. Các em hầu hết chỉ nắm được nội dung cơ bản của ba bài thông qua phần ghi nhớ chữ chưa nhận thức được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa có kiến thức về thể