PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. Những cơng trình nghiên cứu về nhân giống, biện pháp kỹ thuật và sâu bệnh
2.5.3. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại
Hiện nay sự lo lắng nhất của các nhà vườn trồng lan là sâu và bệnh, trong thực tế cho thấy các loại côn trùng chỉ làm cho cây chậm phát triển chứ ít khi lan thành dịch nhưng ngược lại các loại bệnh có thể gây ra cái chết hàng loạt và dễ thành dịch, vì vậy việc phịng ngừa là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà vườn trồng lan.
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2006) [19] bệnh hại chủ yếu là thối đọt, khô căn hành, bệnh đốm lá, thối nhũng… Để phòng và trị các loại này ta nên dùng các loại thuốc sát khuẩn có gốc đồng: Oxiclorua nồng độ 0,5 – 1%, Booc Đô… cũng theo tác giả trên lan thường có một số cơn trùng: kiến, gián, rệp, sâu, bọ trĩ… dùng Bassa, Malathion để phịng trừ.
Tóm lại, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực trồng và chăm sóc hoa lan, nhiều cơng trình đã được đưa vào thực tiễn và đang áp dụng rộng rãi cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để cây hoa lan phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh được các giống lan của các nước Thái Lan, Đài Loan. Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về kỹ thuật nhân giống, các biện pháp chăm sóc… Từ đó đưa ra quy trình cụ thể cho từng lồi lan ở từng điều kiện tương.
* Các loại sâu hại trên cây lan. a, Nhện đỏ
Lồi nhện đỏ (Tetranychus sp) có cơ thể rất nhỏ, nếu khơng thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Nhện đỏ có hình bầu dục, có 8 chân, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng. Khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.
Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, rồi rụng lá, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều.
b, Ốc sên.
Ốc sên (Achatina sp) ăn thực vật mà món khối khẩu của chúng là các đọt lá non. Đối với các chậu phong lan Dendrobium chúng thường chui trốn trong rễ chậu phong lan đợi chiều tối bò ra ăn lá và các giả hành làm cho cây bị hư lá và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng.
c, Muỗi hại bông.
Muỗi (Contarinia maculipennis) hại những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa.
Muỗi hại bông gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi, từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành. Khi tách nụ hoa tìm thấy bên trong một số con giịi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giịi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi.
d, Bọ trĩ
Đây là một loại sinh vật ăn tạp thường ký sinh trên nhiều loài vật chủ khác nhau và số lượng vật chủ này có thể lên tới 350 lồi. Trong những năm vừa qua căn bệnh này phát triển khá rầm rộ và dẫn đến thiệt hại cho nông dân vơ cùng lớn.
Bọ trĩ có kích thước nhỏ, nếu đã trưởng thành chúng dài khoảng 1.2mm đến 1.4 mm, thân màu vàng nhạt đến nâu sậm, chúng ẩn nấp khá kỹ vì vậy thời kỳ đầu người nơng dân khơng dễ phát hiện ra chúng, nơi mà bọ trĩ tập trung gây hại nhiều nhất trên cây chính cụm hoa, bơng hoa và phiến lá.
Sử dụng chiếc vòi hút nhựa trên phiến lá dẫn đến các mặt lá xuất hiện nhiều chấm trắng nhỏ hoặc vết trắng xám gây hại đến sự sinh trưởng của hoa, làm chúng khơng cịn đẹp như thường. Một số biểu hiện hoa mắc bệnh này là màu hoa nhạt, bị biến dạng hoặc có thể cây khơng ra hoa được.
Bọ trĩ có khả năng sinh trưởng trong một năm khá cao, có thể lên 8 đến 10 thế hệ. Con trưởng thành hoặc ấu trùng thường trốn ở phần nách lá hoặc kẽ đất để trú đông. Thời điểm tháng 3 bọ trĩ bắt đầu hoạt động và sang tháng 5 là lúc chúng hoạt động mạnh nhất kéo dài cho đến cuối mùa thu. Có một đặc điểm quan trọng là bọ trĩ trưởng thành rất sợ ánh sáng, ban ngày khi có ánh nắng mặt trời thì bọ trĩ sẽ ẩn nấp và đến bạn đêm chúng mới bắt đầu hoạt động. Vào mùa hè bọ trĩ cái sẽ sinh sản một mình, cịn mùa đơng mới bắt đầu sinh sản lưỡng tính.
* Các loại bệnh gây hại trên cây lan. a, Bệnh khô đầu lá.
Bệnh thường gặp trên các giống lan: Dendrobium, Mokara, Cattleya, Oncidium. Nấm tấn cơng ở chóp lá và làm cho lá bị khơ từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá . Khi bệnh nặng làm lá khô, dễ bị rách.
b, Bệnh thối nhũn.
Bệnh này thường gây hại trên nhiều loại lan nhất là các dòng lan: Dendrobium, Mokara. Oncidium...
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương tạo nên vết thối ướt với mùi hơi khó chịu. Ban đầu vết thối nhỏ có màu vàng nâu, bệnh nặng vết thối lan nhanh trong lá và gây rụng lá. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn dựa vào nước mưa và nước tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây khác.
c, Bệnh đốm lá
Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium, Mokara...
Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm lá là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả sang màu vàng, đồng thời mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3-4 đốm vàng lớn, đường kính 1-3 cm, khoảng 10-15 ngày sau thì xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá.
Lúc bắt đầu phát sinh ta thấy xuất hiện các chấm màu vàng ở trên và mặt dưới của lá. Chấm này sẽ lan rộng ra: Nếu gặp độ ẩm cao, mưa nhiều các bào tử sẽ bám dưới lá làm cho chúng có màu nâu hay đen.