Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu

Một phần của tài liệu nghien cuu gia tri dinh duong cua 1 so loai thuc an trong chan nuoi ga sao giai doan sinh truong o dbscl (Trang 38 - 44)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị

2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu

Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng

2.2.1 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly. Các loại phụ phẩm này có số lượng rất lớn và phổ biến tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Động vật thí nghiệm là gà Sao giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng trung bình các lơ thí nghiệm là 437 g/con.

2.2.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái, lợp tơn, có lắp đặt hệ thống quạt để tạo độ thơng thống tốt. Các chuồng lồng biến dưỡng được làm bằng khung sắt, sàn chuồng và vách bằng lưới kẽm. Kích thước mỗi ngăn lồng biến dưỡng: 40 x 60 x 50 cm. Dưới đáy mỗi ngăn lồng có đặt khay inox để hứng chất thải. Máng ăn và máng uống được đặt ngoài chuồng lồng để tiện lợi việc cho ăn uống.

2.2.3 Thức ăn thí nghiệm

Các nguyên liệu của khẩu phần cơ sở và 5 loại thức ăn thí nghiệm (bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, cám gạo và cám trích ly) được mua cùng một lúc với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Các nguyên liệu sau khi đem về phịng thí nghiệm được sấy khơ ở 550C, sau đó nghiền mịn qua máy nghiền với đường

kính lỗ sàng Ø 0,5 mm. Mẫu thức ăn được trộn đều trước khi đem phân tích thành phần hố học.

2.2.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 60 con gà Sao ở giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi, gà thí nghiệm có khối lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 30 ngăn lồng trao đổi chất có khay hứng phân riêng biệt, tỷ lệ trống/mái ở mỗi ngăn lồng là 1/1. Thí nghiệm được thiết kế với 6 khẩu phần, trong đó một khẩu phần cơ sở (KPCS) và 5 khẩu phần chứa 5 loại thức ăn thí nghiệm khác nhau chứa bột phụ phẩm cá tra, bã bia, cám gạo, tấm gạo và cám trích ly. Mỗi khẩu phần được tiến hành trên 10 con gà Sao được bố trí vào 5 ngăn lồng trao đổi chất với 5 lần lặp lại. Các thơng số cơ bản của bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Các thơng số cơ bản của bố trí thí nghiệm

Chỉ số KPCS KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL

Số lượng gà (con) 10 10 10 10 10 10 Số gà/ô (con) 2 2 2 2 2 2 Tỷ lệ trống/mái 1 1 1 1 1 1 Số lần lặp lại 5 5 5 5 5 5 Số lồng trao đổi chất 5 5 5 5 5 5 KL gà khi bắt đầu thí nghiệm (g/con) 435 ± 0,41 ± 0,20433,4 ±0,18436 ± 0,09438,9 ± 0,10440,9 ± 0,41439,7 Chế độ cho ăn Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do Tự do

Chất chỉ thị AIA AIA AIA AIA AIA AIA

(Ghi chú: KPCS: khẩu phần cơ sở; KPCT: khẩu phần cá tra; KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: khẩu phần cám gạo; KPTAM: khẩu phần tấm gạo; KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly; AIA (Acid Insoluble Ashes): khoáng không tan trong HCl 4N)

Khẩu phần thí nghiệm

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần để xác định giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm theo phương pháp hiệu trừ (sai khác). Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở được trình bày ở bảng 2.4. Các khẩu phần thí

nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20 - 40% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Cơng thức các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.5. Khống khơng tan trong HCl 4N (AIA) là chất chỉ thị. Để tăng lượng AIA trong thức ăn, các khẩu phần được bổ sung Celite (celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) với tỷ lệ 1,5 %.

Bảng 2.4: Thành phần nguyên liệu thức ăn của khẩu phần cơ sở

TT Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%) TT Thành phần nguyên liệu Tỷ lệ (%)

1 Cám gạo 9,00 6 Premix vitamin* 0,20

2 Bột ngô 55,3 7 Premix khoáng** 0,25

3 Bột phụ phẩm cá tra 10,0 8 Bột CaCO3 0,74

4 Bột sắn 4,00 9 Methionine 0,03

5 Khô dầu đậu nành 20,0 10 DCP 0,51

* Bio-pharmachemie (Bio-ADE+B.complex premix), 1kg chứa: 3.100.000 UI vitamine A, 1.100.000 UI vitamine D3, 300 UI vitamine E, 320 mg B1, 140 mg B2 1.000 mg niacinamide, 600 mg B6, 1.200 mcg B12, 1.000 mg vitamine C, 130 mg acid folic.

** Bio-pharmachemie (Bio-chicken minerals), 1 kg chứa: 10.800 mg Mn, 2.160 mg Fe, 7.200 mg Zn, 1.260 mg Cu, 144 mg iodine, 21,6 mg Co, 14,4 mg Se, 40 mg acid folic, 4.800 mcg biotin, 20.000 mg choline chloride.

Bảng 2.5: Khẩu phần thí nghiệm

Thức ăn, % Khẩu phần

KPCT KPBB KPCAM KPTAM KPCAMTL

Khẩu phần cơ sở 80 80 60 60 60

Phụ phẩm bột cá tra 20 - - - -

Bã bia - 20 - - -

Cám gạo - - 40 - -

Tấm gạo - - - 40 -

Cám gạo trích ly - - - - 40

KPCT: khẩu phần cá tra, KPBB: khẩu phần bã bia; KPCAM: phẩu phần cám gạo, KPTAM: khẩu phần tấm gạo, KPCAMTL: khẩu phần cám trích ly

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Tất cả các loại nguyên liệu thức ăn được chuẩn bị đầy đủ một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm và được trợn đều trước khi phối hợp khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được trộn đều với nước theo tỷ lệ 2:1, sau đó thức ăn được ép viên. Viên thức ăn được làm nhỏ với kích thước khoảng 2 - 3 mm và được trải đều trên các khay. Thức ăn viên được sấy ở nhiệt độ 600C trong khoảng 24 giờ. Trong quá trình sấy thức ăn được đảo đều cho đến khi thức ăn khô hẳn, đảm bảo độ ẩm trong thức ăn viên <12%. Thức ăn được bảo quản ở nơi thoáng mát, đợi đến khi tiến hành thí nghiệm sẽ sử dụng. Thức ăn thí nghiệm được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Kết quả phân tích thành phần hố học của khẩu phần cơ sở và các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng và giá trị năng lượng của các khẩu phần thí

nghiệm (tính theo DM)

Khẩu phần DM (%) (%)CP (%)EE (%)CF Ash(%) (kcal/kg)GE AIA(%)

KPCS 92,2 22,2 4,06 3,80 8,24 4397 2,20 KPCT 93,4 30,0 5,85 3,42 11,3 4457 1,97 KPBB 93,1 23,4 3,85 5,94 7,59 4549 2,20 KPCAM 92,9 18,9 9,59 4,65 9,28 4660 2,49 KPTAM 92,6 17,3 1,43 2,50 5,90 4296 1,94 KPCAMTL 91,8 20,1 2,29 5,53 9,88 4317 2,32

2.2.5 Thu mẫu và phân tích hóa học

Các thực liệu thức ăn của khẩu phần được phân tích vật chất khô (DM), protein tổng số (CP), lipid tổng số (EE), xơ thô tổng số (CF), khoáng tổng số (Ash) và năng lượng tổng số (GE). Khẩu phần cơ sở (KPCS) và các khẩu phần thí nghiệm được phân tích DM, CP, EE, CF, Ash, GE và AIA. Mẫu chất thải được phân tích DM, GE và AIA.

Lấy mẫu phân tích được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu trung bình theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325 - 86. DM được xác định theo phương pháp sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi theo TCVN 4326 - 86. Protein thơ được tính tốn trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex - 2200 (Foss Tecator) theo TCVN - 4328 - 2001, AOAC 984.13. EE được xác định dựa vào khả năng hòa tan của các chất béo trong dung môi hữu cơ theo TCVN - 4331 - 2001, AOAC 920.39 theo phương pháp chiết Soclex trực tiếp trên thiết bị phân tích Soctex 2050 (Foss Tecator).

Năng lượng tổng số được xác định bằng hệ thống bomb calorimeter bán tự động (Parr 6300). Xơ thô được xác định trên cơ sở tách bỏ tinh bột, đường, protein, dầu, mỡ theo phương pháp Weende (TCVN 4329-93, AOAC.978.10) trên máy Fibertec1020 (Foss Tecator). Hàm lượng AIA theo phương pháp được mô tả bởi Vogmann và cs. (1975) [121].

2.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

* Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ

- Xác định lượng nitơ tích lũy từ thức ăn được tính tốn theo cơng thức của Lammers và cs. (2008) [91] như sau:

Nr = (Nd – Ne x AIAd/AIAe) x 1000/100

Trong đó:

Nr: Lượng nitơ tích lũy (g/kg)

Nd: Hàm lượng nitơ trong khẩu phần (%DM) Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%DM)

AIAd: Hàm lượng khống khơng tan trong acid trong khẩu phần (%DM) AIAe: Hàm lượng khống khơng tan trong acid trong chất thải (%DM) - Giá trị năng lượng trao đổi (ME) của các khẩu phần được tính theo cơng thức của Scott và Hall (1998) [124] như sau:

MEd = GEd - GEe × AIAd/AIAe

Trong đó:

MEd: năng lượng trao đổi của khẩu phần (kcal/kg) GEd: năng lượng tổng số của khẩu phần (kcal/kg) GEe: năng lượng tổng số của chất thải (kcal/kg)

AIAd: hàm lượng khống khơng tan trong acid trong khẩu phần (%DM) AIAe: hàm lượng khống khơng tan trong acid trong chất thải (%DM) - Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần được tính từ giá trị năng lượng trao đổi (ME) và được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g theo công thức của Lammers và cs. (2008) [83] như sau:

MEN = ME – 8,22 x Nitơ tích lũy

Trong đó: 8,22 là năng lượng của acid uric (kcal/g)

- Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) [122] [22] theo cơng thức sau:

EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó:

EVta là giá trị MEN của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (kcal/kg DM);

EVtn và EVcs lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) của khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí nghiệm.

* Xác định tỷ lệ tiêu hóa tồn phần biểu kiến các chất dinh dưỡng trong khẩu phần

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến EE, chất hữu cơ (OM), dẫn xuất không nitơ (NfE) và CF trong một khẩu phần được tính theo cơng thức của Huang và cs. (2005) [71] như sau:

Một phần của tài liệu nghien cuu gia tri dinh duong cua 1 so loai thuc an trong chan nuoi ga sao giai doan sinh truong o dbscl (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w