Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức thờ cúng Tổ Tiên tại đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 66 - 68)

2.2. Biểu hiện Phật giáo ảnh hƣởng đến nghi thức khác tại đình làng thơn

2.2.1. Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức thờ cúng Tổ Tiên tại đình

tại đình thơn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hịa, Hà Nội.

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam như Đặng Nghiêm Vạn, Trần Quốc Vượng, Lê Trung Vũ thì tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt được chia làm ba cấp: cấp độ gia đình, dịng họ với việc thờ cúng tổ tiên trong ban thờ gia đình và nhà thờ họ; cấp độ cộng đồng làng xã: thờ tổ tiên chung của cả làng tại ngơi đình làng, và cấp độ thứ ba thờ tổ tiên chung của quốc gia: thờ Tổ Hùng Vương.

Nghi lễ thờ cúng Tổ tiên là hành vi hoặc hệ thống hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuân theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại nhằm đạt tới một tín ngưỡng tơn thờ một lực lượng siêu nhiên nào đó.

Hiện nay phần đông người dân thôn Thượng Phù lưu thực hành thờ cúng tổ tiên đồng thời là Phật tử của chùa luôn chăm lo thực hiện các nghi lễ của đạo. Họ thường lên chùa vào các ngày thứ 7 hàng tuần và các ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng với tâm tư mong muốn của người dân tin vào Tam bảo của Phật giáo đáp ứng được sự nguyện cầu của họ. Đó là thực hành nghi lễ nhằm giúp cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên chóng được siêu thốt ở thế giới bên kia và bản thân.

Việc thờ cúng Tổ tiên vào dịp các ngày giỗ, ngày rằm các thành viên trong gia tộc tụ tập, sum họp lại với nhau để kính cơng đức của người thân tộc quá cố, những ngày giỗ trong gia tộc người dân thơn Thượng thường thấy có sự ảnh hưởng của nghi thức thờ cúng “thí thực khoa nghi” của Phật giáo. Hiện

nay được người dân áp dụng giản lược thành nghi thức cúng thờ thí thực cho „„thập tập loại cô hồn”. Khoa nghi cúng cô hồn là một khoa nghi cứu độ cho các oan hồn cô quả uổng tử, không nơi nương tựa đã có từ ngàn xưa. Xuất hiện sớm, trong kinh Phật thuyết “Diệm Khẩu Ngạ quỷ Đà la ni”.

Hiện nay ở thơn Thượng, cúng thí thực được coi như là một phần nghi lễ thờ cúng quan trọng trong dòng tộc.Đơn giản một mâm lễ nhỏ một nồi cháo trắng, bàn Thiên ngoài trời cúng vong linh những người chết đường, chết trận khơng có con cháu thờ tự và những người thân thuộc trong gia tộc chết bất đắc kỳ tử. những linh hồn thiếu đói này khó trở về nhà, về từ đường được lên phải dâng cúng ngoài sân.

Trước nghi thức cúng thí thực, người dân còn cung thỉnh các vị sư trong chùa đến nhà làm lễ đọc Kinh với mục đích giải oan, cầu siêu cho ơng bà, tổ tiên, những người đã mất. Qua “lễ cầu siêu”, người quá cố hiểu rằng, đây chính là sự bng xả mọi bám víu, mọi sự dính mắc để siêu thốt quay về với chân tâm, với Phật tính và sự hiểu biết thực hành sự giải phóng mình ra mọi khổ đau và đạt đến sự giải thoát an vui vĩnh cửu để về với cõi Niết Bàn. Khi đứng trước cái chết của người thân, những người trong gia đình thường hướng vọng đến Chư Phật và Bồ Tát như khẩn cầu một chiếc thuyền tiếp độ vong linh người quá cố về nơi cực lạc. Vì thế, dù khơng chính thức làm lễ quy y tại chùa, nhưng sau khi mất đi, người thân có thể mời thầy đọc kinh làm lễ quy y, thuyết linh để vong linh sớm siêu thoát. Trong lúc sư thầy làm lễ trước ban thờ Phật, người thân chắp tay xung quanh. Họ coi Phật chính là người “ cứu độ chúng sinh”, cứu độ tổ tiên hướng đường cho tổ tiên được về cõi “Tây phương cực lạc” được giải thoát khỏi cõi sinh tử luân hồi.

Hiện nay trong nghi lễ thờ cúng Tổ tiên ở thơn Thượng, một số gia đình thực hiện việc cúng chay vào ngày mồng 1, ngày rằm, ngày giỗ. Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo cho rằng, cúng chay là không giết hại sinh linh, là một phương pháp giúp cho người thân đã mất mau chóng được siêu thốt. Người

còn sống trợ duyên cho người mất bằng cách làm nhiều điều thiện, tránh làm điều ác. Nghi lễ cúng chay trong gia đình, trong dịng họ là ảnh hưởng giáo lý phật giáo còn hàm ý tu nhân tích đức, cầu mong tổ tiên “mồ yên mả đẹp” để phù hộ độ trì cho con cháu, đặc điểm thơn Thượng là nơi tụ cư tổ xưa nên cúng họ, tổ tiên cũng là các bậc thành Hoàng.

Qua những biểu hiện từ quan niệm và nghi thức thực hiện những nghi lễ thờ cúng tổ tiên, trong gia đình dịng họ cho thấy ngày nay Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân thôn Thượng không chỉ thông qua nghi lễ nghi thức mà còn hưởng đến nhận thức, quan niệm nhân sinh con người một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)