Hiện trạng phân bố rừng trên các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 33 - 34)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng rừng và đặc điểm các lưu vực nghiên cứu

3.1.1. Hiện trạng phân bố rừng trên các lưu vực nghiên cứu

Rừng có một vai trị to lớn đối với sự ổn định sinh thái của lưu vực nói chung và q trình thủy văn trên sườn dốc nói riêng. Rừng tự nhiên với cấu trúc phức tạp của mình có tác dụng chống xói mịn, hạn chế dịng chảy mặt, tạo điều kiện cho nước ngấm vào trong đất nhiều hơn, điều hòa dòng chảy giữa các mùa trong năm.

Tại các lưu vực nghiên cứu, tổng diện tích và độ che phủ của rừng trên các lưu vực là rất khác nhau. Diện tích các loại rừng trên các lưu vực nghiên cứu biến đổi từ 334 ha (Lâm Sơn) đến 93178 ha (Bình Tường), tương ứng với độ che phủ rừng biến động từ 6.36 % (Krông Buk) đến 70.89% (Đắk Nơng), trung bình 40.36%. Rừng trung bình và rừng nghèo chiếm diện tích nhiều nhất, độ che phủ biến động từ 0.0% (Krơng Buk) đến 47.5% (Đắk Nơng), trung bình 18.4%. Rừng giầu có tỷ lệ diện tích biến đổi rất khác nhau trên các lưu vực, từ 0 % (Krơng Buk, Gia Vịng, Vĩnh n và Đại Ngà) đến 33.5% (Sơn Diệm), trung bình 5.9%. Rừng phục hồi có độ che phủ biến động từ 0.3% (Krông Buk) đến 20% (Vĩnh n) và trung bình 8.8%. Ít nhất là rừng là kim và rừng khộp, chỉ có 3 lưu vực có loại rừng này (Sơng Lũy, Đại Ngà và Thanh Bình).

Một vài lưu vực có tỷ lệ rừng giầu và rừng trung bình lớn so với tổng số diện tích rừng (Sơn Diệm, Na Hừ) trong khi đó một số lưu vực khác thì tỷ lệ rừng trồng và rừng phục hồi chiếm tỷ lệ lớn (Lâm Sơn, Mù Cang Chải). Về trung bình, phần lớn rừng phân bố ở độ cao từ 500m đến 1000 m (khoảng 46%) và ở độ dốc từ 15 đến 25% (khoảng 36%). Rừng tự nhiên (rừng giầu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng phục hội) thường phân bố ở độ dốc lớn hơn 15%, trong khi rừng trồng lại phân bố ở những vùng có độ dốc nhỏ hơn 8%. Hình ảnh trực quan về độ che phủ và phân bố rừng tại một số lưu vực điển hình được thể hiện trên hình 3.1.

32

Hình 3.1: Phân bố rừng trên một số lưu vực điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)