D = ( 1 [(I x AF)/(IF x A)]) x
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn
Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn
Chỉ số
Giống gà thí nghiệm Lương
Phượng Cobb 500 Sao
SE/PME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004 ME (kcal/kg DM) 3076,4a 3184,8b 3349,2c 15,7/0,004 Nitơ tích lũy (g/kg DM) 12,04a 14,78b 17,33c 0,56/0,001 MEN (kcal/kg DM) 2977,5a 3063,3b 3206,7c 12,8/0,002 MEN (kcal/kg NT) 2747,9a 2827,1b 2959,5c 11,6/0,002 MEN (MJ/kg DM) 12,46a 12,82b 13,42c 0,06/0,003 MEN (MJ/kg NT) 11,50a 11,83b 12,38c 0,06/0,003
(NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P ≤ 0,05).
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống gà. Giá trị ME cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (3076,4 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai khác về giá trị ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống gà thí nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao (17,33 g/kg DM), và thấp nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ tích lũy giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là giống nhau giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất, điều này chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là
thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có thể là do gà Sao là loài động vật hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài nên sử dụng thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0,05) về giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định trên 3 giống gà khác nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb 500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5 và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai khác về giá trị MEN giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và gà Lương Phượng. Điều này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất tốt, sự chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà Sao từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước.
3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai