Phần Hai Tôi nên làm gì?

Một phần của tài liệu 5466-toi-la-ai---va-neu-vay-thi-bao-nhieu-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 58 - 64)

Tơi nên làm gì?

Paris

Cái lầm của Rousseau

Tha nhân có cần cho chúng ta khơng?

Trong một đ{i ph|t thanh m{ tơi thỉnh thoảng cộng tác có một bà già giữ cửa với vẻ mặt hốc hác. Bà nổi tiếng về th|i độ bất thân thiện của mình. Hẳn bà là một người rất cơ đơn. Thay vì tỏ ra vui vẻ và dễ tính, bà làm cho mọi người khó chịu vì c|i bướng bỉnh của b{. Nhưng mỗi khi thấy thằng con trai Oskar của tôi, b{ như đổi tính hồn tồn. Mắt bà long lanh, khuôn mặt rạng rỡ, ôm lấy Oskar hôn lấy hôn để. Xem ra khơng có gì có thể cản được niềm vui của bà khi nhìn thấy thằng bé. Khi chúng tơi từ giã ra về, hạnh phúc vẫn cịn tràn ngập con người bà.

Tôi không biết một chút gì về cuộc sống riêng tư của b{. Nhưng chắc chắn bà khơng có nhiều bạn bè. Hẳn bà phải cơ đơn lắm, dù có cơng ăn việc l{m. Người ta có thể đ|nh gi| l{ tình cảnh sống của bà hẳn nặng nề lắm, chẳng có gì vui. Nhưng tơi liên tưởng ngay tới một người, người duy nhất có một đ|nh gi| ho{n to{n ngược lại, đó l{ triết gia Jean Jacques Rousseau.

Rousseau là một đầu óc ngược đời hiếm có. Cậu sinh năm 1712 ở Genève (Thụy-sĩ), lúc nhỏ học nghề với một người thợ chạm khắc. Nhưng chẳng được bao lâu, cậu bỏ học đi lang thang. Cậu nhất mực muốn thành nhạc sĩ, nhưng ngặt chẳng biết chơi một nhạc cụ nào hết. Xuất phát từ những giấc mơ, cậu tạo ra một hệ thống nốt nhạc mới, mà rồi chẳng ai quan tâm gì tới cả. đ{nh bỏ, lang thang r{y đ}y mai đó, sống đa phần nhờ sự giúp đỡ của các phụ nữ. Là vì tuy dở hơi, nhưng cậu có một bộ mã với những lọn tóc đen v{ đơi mắt to màu xám trông rất bắt. Rousseau chẳng bao giờ ở một chỗ. Tại Paris, anh làm quen với những đầu óc khai sáng thời đó, nhưng cũng chẳng mặn mà gì với họ.

Vào một ng{y th|ng 10 năm 1749, lúc đó anh 37 tuổi, cuộc đời anh bỗng đổi hẳn, về sau anh kể lại, đó là ngày (giác) ngộ thật sự của mình. Biến cố „Illumination“ (ngộ) xẩy ra trên một con đường làng. Hơm đó nh{ phê bình }m nhạc lơng bơng đang đi từ Paris về l}u đ{i Vincennes nằm phía đơng nam Paris. Trong những năm n{y, to{ l}u đ{i biến thành nhà tù, giam giữ một số người rất nổi tiếng, chẳng hạn như b| tước Mirabeau, hầu tước de Sade và nhà khai sáng Diderot. Rousseau muốn tới thăm Diderot, vì anh có viết những bài ngắn cho cuốn từ điển bách khoa Encyclopédie của Diderot.

Trên đường tới Vincennes, không biết ở quãng nào, anh vớ được một số báo Mercure de France, tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở Paris lúc đó. Tờ b|o có đăng một câu hỏi có thưởng do Académie Dijon đặt ra: „Phải chăng việc tái tạo các khoa học và nghệ thuật sẽ giúp thanh tẩy các phong tục tập quán?“ Về sau, Rousseau tả lại phản ứng của mình trong một l| thư với giọng điệu sôi nổi v{ đầy vẻ truyền giáo. Rousseau chẳng phải là loại người khiêm tốn và dè dặt:

„Câu hỏi của Académie Dijon hiện ra trước mắt tơi, nó là cơ hội cho cuốn sách đầu tiên của tôi ra đời. Nó

khơi lên trong tơi một chuyển động giống như một soi sáng đột ngột. đùng một cái trí óc tơi sáng lên như được chiếu tỏa bởi hàng ngàn tia sáng; tôi bị tràn ngập bởi không biết bao nhiêu những tư tưởng đầy sức sống, mạnh mẽ và chống ngợp khiến tơi rơi vào một trạng thái rối loạn không thể tả. đầu tôi lâng lâng như đang say. Trống ngực đập đến nghẹt thở; tơi khơng cịn thở được nữa và nằm vật ra dưới một gốc cây bên đường. Suốt nửa tiếng đồng hồ tôi ở trong trạng thái ngây ngất, khi đứng được dậy thì áo vét đã ướt

đẫm nước mắt. Trời ơi, giá như hơm đó tơi đã có thể viết ra được một phần tư những gì đã đến với tơi dưới gốc cây, thì tơi đã có thể trình bày những mâu thuẫn của trật tự xã hội cách rõ ràng cụ thể biết

chừng nào, thì tơi đã có thể chứng minh việc con người mang bản chất tốt, nhưng chỉ vì ảnh hưởng xã hội mà nó đã trở nên xấu cách rõ ràng chắc chắn biết chừng nào. Trong tác phẩm chính của tơi, tơi chỉ ghi lại được đây đó một vài chân lí lớn đã đến với tơi trong vịng một khắc đồng hồ dưới gốc cây hơm đó, nhưng những tư tưởng ghi lại này khơng cịn uy lực như khi chúng đang tới. Bằng cách đó, tơi gần như cực chẳng đã và bất ngờ trở thành văn sĩ“.

Biến cố ngộ của Rousseau đ~ l{ một điều nổi tiếng. Câu trả lời bất ngờ của anh cho Viện Dijon lại càng nổi tiếng hơn, nội dung trả lời này chắc chắn ngược lại sự chờ đợi của người đặt ra câu hỏi. Câu trả lời của anh phù hợp hoàn toàn với tâm tính thích tranh cãi của anh. Anh trả lời ‚không’ cho c}u hỏi đưa ra với lập luận rằng, văn ho| v{ x~ hội không l{m con người tốt hơn, tr|i lại làm nó ra xấu hơn. „Chẳng cần minh chứng, cứ nhìn qua kinh nghiệm đau buồn hàng ngày cũng đủ biết là con người xấu;

nhưng tơi tin mình chứng minh được bản chất con người là tốt. Người ta có thể ca ngợi xã hội loài người chừng nào người ta muốn, nhưng cũng khơng vì thế mà chối cãi được rằng, xã hội đó nhất thiết đưa con người đến chỗ ghét bỏ nhau, một khi có sự va chạm quyền lợi của họ“.

Tập sách của Rousseau về ảnh hưởng xấu của văn minh trên con người đ~ g}y chấn động lớn. Anh thắng giải. Một sớm một chiều, Rousseau trở thành ngôi sao chói lọi. Cái gì làm cho anh nổi tiếng? Theo anh, „bản chất“ con người là hiền lành, hoà thuận và tốt. Nhưng nhìn đ}u người ta cũng thấy lừa đảo, chém giết và chết chóc. Như vậy câu hỏi đặt ra: Cái xấu do đ}u m{ đến? Câu trả lời của Rousseau thật khiêu khích. Anh coi con người, tự bản chất, khơng phải là lồi sống kết đo{n tập thể. Cũng như các loài thú khác, trong khung cảnh sống hợp với thiên nhiên, con người cũng khơng muốn tranh cãi nhau. Họ thích tr|nh đụng độ, và bên cạnh bản năng sinh tồn, họ có một tình cảm mạnh duy nhất kh|c, đó l{ lịng thương xót tha nh}n. Nhưng tiếc rằng con người khơng thể chỉ sống hiền lành và hoà thuận. Các ngoại cảnh, chẳng hạn như c|c thiên tai, buộc họ phải sống chung với nhau. Nhưng sống chung khiến con người đ}m ra cạnh tranh nhau. Họ trở thành nghi kị và ganh ghét lẫn nhau. Khi phải so đo với nhau, lịng u chính mình chuyển thành lịng ích kỉ qu| độ. Và các trực giác tự nhiên như „lòng yêu điều thiện“ bị vô hiệu.

Cuốn sách gây phẫn nộ. đa số c|c nh{ khai s|ng đều chia sẻ sự phê bình của Rousseau về xã hội phong kiến thời đó ở t}y phương. Giữa thế kỉ 18, trong khi tầng lớp quý tộc sống trong ăn chơi thừa thãi, những người nơng dân phải sống trong đói rét thiếu thốn. Nhưng chẳng có mấy ai đồng í với luận điểm cho rằng, văn ho| v{ x~ hội đ~ l{m cho con người trở nên xấu. C|c nh{ văn của thời Khai sáng thích nghệ thuật và lễ hội, và họ ca ngợi và yểm trợ sự tiến bộ của các khoa học. Chính khoa học sẽ l{ phương tiện giúp tầng lớp trung lưu th{nh thị giải phóng khỏi sự cai trị của quý tộc. Thay vì chống lại lối sống phong kiến dẫy đầy quanh mình, c|c nh{ khai s|ng mơ về một xã hội tri thức sẵn sàng cho những cuộc trao đổi luận bàn.

Rousseau mạnh mẽ và giận dữ biện minh cho mình. Ơng là một nh{ văn nhiều năng khiếu, và nhiều cuốn sách của ơng đã trở thành vơ cùng nổi tiếng. Ơng là triết gia được đề cập tới nhiều nhất trong tầng lớp học thức ở Âu châu thời đó. Dĩ nhiên ơng khơng thể tránh khỏi những phê bình. Tình hình càng lúc càng trở nên khó khăn, khiến ơng phải di chuyển khắp nơi trong ]u ch}u, nhưng vừa đến đ}u l{ tạo ngay ra những cuộc cãi vã ở đó. V{ ơng cũng chẳng phải là một người cha gia đình gương mẫu. Các con ơng lần lượt được đưa v{o viện mồ cơi và có lẽ đều đ~ chết ở đó. Trong những năm cuối đời, Rousseau trở nên ngược đời đến nỗi muốn lấy ngay chính cuộc sống của mình để chứng minh thuyết của mình. Ơng giam mình cơ độc trong l}u đ{i Ermenonville gần Paris chỉ để gom góp và xác định các lồi thảo mộc.

Phải chăng tất cả những điều khẳng định khi cịn sinh thời của ơng đều đúng? Con người tự bản chất là tốt? V{ con người có thể sống hạnh phúc mà chẳng cần tới tha nhân nào cả? Con người sống một mình có hạnh phúc hơn, hay họ có được hạnh phúc hơn nếu sống chung với người khác, câu hỏi này thực ra không phải là một câu hỏi triết học. Câu hỏi này thuộc Tâm lí học. Và từ l}u nó đ~ chẳng được quan tâm nghiên cứu. Chỉ vào thập niên 1970’ mới có một mơn học mới ra đời, đó l{ mơn „Nghiên cứu về cơ đơn“. Người lập ra nó l{ gi|o sư Robert Weiss, thuộc đại học Massachusetts ở Boston. Ông cho rằng, cô đơn l{ một trong những vấn nạn lớn nhất của xã hội, đặc biệt trong những thành phố lớn. Phải chăng những người không phải đụng chạm với tha nhân là những kẻ hạnh phúc?

Weiss tin chắc không phải như thế, và ông khẳng định, Rousseau đ~ ho{n to{n lầm. Những người cô đơn đau khổ, vì họ chẳng được ai hoặc được qu| ít người quan tâm tới mình. C|i đau khổ nhất nơi họ, là vì họ chẳng được ai thương cảm. Sự kiện n{y trước đ}y người ta đ~ biết và ai ai trong chúng ta cũng đều nghĩ như thế. Nhưng Weiss còn đưa ra một nhận xét còn gay cấn hơn nhiều: Bực tức hụt hẫng vì thiếu thương cảm của người khác trao cho mình là một; m{ đau khổ vì mình khơng thể

thương cảm được người khác lại l{ mười. Không được người khác yêu mến đ~ l{ khốn rồi, nhưng khơng có ai để cho mình u mến lại càng khốn nạn hơn! Gi|o sư Weis giải thích điều đó qua sự kiện nhiều ơng b{ gi{ cơ đơn cứ kè kè bên mình một con chó hay con mèo, v{ coi chúng như l{ đối tượng yêu thương thay thế cho người yêu của họ.

V{ chính điểm này khiến tôi nhớ lại bà già giữ cửa của chúng tôi. Bà hạnh phúc với đứa con của tơi, dù nó chẳng quan tâm gì tới bà hay chẳng yêu bà gì cả. Xem ra bà chỉ cần có thể vồn vã với nó, sờ được nó và vuốt ve nó với những lời khen l{ đủ. Yêu một người kh|c, hay để tâm tới một người khác, cũng là một cách gián tiếp tự làm cho mình một điều gì đó tốt đẹp. Thuyết hạnh phúc trong cơ độc một mình của Rousseau như vậy là sai từ căn bản.

Con người, như tất cả mọi lồi có vú khác khơng trừ ai, tự bản chất mang tính xã hội. Trong hơn 200 lồi khỉ, chẳng có lồi nào sống hồn tồn một mình. Dĩ nhiên có người này nhiều xã hội tính hơn người kh|c, nhưng ai ho{n to{n sống biệt lập, kẻ đó rõ r{ng mang t}m lí bệnh hoạn. Có thể là vì người đó bị hụt hẫng và thất vọng. Vì thế người đó khơng cịn h{nh xử như người „bình thường“ nữa. Những người bình thường đi tới với người khác, vì họ thích người khác (có khi thích nhiều có khi thích ít). Họ l{m như vậy, vì cái sở thích người kh|c đó l{m cho chính họ vui. Là vì một cuộc sống chỉ biết tù túng trong bốn v|ch tường, tất nhiên sẽ dẫn tới thui chột nhân cách. Nhiều người cơ độc có một c|i gì đó như bệnh sợ chỗ (ngồi) trong cuộc sống của họ. Họ co rút vào một thế giới rất hẹp, trở nên cứng đơ bất động và khơng cịn phản ứng thích hợp được với các ảnh hưởng từ bên ngồi. Vì thiếu khả năng so s|nh với những cảm nhận của kẻ khác, nên họ có nhiều xét đo|n sai về người khác và về chính họ.

Sẵn s{ng trao đổi với kẻ khác và lo lắng cho kẻ khác là lối thốt ra khỏi sự tự giới hạn của mình. Làm một c|i gì cho tha nh}n l{ điều quan trọng cho tâm linh mình. Chẳng hạn ai đi tìm một món qu{ đẹp và thấy ra được niềm vui của người nhận qu{, người đó đồng thời cũng đang tặng q cho chính mình. Niềm vui trao tặng cũng như niềm vui l{m điều tốt là một cái gì rất cũ. Nó bắt nguồn ngay từ cội rễ lo{i người. Nhưng do đ}u m{ có sự thích thú sống với người khác, từ đ}u nẩy sinh lòng sẵn s{ng giúp đỡ tha nhân và niềm vui l{m điều thiện? Có phải điều n{y cũng có nghĩa l{ con người tính bản thiện, như Rousseau nói? Phải chăng Rousseau có lí, ít nhất là ở điểm này?

Madison

Cây kiếm của người giết rồng.

Tại sao chúng ta giúp đỡ kẻ khác?

Cảnh tượng quá khó hiểu. Khi ba tay kia xuất hiện và tấn công Phao (Fawn), những đứa chung quanh đớ ra đứng nhìn. Tất cả khiếp sợ, bất động đứng yên. Ba tên đ|nh đập và cắn Phao. Phao là một cô bé yểu điệu, và ba tay kia có thân hình lớn trội hơn Phao nhiều. Nhưng đ~ không một ai nhảy vào can thiệp. Cuộc trấn đ|nh bất cân bằng và dữ dằn. Thỉnh thoảng ba tay tấn cơng hằm hằm nhìn về mẹ và chị của Phao. Còn Phao ho{n to{n rơi v{o hoảng loạn vì sợ. Sau một lúc, hết cịn thích đấm đ| nữa, bọn kia rút êm. Chúng để Phao nằm d{i trên đất. Em nằm đó, la hét một hồi lâu, rồi bất thần bật dậy bỏ chạy. Về sau người ta thấy em xuất hiện co ro ngồi đó, d|ng thẫn thờ thảm hại. Người chị bước lại gần bên, choàng tay lên vai em. Thấy Phao bất động chẳng phản ứng gì, chị kéo kéo giật giật nhè nhẹ như muốn đ|nh thức em, rồi lại ôm lấy em.

Cuối cùng hai chị em ôm nhau vuốt ve.

Cảnh tượng thê lương đó l{ chuyện có thật. Nó xẩy ra trong những năm 80’ tại Madison, bang Wisconsin, nhưng cảnh s|t đ~ không tới để lập biên bản, v{ b|o chí cũng chẳng đăng tải một lời. Chỉ có một người Hồ- lan, ơng Frans de Waal, l{ người chứng kiến, và về sau ông đ~ thuật lại câu truyện. De Waal là một nhà nghiên cứu động thái. Cuộc tấn công Phao xẩy ra trong „Trung t}m nghiên cứu quốc gia về c|c lo{i động vật có vú tại Wisconsin“, v{ Phao, gia đình em v{ mấy tay hung hãn kia tất cả đều thuộc giòng họ nhà khỉ mũi dẹt (Rhesusaffe).

Từ 30 năm nay de Waal nghiên cứu về khỉ. Thoạt tiên anh theo dõi c|c chú vượn trong sở thú tỉnh Arnheim và khám phá ra chúng có những động thái lạ. Vượn là lồi có rất nhiều tính xã hội. chúng sống bầy đ{n. điều này ng{y nay đứa trẻ n{o cũng biết, nhưng v{o thời de Waal bắt đầu nghiên cứu thì chưa mấy ai biết được sự kiện đó. Anh nhận thấy lo{i vượn biết đ|nh lừa, dối gạt và lừa đảo nhau. Nhưng chúng cũng tỏ ra dễ thương, quấn quýt nhau và có những tương giao x~ hội phức tạp với nhau. Cuốn sách anh viết về c|c cô chú vượn ở Arnheim mang tựa đề Wilde Diplomate (Các nhà ngoại giao hoang dã).

Nhưng không những chỉ con nh{ vượn, mà các loài khỉ kh|c cũng có những cảm gi|c như lòng thương cảm (Mitleid) hoặc sự quyến luyến (Zuneigung). Cô chị của Phao ôm ấp và vuốt ve em mình. Rõ ràng cơ cảm được sự đau khổ của em và muốn l{m c|i gì đó để an ủi em. Về mặt sinh học di tử, tuy vượn kh|c người vào khoảng 3%, nhưng chúng cũng có một c|i gì đó như khả năng cảm thông và như một thứ khả năng „đạo đức“. Nhưng những tình cảm này xuất phát từ đ}u v{ tại sao có chúng?

Một phần của tài liệu 5466-toi-la-ai---va-neu-vay-thi-bao-nhieu-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)