PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. Những cơng trình nghiên cứu về nhân giống, biện pháp kỹ thuật và sâu bệnh
2.5.2. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lan
Nguyễn Xuân Linh (1998) [15] cho rằng nên tưới phân cho lan vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều mát và khơng nên tưới vào buổi trưa, bình thường tưới một tuần 1 lần, nếu thời tiết mát mẻ thì nên tưới 10 – 15 ngày/lần, ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối cịn đọng lại trên lan.
Nguyễn Công Nghiệp (2000) [18] đã kết luận: mùa tăng trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK loại: 30:10:10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao loại 10:10:20 hoặc 6:30:30, trước khi cây bước vào mùa nghỉ phải dùng loại phân có nồng độ Kali cao để tăng sức chịu đựng như: 10:20:30, theo (Trần Văn Huân – Văn Tích Lượm, 2002) [13] khơng nên dùng nồng độ phân bón q 1g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thối hóa. Theo Việt Chương - Nguyễn Việt Thái (2002) [5], bón phân hỗn hợp.
NPK: 30:10:10 thúc đẩy tăng trưởng và ra lá NPK: 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa hiệu quả NPK: 10:10:20 thúc đẩy ra rễ tốt
NPK: 10:20:30 tăng sức chịu đựng và đề kháng
Ngày nay việc nuôi trồng phong lan đã đi vào sản xuất cơng nghiệp do đó đã có rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây. Trong đó có 3 nguyên tốt chủ đạo là N, P, K và một số nguyên tố vi lượng bổ sung, phong lan sau khi đưa ra khỏi chai mô sẽ phát triển qua 4 giai đoạn và có 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau.
- Dưới 3 tháng tuổi: 3g đạm + 10 lít nước, tưới 1 tuần 1 lần - 3 tháng tuổi: Dùng 5g đạm + 10 lít nước, 10 ngày tưới 1 lần - 4 đến 16 tháng tuổi: NPK, 3:1:1, tưới 15 ngày 1 lần
- 10 – 16 tháng tuổi: NPK, 2:2:2, pha 6g N + 6g P + 6g K trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần.
- 16 tháng tuổi trở lên cho đến khi ra hoa dùng phân NPK: 1:2:3 cụ thể pha 5g N + 10g P + 15g K trong 10 lít nước, 15 ngày phun 1 lần sẽ cho hiệu quả cao.
Bên cạnh những nghiên cứu về phân bón cho lan các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác như chọn giá thể, tưới nước, làm giàn che, lắp đặt hệ thống thơng gió… Bùi Thị Thu Hiền (1998) [8] cho rằng tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con là rất quan trọng, tưới phải nhẹ nhàng bằng vòi phun sương và tưới thường xuyên 3 – 4 lần/ngày nếu q khơ. Hồng Thị Loan (2006) [16] khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan Đai Trâu đã đi đến kết luận “Giá thể than hoa kết hợp với rong biển thích hợp nhất cho bộ sinh trưởng của lan Đai Châu nhập nội từ Thái Lan”.