Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 76 - 106)

2.3. Đánh giá về sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ

2.3.3. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế

hạn chế tiêu cực của Phật giáo và tín ngưỡng thành hồng làng.

*Vấn đề tổ chức và quản lý tơn giáo hoạt động tín ngưỡng

Cơng tác vận động quần chúng tổ chức hoạt động tín ngưỡng lành mạnh và đấu tranh với các hành vi mê tín chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian qua. Chủ yếu là dựa vào phong tục, thói quen vai trị của quản lý nhà nước còn mờ nhạt.

Một số hoạt động trong lễ hội cổ truyền đã bị mai một, giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội truyền thống đang bị nghèo nàn đi. Nếu chính quyền các cấp, trực tiếp bộ phận quản lý về văn hóa và tơn giáo, khơng quan tâm giữ gìn và phát huy làm phục hồi lại thì nhiều giá trị của lễ hội truyền thống sẽ bị mai một, bị biến tướng, thậm chí có thể biến mất. Có nhiều ngun nhân của vấn đề này, căn bản là do áp lực hoàn cảnh đất nước đổi mới, nhiều người dân trong làng phải ra ngoài bươn trải mưu sinh nên chưa quan tâm nhiều vấn đề văn hóa tâm linh. Hơn nữa một số lĩnh vực của văn hóa phi vật thể, nhất là liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng một thời kỳ khá dài bị liệt vào diện mê tín, do vậy bị cấm tổ chức, nay chưa cập nhật trong nhận thức nhiều người.

Do trước, Lễ hội truyền thống được tổ chức không thường xuyên, nhưng khi được khơi phục lại thì những người hiểu biết và thực hành các nghi thức trong lễ hội truyền thống cũng thưa dần đi theo thời gian, cần có sự bồi dưỡng trao truyền.

*Vấn đề bảo vệ và quản lý di tích

Hiện nay tuy đã có luật di sản văn hóa, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển đất nước. Nhưng đã từng có thời kỳ, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhiều di sản văn hóa của thơn q bị xuống cấp nghiêm trọng bị mất mát từng phần hoặc hồn tồn, ví dụ ngay cạnh thơn Thượng là thơn Hạ Phù lưu.

Điều 34 hiến pháp của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khẳng định: Nhà nước, xã hội bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, chăm lo cơng tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, phát huy tác dụng các di tích lịch sử, di sản văn hóa, cơng trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh

Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Nhà nước ta coi văn hóa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Do vậy, các di sản văn hóa được đặc biệt quan tâm, cơng tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được thực hiện rộng rãi trên khắp cả nước.

Để bảo vệ và phát huy vai trò của ngơi Chùa, đình, đền chính quyền địa phương và nhân dân trong thôn Phù lưu Thượng đã bầu ra ban khánh tiết, trong đó cử một người trơng coi thường xun, đó là ơng thủ từ.

*Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực Ngày nay, đã có cơ sở pháp lý để các di tích lịch sử văn hóa truyền thống có vai trị quan trọng được bảo vệ trong đời sống xã hội tại thơn Thượng cụm đình, đền, chùa rất quý hiếm. Chúng là bằng chứng phản ánh nguồn gốc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là sản phẩm văn hóa do nhiều thế hệ cha ơng để lại. Vì thế, chúng là tài sản quý giá của dân tộc cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy. Đây là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay, không chỉ với dân cư nơi đây mà cần sự quan tâm sâu sát của cả hệ thống chính trị.

Chùa, đình, đền làng thơn Phù lưu Thượng còn lại đến ngày nay mang giá trị lịch sử- văn hóa quý giá, vì vậy cần phải phát huy những giá trị này.

Vấn đề tổ chức và quản lý các sinh hoạt tín ngưỡng. Đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp, các ngành của thôn, xã và nhân dân làng cần được nâng cao nhận thức về chính sách đối với di sản tơn giáo và văn hóa, một cách cụ thể hơn.

Ban tổ chức lễ hội truyền thống thơn Phù lưu Thượng cần có sự quản lý tồn diện cả về nội dung và cách thức tiến hành cả phần lễ lẫn phần hội; Thường xun báo cáo thu chi tài chính qun góp cơng đức một cách công khai minh bạch, để thu hút các nhà tài trợ nhằm duy trì hiệu quả.

Người dân trong thôn cần nghiêm túc chấp hành các quy định của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, và cần nâng cao nhận thức, tránh hành vi mê tín dị đoan liên quan đến Thành Hồng, ngơi đình, chùa, đền và lễ hội truyền thống, có ý thức bảo vệ tài sản cơ sở thờ tự quê hương.

Cần tiếp tục giáo dục nâng cao dân trí cho người dân thơn Phù lưu Thượng hiểu được giá trị của ngơi chùa, ngơi đình, đền cũng như truyền

thống lịch sử của địa phương, các cấp chính quyền cần tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tại đình làng. Khai thác giá trị văn hóa sẽ góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, của quê hương, cần tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất phát triển kinh tế, toàn dân đem lại đời sống ổn định no ấm để dân thơn Thượng có điều kiện tham dự vào các hoạt động văn hóa tơn giáo tâm linh một cách lành mạnh, vui vẻ.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua phân tích trên đây chúng ta thấy rằng, cùng với chiều dài du nhập, hội nhập Phật giáo đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng của người dân thôn Thượng, xã Phù lưu từ khá lâu và ngày nay càng bộc lộ rõ nét, sự hỗn dung và bổ trợ lẫn nhau. Trong thực hành tín ngưỡng đó sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng của người dân thôn Thượng khơng chỉ biểu hiện qua các bài trí di tích thờ tự, thờ cúng, đối tượng thờ cúng tại làng xã mà còn cả trong các quy định nghi lễ nghi thức thực hành tín ngưỡng của làng xã. Sự ảnh hưởng đó xuất phát từ cơ sở lịch sử văn hóa suy nghĩ, tình cảm của mỗi người dân thơn Thượng biểu hiện chi tiết qua các lễ hội, nghi thức thờ cúng, trong tang ma, cưới hỏi, những ngày việc làng ngày giỗ kỵ. Và trong tâm thức của mỗi người đều có sự tơn kính thần Thành Hồng như các vị Phật, vị Bồ tát cùng tham dự vào sứ mạng bảo vệ phù hộ dân làng.

Một mặt người dân thôn Thượng, xã Phù lưu đã tiếp thu giá trị nhân văn trong giáo lý tốt đẹp của Phật giáo, trên cơ sở đó vận dụng nó phù hợp với tín ngưỡng bản địa như thờ Phật tại đền, tại nhà, đưa vong linh lên chùa, tổ chức làm lễ kết hôn tại chùa cầu Phật, độ người chết và người sống theo phẩm hạnh của Đức Phật, và tập trung nhất là trong lễ hội thôn vào hai ngày 11-12 tháng riêng âm lịch

Hiện nay sự ảnh hưởng của các yếu tố Phật giáo đến tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng của người dân thôn Thượng đang được kế thừa và phát huy chúng cho thấy, trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mở cửa hội nhập ngày nay, Phật giáo vẫn giữ vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống tâm linh cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày cho con người. Nó cũng chứng tỏ mối quan hệ sâu sắc giữa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng nói chung, người dân thôn Thượng xã Phù

lưu nói riêng; Nếu biết bảo tồn và phát huy khắc phục các hạn chế chắc chắn mối quan hệ đó sẽ là nhân tố góp phần vào sự ổn định, và phát triển nông thôn mới.

KẾT LUẬN

Gần hai ngàn năm song hành cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo đã ăn sâu, bén rễ trong văn hóa người Việt Nam nói chung, người dân thôn Phù lưu Thượng nói riêng và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam cho tồn quốc và thơn Phù lưu Thượng nói riêng. Trong hiện thực và tâm thức của người dân trong thôn xưa và nay, Phật giáo là một cái gì rất đỗi yêu thương, gần gũi. Hình ảnh những ngơi đình, đền, giếng nước, cây đa, ln sát cánh bên ngôi chùa những pho tượng, hoa sen những lễ hội,… đã góp phần làm sắc nét nền văn hóa ở các làng quê Việt Nam nói chung, làng q thơn Phù lưu Thượng nói riêng. Những đạo lý nếp nghĩ, nếp sống, lối sống ảnh hưởng của Phật giáo đến tâm thức đời sống tinh thần của người dân thôn Thượng, ngày nay vẫn được biểu hiện qua ý thức tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống sinh hoạt, nếp sống đạo đức, nếp sống thường ngày. Như vậy, nhìn từ góc độ văn hóa, tơn giáo ta thấy gia tài của văn hóa Việt Nam đã in dấu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo và các tín ngưỡng bản địa đến nhiều phương diện tinh thần tâm linh trong tín ngưỡng, trong tơn giáo.

Những quan niệm sâu sắc của Phật giáo được thể hiện bằng hệ thống giáo lý nghi lễ gắn đạo với đời, qua đó tính nhập thế của Phật giáo trở nên linh hoạt hơn gần gũi hơn đã ảnh hưởng góp phần trong quan niệm, nghi lễ của thờ cúng Thành Hồng Làng thơn Phù lưu Thượng. Đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế thị trường, phát triển trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng của Phật giáo cũng có sự biến đổi phát triển theo xu hướng ngày càng thích ứng để đáp ứng với nhu cầu tâm linh của người dân thời mở của nơi đây. Với tinh thần “tùy duyên bất biến” Phật giáo cũng năng động, uyển chuyển trong quá trình phát triển hội nhập, ở thôn quê Phật giáo vẫn giữ được sắc thái riêng cho mình, nhưng đồng thời cũng mang đặc tính hỗn dung

vào tín ngưỡng thờ Hồng Làng trong cộng đồng người dân ở xã nông nghiệp này.

Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, cho tới hiện thời Phật giáo đã lan tỏa có chỗ đứng vững trãi trong tâm hồn địa phương, trong mỗi gia đình nơi đây. Đời sống tinh thần, giá trị đạo đức Phật giáo được lan tỏa, bổ sung, thể hiện qua triết lý nhân sinh từ bi, bác ái vơ ngã vị tha góp phần làm cho cộng đồng dân cư ổn định về mặt tâm linh, tinh thần vững mạnh về văn hóa.

Qua tìm hiểu tại thơn Thượng xã Phù lưu có căn cứ để tin rằng Phật giáo sẽ cịn tiếp tục đóng góp trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, phát triển mọi lĩnh vực nếu chúng ta biết kế thừa và phát huy vận dụng những yếu tố cịn thích ứng phù hợp với u cầu phát triển con người. Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng ở thôn Thượng, xã Phù lưu hiện nay là những căn cứ, chứng tỏ nó cịn là nhu cầu sống động hiện thực của bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Ngày nay chúng ta hiểu rõ việc xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh nhân đạo không chỉ bằng cách duy nhất dựa vào niềm tin tôn giáo. Song cũng không thể chỉ thấy bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật thuần túy, mà cần phải có sự kết hợp hài hòa của cả hai phương diện: Văn minh vật chất, văn hóa tinh thần phong phú hài hợp.

Cần thấy rõ sự biến đổi mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mặt trái của cơ chế thị trường sẽ đem lại sự bất an trong đời sống tinh thần của người dân thôn Thượng xã Phù lưu nói riêng, người Việt Nam nói chung. Những nội dung quan niệm giáo lý Phật giáo trong Tứ Diệu đế, Bát chính đạo tham dự vào trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng, sẽ góp phần đem lại sự cân bằng yên ổn trong tâm hồn người dân, vốn chất phác, hồn hậu là sự kế thừa và phát huy giá trị bản sắc tốt đẹp.

Những giá trị văn hóa đạo đức của Phật giáo hỗn dung vào thực hành tín ngưỡng thờ Thành Hồng Làng sẽ cần thiết để hướng con người đến với hành vi, lối suy nghĩ hướng thiện, hoàn mỹ nhân văn tốt đẹp hơn. Với tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi hỷ xả, Phật giáo đã đóng vai trị tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhân hậu hịa hợp của cộng đồng làng xóm dịng tộc, người dân trong thơn, củng cố đại đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo. Nó có sức mạnh gia tăng sự khoan dung văn hóa, đạo đức, dung hịa các tư tưởng trong xã hội, các tầng lớp trong xã hội, góp phần tạo nền một môi trường xã hội ổn định, một truyền thống đạo đức tốt đẹp và đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho người dân thơn Phù lưu Thượng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Tuy nhiên điều lưu ý là chúng ta, cần quan tâm tới các giải pháp để hạn chế biểu hiện tiêu cực nhằm ln ln có các giải pháp thiết thực hiệu quả để hạn chế những mặt tiêu cực trong tình hình hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1998) Hán Việt từ điển, NXB Khoa học XH, Hà Nội.

2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ- tín ngưỡng Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ban Tơn giáo chính phủ (2005), Các văn bản của Nhà nước về quản

lý hoạt động các tôn giáo, tập 1, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

4. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, NXB Văn học, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (2001), Luật 28/2001/QH 10 Luật di sản văn

hóa.NXBCTQG, HN.

6. Bộ Văn hóa – thơng tin (2001), số 39/2001/QĐ Bộ văn hóa thơng tin, Quyết định của Bộ trưởng Bộ văn hóa- thơng tin: Về việc ban hành quy chế tổ chức Lễ hội (ngày 28/8/2001), Hà Nội.

7. Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu), (2016), Sự hội nhập Phật giáo

với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Đại học khoa học xã hội và nhân

văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

8. Phan Đại Doãn (1996), Vài nét về Phật giáo làng xã. Mấy vấn đề về

Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, NXB Hà Nội.

9. Ngô Văn Doanh (1997), Phong tục các dân tộc Đông Nam Á, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, NXB Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo Việt

Nam, Nxb văn hóa thơng tin, Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Duy (2011), Văn hố tâm linh, NXB văn hóa thơng tin, Hà Nội.

13. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1 (2006), NXB Văn hóa- thơng tin, Hà Nội.

14. Khải Đăng (2009), Tìm hiểu các nghi lễ ở Việt Nam, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

15. Bùi Biên Hào (1998), Phật giáo và thế gian, NXB Hà Nội.

16. Hiến pháp Việt Nam (1995) ( các năm 1946, 1959, 1980, 1992), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Làng Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Hiệp (2012), “Nghệ thuật và các giá trị của Phật giáo- thấm đẫm tinh thần nhân văn và ý nghĩa triết học”, Văn hóa Phật giáo và

lịch sử các ngơi chùa ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.

19. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học tôn

giáo, NXB Đà Nẵng, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hồng (2001) Vấn đề con người trong triết học Phật

giáo qua Kinh Pháp Hoa, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.

21. Vũ Thanh Huân (1986), “Mấy nét của PPhật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt

Nam, NXB Hà Nội.

22. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long

Hà Nội, NXB Hà Nội.

23. Đỗ Quang Hưng (2001), “Vấn đề tơn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo (1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 76 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)