Kiến nghị với Maritimebank

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 86 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với Maritimebank

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng trên thị trường, ngân hàng cần tập trung cho các đối tượng khách hàng chiến lược sau:

 Chiến lược ngành hàng

Việc cấp tín dụng của Maritimebank cho các DNNVV trong thời gian qua chỉ tập trung vào những khách hàng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụở những thành phố lớn. Điều này sẽ làm giảm dư nợ cho vay của ngân hàng, giảm quy mô cho vay cũng như thịtrường khách hàng của ngân hàng. Maritimebank cũng cần xem xét đến các ngành hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp then chốt và quan trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:

- Các ngành công nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, các ngành công thương nghiệp nhập khẩu tư liệu sản xuất và dược phẩm y tế.

- Các ngành công nghiệp năng lượng, điện tử viễn thông.

- Các ngành công nghiệp, dịch vụởkhu đô thị mang tính chất độc quyền mà ít bị cạnh tranh.

- Hạn chế khoản đầu tư có mục đích kinh doanh, đầu cơ bất động sản, các ngành có xu hướng bão hịa, kém cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.

 Chiến lược khách hàng

- Hiện nay, Maritimebank chưa có định hướng cụ thểtrong cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn để hình thành tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, Maritimebank cần có kế hoạch triển khai ngay, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều DNNVV muốn mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời sẽ mang lại thu nhập cao hơn khi sử dụng vốn trung dài hạn cho vay khách hàng DNNVV.

- Điều kiện cấp tín dụng khơng phân biệt đối với các khách hàng có hình thức sở hữu khác nhau. Chi nhánh thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng để chọn lọc khách hàng tốt, hạn chế phát triển khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng thấp (rủi ro tín dụng cao) hoặc không phù hợp định hướng chiến lược của ngân hàng.

 Chiến lược thịtrường

- Maritimebank ln có điều tra tổng thể để có thể cụ thể hóa những yếu tốcơ bản như: giới hạn cho vay đối với những ngành nghề khác nhau, quy mô, địa bàn đầu tư, danh mục đầu tư….. Để từđó có thể định hướng được hoạt động kinh doanh và hạn chếđược rủi ro ngân hàng.

- Trong q trình cấp tín dụng, ngân hàng phải căn cứ vào các điều kiện cấp tín dụng theo các quy định hiện hành nhưng phải quán triệt quan điểm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng tín dụng trong các điều kiện cấp tín dụng.

- Việc thẩm định và quyết đinh cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở phân tích tình hình khách hàng một cách tồn diện (về tính pháp lý, nhân thân lai lịch khách

hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản đảm bảo và các điều kiện khác) chứ không chỉ dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng để cấp tín dụng.

- Muốn thu hút được nhiều khách hàng đến quan hệ vay vốn với mình thì một vấn đề quan trọng là chi nhánh không được thỏa mãn với các hình thức cấp tín dụng hiện có mà mình đang áp dụng. Hiện nay Maritimebank chỉ chủ yếu cho vay có tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản cao mà ít quan tâm tới hình thức khác. Vì vậy cần thiết phải tìm kiếm các hình thức tín dụng mới để áp dụng thuận tiện đối với đặc điểm của các DNNVV ngoài các hình thức cấp tín dụng chủ yếu mà ngân hàng đang thực hiện như:

- Cho vay chiết khấu: việc mua bán chịu và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các DNNVV là phổ biến. Việc sử dụng hình thức tín dụng chiết khấu thương phiếu có ưu điểm nổi bật như: khả năng xảy ra rủi ro đối với hình thức tín dụng này là nhỏ nhất so với các hình thức tín dụng khác. Khi cần vốn ngân hàng có thể xin tái chiết khấu các thương phiếu, chứng từ có giá tại NHNN để bổ sung nguồn vốn thanh toán, nguồn vốn kinh doanh….

- Trong thời gian tới ngân hàng cần nhanh chóng nghiên cứu xây dựng quy trình cho vay chiết khấu thương phiếu, hối phiếu, các giấy tờ có giá khác.

Khách hàng mục tiêu của Maritimebank là DNNVV nhưng chính sách tín dụng của Maritimebank lại có phần phân biệt đối xử giữa các DNNVV thuộc khối quốc doanh và các DNNVV ngoài quốc doanh, biểu hiện là dư nợ DNNVV thuộc khu vực nhà nước rất ít chỉ chiếm từ 10%-20%. Mặc dù các doanh nghiệp này có sự bảo trợ của nhà nước nhưng không hẳn doanh nghiệp nào làm ăn cũng không tốt, các doanh nghiệp này lại thường kinh doanh những ngành nghề then chốt nên ngày càng phát triển. Vì vậy, Maritimebank nên xây dựng cho mình một chính sách cho vay phù hợp với đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp để khai thác tối đa thị thường, tăng dư nợ cho vay, tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Quan điểm tín dụng của Maritimebank theo “quan điểm tín dụng bảo thủ” tức là Maritimebank tuân thủ mọi quy trình quy chế cho vay của NHNN và của Maritimebank ban hành, hạn chế quyền phán quyết cho vay của cá nhân chủ yếu xét duyệt thơng qua ban tín dụng và hội đồng tín dụng. Điều này có mặt tích cực là giúp ngân hàng giảm thiểu đáng kể rủi ro. Theo đó hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ phải đi trình tự từ phòng này sang phòng khác (Phòng QHKH, Phòng QLRR, Phòng QTTD), thủ tục vay sẽ rất lâu, phức tạp, thời gian xử lý hồ sơ để giải ngân cho khách hàng sẽ rất lâu. Quyền phán quyết cho vay so với các ngân hàng khác là hơi khắt khe. Như thế với khách hàng có thể dẫn đến chậm tiến độ thi cơng, hoặc cũng có thể mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng. Để nâng cao uy tín của mình là ngân hàng hướng về DNNVV thì Maritimebank nên nghiên cứu chính sách đơn giản hóa quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tránh không để khách hàng phải đi lại nhiều tạo điều kiện khách hàng được tiếp cân vốn nhanh nhất.

Maritimebank cũng nên xây dựng cho mình một hệ thống thơng tin đa dạng thơng suốt trong tồn hệ thống. Hiện nay việc thu thập thông tin về khách hàng để phục vụ cho vay (Maritimebank chỉ có kênh thơng tin từ NHNN và do tự Maritimebank lưu trữ) như thế khơng cập nhập nhanh chóng được về thơng tin của khách hàng. Do đo Maritimebank nên liên kết với các ngân hàng khác để làm tốt hơn điều này. Hiện nay các ngân hàng khác cịn thu thập thơng tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng cơngthương Việt Nam (TPR).

Đội ngũ cán bộ nhân việc của Maritimebank là cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, Maritimebank nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tín dụng.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế toàn cầu đang được thực hiện ngày càng sâu rộng trên toàn thế giới cũng như trong nước, để chủ động hội nhập và phát triển đòi hỏi các NHTM phải chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của mình. Muốn vậy, một trong những việc làm cần thiết là phải thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cho vay để đáp ứng và xử lý kịp thời các vấn đề trong suốt quá trình phát triển hoạt động của mình nhằm mang lại lợi ích cao nhất trong kinh doanh cho bản thân ngân hàng, khách hàng cũng như toàn xã hội, sao cho đảm bảo an toàn và ngày càng hiệu quả hơn.

Với định hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì sự tồn tại và phát triển của các DNNVV là một tất yếu khách quan. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay với DNNVV là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng và ngày càng khẳng định vị thế của NHTM cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trên địa bàn thủ đô, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp và toàn xã hội. Nâng cao chất lượng cho vay với DNNVV cũng là q trình lâu dài và rất khó khăn, địi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ trong cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngành ngân hàng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, để đảm bảo cho cơng tác tín dụng với các DNNVV được thông suốt, hiệu quả hơn và chất lượng ngày càng cao hơn.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV. Trên cơ sở lý luận chung đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay đối với DNNVV tại Maritimebank Bắc Ninh, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong chất lượng hoạt động cho vay đối với các DNNVV. Luận văn cũng đã đề xuất kịp thời các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNVV tại Maritimebank Bắc Ninh. Đây là những giải pháp có tính khả thi,

phù hợp với thực tiễn họat động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Maritimebank Bắc Ninh. Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn đưa ra một số đề nghị đối với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đến các DNNVV để từ đó góp phần giúp Maritimebank Bắc Ninh nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay với các DNNVV cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển ngày càng bền vững.

Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Lê Thị Kim Nhung và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên Maritimebank Bắc Ninh, và sự cố gắng nỗ lực của bản thân đã giúp tơi hồnh thành luận văn này.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu của bản thân, với hiểu biết cịn giới hạn, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế và thiết sót. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy giáo hướng dẫn, các thầy, cô trong Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Mai Anh (2018), “Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Agribank –CN Đống Đa”, Đại học ThươngMại.

2. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2008), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Dương Hữu Hạnh (2012), “Nghiêp vụ Ngân hàng thương mại trong nền

kinh tế toàn cầu”, Nhà xuất bản Lao động.

4. Nguyễn Thị Hải (2016), “Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại BIDV –CN Thăng Long”, Đại học kinh tế Quốc Dân.

5. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Thống Kê.

6. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (2010), “Giáo trình quản trị tác nghiệp

ngân hàng thươngmại”, Nhà xuất bản Thống Kê.

7. Phạm Thùy Linh (2017), “Hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừa tại Vietinbank – CN 3”, Đại học Thương Mại.

8. Nguyễn Thị Nga (2016), “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại Maritimebank CN Thăng Long”, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2014), “Cẩm nang sản phầm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp”.

10. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (2016, 2017, 2018), “Báo cáo tổng kết, Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo điều hành năm 2016, 2017, 2018”.

11. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII (2010), “Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010”.

12. Website tham khảo:

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1&_page=1&mode=detail&document_id=193166

https://text.123doc.org/documen; http://luanvan.co/luan-van http://www.Maritimebank.com.vn/Pages/default.aspx

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hiệu quả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)