PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. Những cơng trình nghiên cứu về nhân giống, biện pháp kỹ thuật và sâu bệnh
2.5.1 Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa la nở Việt Nam
* Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt
Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ phấn xảy ra nhờ con nguời hoặc nhân tạo bởi con người, nhân giống bằng hạt không phải là mới mẻ song do hạt lan rất khó nảy mầm nên phương pháp này cũng không được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật của Đà Lạt đã bắt đầu thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những cây bố mẹ mang các đặc tính ưu việt, nhóm phong lan được chọn là các cây trong chi Renanthera và Vanda, đã đáp ứng được một phần nào các yêu cầu ngày càng đa dạng về mặt sưu tập và từng bước tạo tiền đề cho việc khai thác kinh tế hoa lan cắt cành.
* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết
Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống là không cao. Việt chương - Nguyễn Việt Thái (2002) [5] cho rằng bất kể tháng nào trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng, tuy nhiên thời điểm tốt nhất cho việc tách là đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát triển, đối với lan đơn thân kinh nghiệm cho thấy phần ngọn được tách ra trồng mau ra hoa hơn là các lan đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) [18] phương pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các lồi lan đa thân, trừ một số giống như Cymbidium, Phaius… có thể dùng 2 giả hành duy nhất, đối với các loài,
Dendrobium khỏe như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar Latil… có
thể cắt cây con để nhân giống khi giả thành cây con trưởng thành, nếu cắt quá non sẽ cho kết quả khơng tốt, cịn đối với các loài Dendrobium yếu hơn như
Dendrobium Jacqueline Thomas, Dendrobium Theodore Takiguchi… Ta có thể đợi
cây con mọc thêm một giả hành mới thì nhân gống đảm bảo hơn.
* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào
Cơng nghệ invitro, trong thời gian ngắn có thể sản xuất một số lượng các giống khỏe, đồng đều và sạch bệnh và trường Đại học Nông Nghiệp I là một trong những cơ sở chính nghiên cứu về ni cấy mơ nói chung, theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005) [25], Dương Ngọc Bích Quyên, (2002) [23] cây lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao, mơi trường chính cho ni cấy lan là mơi trường Knudson C, cùng với Trường Đại học Nông Nghiệp I, Trung tâm hoa cây cảnh kết hợp với Bộ môn nuôi cấy tế bào của Viện Di truyền Nông Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi và từ đây đã đưa ra quy trình nhân giống lan Hồ Điệp bằng nuôi cấy mơ tế bào , ngồi ra mơi trường ni cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả nă ng hình thành protocorm và phơi soma trên một số lan Onicium (Phan Thị Tuyết Hằng, 2005) [7], (Huan L.V.T., Tanaka. 2004) [31].
Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự (2007) [27] cho rằng: ngày nay, việc nhân giống lan bằng hạt trong mơi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phịng thí nghiệm Việt Nam với các ưu điểm sau: thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân giống cao, giá thành hạ...