Đặc điểm dòng chảy trong năm tại các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 44 - 46)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Chế độ mưa và đặc điểm dòng chảy của lưu vực

3.2.2.2. Đặc điểm dòng chảy trong năm tại các lưu vực nghiên cứu

Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu năm 2007 được thống kê vào bảng 3.3.

Bảng 3.3: Bảng thống kê đặc điểm dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu

TT Lưu vực Pt (mm) Qt (triệu m3) Fin (m3/s) Fde (m3/s) Lt (giờ) FCV (%) 1 Vĩnh Yên 1599.0 147.27 1.78 0.93 10.02 94.77 2 Thượng Nhật 1270.2 772.95 27.72 23.50 6.82 202.41 3 Thanh Sơn 5883.9 968.16 7.11 1.99 13.36 195.74 4 Thanh Bình 1653.0 427.63 1.03 1.04 17.55 103.17 5 Sông Luỹ 1142.2 628.51 4.86 2.49 11.17 142.17 6 Sơn diệm 2253.8 1286.67 7.24 4.28 13.71 174.80 7 Ngòi hút 1255.1 640.50 4.64 3.27 10.53 154.12 8 Na Hừ 2479.5 376.22 0.79 0.35 13.27 102.56 9 Mù Cang Chải 1652.7 196.15 3.15 2.82 9.86 158.64 10 Lâm Sơn 1659.9 47.62 1.53 0.95 9.36 159.12 11 Krông Buk 1951.3 454.12 6.00 1.18 9.58 167.97 12 Gia Vòng 2733.2 539.27 8.95 7.18 11.14 237.98 13 Đắk Nông 2828.2 685.91 0.42 0.27 19.25 118.38 14 Đại Ngà 2252.2 688.75 0.58 0.35 21.26 104.20 15 Bình Tường 2391.8 3210.68 32.51 25.97 13.87 231.26 16 An Khê 2161.5 1810.48 15.67 9.52 14.16 219.85 17 An Chỉ 3133.2 2333.66 17.78 16.85 19.75 251.31 Trong đó:

P là tổng lượng mưa (mm); Qt là tổng lưu lượng dòng chảy (triệu m3) Fin là hệ số tăng lũ trung bình (m3/s), tính theo cơng thức (3-8)

Fde là hệ số giảm lũ (m3/s), tính theo cơng thức (3-9) Lt là thời gian trễ lũ (giờ), tính theo cơng thức (3-10)

FCV là hệ số biến động dịng chảy (%), tính theo cơng thức (3-7)

- Tổng lưu lượng dòng chảy của lưu vực (Qt): tổng lưu lượng dịng

43

rất lớn đối với cơng tác quản lý nguồn nước, đặc biệt là đối với các nhà máy thủy điện, ngành nông nghiệp, vận tải thủy và dự báo lũ lụt ….v.v. Tổng lưu lượng dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu là rất khác nhau, biến động từ 47.62 triệu m3/năm (Lâm Sơn) đến 3210.68 triệu m3/năm (Bình Tường). Sự khác nhau về tổng lưu lượng dòng chảy của các lưu vực là do sự khác nhau về tổng lượng mưa và diện tích lưu vực.

- Hệ số tăng lũ trung bình (Fin): là hệ số phản ánh tốc độ tăng lưu

lượng dòng chảy sau mưa, bắt đầu từ khi mưa đến khi dòng chảy đạt giá trị lớn nhất (m3/s). Hệ số tăng lũ lớn thì khả năng hình thành lũ sau mưa là nhanh, điều này bất lợi cho các hoạt động của con người và cả hệ sinh thái trên lưu vực và ngược lại. Hệ số tăng lũ của các lưu vực nghiên cứu biến động rất khác nhau, từ 0.42m3/s (Đắk Nơng) đến 32.51m3/s (Bình Tường). Hệ số tăng lũ của các lưu vực khác nhau là do sự khác nhau về các đặc điểm của lưu vực như: lượng mưa, cường độ mưa, độ dốc, độ chênh cao, diện tích và chu vi lưu vực.

- Hệ số giảm lũ trung bình (Fde): là hệ số phản ánh khả năng lưu giữ

nước của lưu vực, được tính bằng tốc độ giảm dòng chảy từ đỉnh lũ đến lúc dòng chảy đạt giá trị thấp nhất (m3/s). Hệ số giảm lũ của các lưu vực nghiên cứu rất khác nhau, biến động từ 0.27 m3/s (Đắk Nông) đến 23.50 m3/s (Thượng Nhật).

- Thời gian trễ lũ (Lt): là khoảng thời gian (tính theo giờ) tính từ giữa

trận mưa đến đỉnh lũ. Thời gian trễ lũ lớn tức là thời gian để dòng nước đạt cực đại chậm và điều này tốt đối với đời sống kinh tế - xã hội của con người và ngược lại. Thời gian trễ lũ của các lưu vực nghiên cứu biến động rất khác nhau, từ 6.82 giờ (Thượng Nhật) đến 13.87 giờ (Bình Tường). Thời gian trễ lũ của các lưu vực khác nhau là do ảnh hưởng khác nhau của thảm thực vật, lượng mưa, cường độ mưa, độ dốc, độ chênh cao, diện tích, chu vi và hình dạng của lưu vực.

44

- Hệ số biến động dòng chảy (FCV): FCV thể hiện mức độ biến động của dòng chảy so với giá trị trung bình. Hệ số biến động dòng chảy của các lưu vực nghiên cứu rất khác nhau, biến động từ 94.77% (Vĩnh Yên) đến 251.31 % (An Chỉ). Sở dĩ có sự khác nhau về hệ số biến động dòng chảy giữa các lưu vực là do sự khác nhau về chế độ mưa, độ dốc, độ chênh cao, diện tích, chu vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật biến động dòng chảy ở một số lưu vực điển hình của việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)