Đặc điểm các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 34 - 36)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng rừng và đặc điểm các lưu vực nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm các lưu vực nghiên cứu

- Diện tích lưu vực: diện tích lưu vực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đặc điểm dịng chảy. Diện tích lưu vực to hay nhỏ sẽ ảnh tổng lượng nước mưa thu được là nhiều hay ít, khả năng chứa nước của lưu vực là lớn hay nhỏ, do đó diện tích lưu vực ảnh hưởng tới đặc điểm của dòng chảy, nhất là nguy cơ hình thành lũ, lụt. Những lưu vực được chọn để nghiên cứu có diện tích biến đổi rất khác nhau từ 3343 ha (Lâm Sơn) đến 163559 ha (Bình Tường).

- Chu vi lưu vực: là đường viền bao quanh lưu vực và nó phụ thuộc vào hình dạng của lưu vực. Chu vi của các lưu vực nghiên cứu biến động từ 57.31 km (Na Hừ) đến 295.3 km (Bình Tường) và trung bình là 132.7 km.

Lưu vực Sơn Diệm (FCqđ = 71.74% ) Lưu vực Ngòi Hút (FCqđ = 43.78%)

Lưu vực An Chỉ (FCqđ = 23.02% ) Chú giải: Rừng giầu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi Rừng trồng Đất trống, cây bụi, đồng cỏ

33

Hình 3.2: Hình ảnh về một vài lưu vực điển hình

- Chỉ số hình dạng: hình dạng của lưu vực là chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến q trình tích lũy và vận chuyển nước trong lưu vực. Chỉ số hình

Lưu vực Sơn Diệm: AE = 414.84 m; Docbq = 19.480 DT = 809.0 km2;

CV = 144.50 km; PRA = 1.43

Lưu vực Ngòi Hút: AE = 927.37 m; Docbq = 24.890 DT = 621.6 km2;

CV = 155.90 km; PRA = 1.76

Lưu vực Thượng Nhật: AE = 364.89 m; Docbq = 20.680; DT = 202.7 km2;

CV = 67.41 km; PRA = 1.34

Lưu vực Bình Tường: AE = 596.61 m; Docbq = 12.450; DT = 1636.0 km2;

CV = 295.30 km; PRA = 2.06

Lưu vực An Chỉ: AE = 338.46 m; Docbq = 16.290; DT = 766.5 km2;

CV = 178.10 km; PRA = 1.82

Lưu vực Thanh Sơn: AE = 315.29 m; Docbq = 17.670; DT = 1184.0 km2;

34

dạng của các lưu vực biến đổi từ 1.29 (tương đối tròn Na Hừ) đến 2.06 (lưu vực có hình dạng dài An Khê, Bình Tường).

- Độ chênh cao và độ chênh cao trung bình: độ chênh cao trung bình

của lưu vực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thế năng và động năng của giịng nước, qua đó ảnh hưởng đến tốc độ dịng chảy và nguy cơ hình thành lũ. Độ chênh cao trung bình của các lưu vực biến đổi từ 202.55m (Gia Vòng) đến 953.27 m (Na Hừ) và trung bình là 458.08m. Độ chênh cao biến đổi từ 212.55 m (Gia Vòng) đến 1558.05 m (Mù Cang Chải) và trung bình là 693.47 m.

- Độ dốc: cùng với độ cao, độ dốc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

sự vận động của dòng nước trong lưu vực. Đối với các lưu vực có độ chênh cao và độ dốc lớn thì thế năng và tốc độ của giòng nước cao, nên nguy cơ xảy ra lũ lụt cao hơn các lưu vực có độ chênh cao và độ dốc thấp, đặc biệt là ở những vùng có lượng mưa lớn, mưa tập trung. Độ dốc trung bình của các lưu vực biến động từ 2.890 (Krông Buk) đến 27.580 (Na Hừ) và trung bình 15.510.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)