Biểu hiện ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghi lễ mừng thọ tại đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 63)

đình thơn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hịa, Hà Nội.

Lễ mừng thọ đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và của người dân thơn Phù lưu Thượng nói riêng. Theo thỏa thuận hiện nay, Lễ mừng thọ của các gia đình trong thơn có sự hội nhập được tổ chức cùng ngày với lễ hội thờ Thành Hoàng Làng, mang ý nghĩa nhờ các uy quyền của các bơ lão cây cao bóng cả. Quan niệm tâm linh sâu sắc đó là sự phù hộ sống thọ của Đức Phật và Thần Thành Hoàng làng, và mọi người chung nhau một niềm tin chất phác này.

Với việc tổ chức lên lão, mừng thọ của những vị cao tuổi trong làng là những người sống nhiều năm, chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử, của xã hội, đất nước, làng xóm. Trong lao động sản xuất, họ là người điêu luyện thuần thục, tích lũy kinh nghiệm cả thành cơng và thất bại. Ngồi ra cịn có những kinh nghiệm sống và vốn sống xã hội rất phong phú để truyền thụ lại cho dân làng cho con cháu.

Để tổ chức cho nghi lễ mừng thọ đó là việc trọng đại của gia đình dịng họ và dân làng, trước đó trong. Hội người cao tuổi lập danh sách những vị năm nay tổ chức lễ mừng thọ trình làng đối với những người có tuổi 50 với Nam, và với nữ là tuổi 60 mới tổ chức mừng thọ. Và tổ chức những năm 70 lễ trung thọ,lễ mừng thọ 80,lễ đại thọ 90, kỳ di là lễ lão thiêm thọ gọi tắt là “lão thọ” 100, đối với tất cả các thành viên dân thôn Thượng.

Ở nhà lễ mừng thọ được tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình và thể hiện niềm vui của gia đình vì có người thân sống thọ. Trong lễ mừng thọ chung của lễ hội thôn được chuẩn bị rất kỹ từ trước và được tổ chức vào ngày 11-12 tháng riêng, cùng trong ngày hội làng. Nhà có người lên chúc thọ chuẩn bị các lễ vật dâng lên đình bái tạ Thần Linh đã phù hộ cho ông bà, cha mẹ được sống thọ.

Lễ mừng thọ cũng là lúc con cháu xum vầy và hiếu thuận với người cao tuổi trong gia tộc. Trong lễ mừng thọ việc chủ trì mừng thọ là do con cháu trong nhà và Hội người cao tuổi, làng xóm. Đến chung vui, mừng thọ cùng gia đình với mong muốn người được mừng thọ được khỏe mạnh sống lâu tạo phúc đức cho con cháu sau này.

Món quà dành tặng cho các cụ ông, cụ bà mừng thọ là những lời chúc ý nghĩa của con cháu, anh em họ hàng trong dịng tộc, làng xóm, của Nhà nước, lễ vật cùng với những món quà mang ý nghĩa tinh thần nhân văn sâu sắc như tranh mừng thọ, câu đối…

Ảnh hưởng của Phật giáo trong nghi lễ mừng thọ còn được thể hiện trong văn khấn lễ chúc thọ.

Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương Hôm nay ngày…tháng…năm

Tại địa chỉ:……….

Hậu duệ tơn là……quỳ trước linh vị…. Kính cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ tuổi tác tự Trời Phật ban cho Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có

Nay tồn dân đón xn sang đón hội làng Tín chủ vui làm lễ thọ

Yết cáo các chư vị Thần Linh Kính lạy miếu đường Tổ Tiên Xin rộng lịng nhân

Nguyện vun trồng đức độ

Mong sao ngày tháng mãi bền lâu Gọi chút hương khói lễ nhỏ

Ngẩng trơng chứng giác tấc thành Cúi xin phù trì bảo hộ

Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh

Khấn đầu cúi lạy Thần Linh, tiên tổ thượng hưởng!

Do phước báu, nguyện cầu cho cha mẹ hằng được an vui phúc thọ mien trường. (đọc 3 lần)

Với việc tổ chức mừng thọ không chỉ là thể hiện truyền thống văn hóa trọng lão trọng người già, tốt đẹp đối với người cao tuổi, mà nó cịn mang một

ý nghĩa tâm linh sâu sắc về đời sau, nhằm tạ ơn Thần, Phật đã phù hộ độ trì cho những người cao tuổi sống lâu, mạnh khỏe tạo phúc cho con cháu và dân làng. Và sau khi mất được siêu thoát.

2.2. Biểu hiện Phật giáo ảnh hƣởng đến các nghi thức khác tại đình làng thơn Thƣợng xã Phù lƣu, huyện Ứng hòa, Hà Nội hiện nay.

2.2.1. Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức thờ cúng Tổ Tiên tại đình thơn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hịa, Hà Nội. tại đình thơn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hịa, Hà Nội.

Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam như Đặng Nghiêm Vạn, Trần Quốc Vượng, Lê Trung Vũ thì tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt được chia làm ba cấp: cấp độ gia đình, dịng họ với việc thờ cúng tổ tiên trong ban thờ gia đình và nhà thờ họ; cấp độ cộng đồng làng xã: thờ tổ tiên chung của cả làng tại ngơi đình làng, và cấp độ thứ ba thờ tổ tiên chung của quốc gia: thờ Tổ Hùng Vương.

Nghi lễ thờ cúng Tổ tiên là hành vi hoặc hệ thống hành vi của cá nhân hoặc tập thể, tuân theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại nhằm đạt tới một tín ngưỡng tơn thờ một lực lượng siêu nhiên nào đó.

Hiện nay phần đông người dân thôn Thượng Phù lưu thực hành thờ cúng tổ tiên đồng thời là Phật tử của chùa luôn chăm lo thực hiện các nghi lễ của đạo. Họ thường lên chùa vào các ngày thứ 7 hàng tuần và các ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng với tâm tư mong muốn của người dân tin vào Tam bảo của Phật giáo đáp ứng được sự nguyện cầu của họ. Đó là thực hành nghi lễ nhằm giúp cho ông bà, cha mẹ, tổ tiên chóng được siêu thốt ở thế giới bên kia và bản thân.

Việc thờ cúng Tổ tiên vào dịp các ngày giỗ, ngày rằm các thành viên trong gia tộc tụ tập, sum họp lại với nhau để kính cơng đức của người thân tộc quá cố, những ngày giỗ trong gia tộc người dân thôn Thượng thường thấy có sự ảnh hưởng của nghi thức thờ cúng “thí thực khoa nghi” của Phật giáo. Hiện

nay được người dân áp dụng giản lược thành nghi thức cúng thờ thí thực cho „„thập tập loại cơ hồn”. Khoa nghi cúng cô hồn là một khoa nghi cứu độ cho các oan hồn cô quả uổng tử, khơng nơi nương tựa đã có từ ngàn xưa. Xuất hiện sớm, trong kinh Phật thuyết “Diệm Khẩu Ngạ quỷ Đà la ni”.

Hiện nay ở thơn Thượng, cúng thí thực được coi như là một phần nghi lễ thờ cúng quan trọng trong dòng tộc.Đơn giản một mâm lễ nhỏ một nồi cháo trắng, bàn Thiên ngoài trời cúng vong linh những người chết đường, chết trận khơng có con cháu thờ tự và những người thân thuộc trong gia tộc chết bất đắc kỳ tử. những linh hồn thiếu đói này khó trở về nhà, về từ đường được lên phải dâng cúng ngoài sân.

Trước nghi thức cúng thí thực, người dân còn cung thỉnh các vị sư trong chùa đến nhà làm lễ đọc Kinh với mục đích giải oan, cầu siêu cho ơng bà, tổ tiên, những người đã mất. Qua “lễ cầu siêu”, người quá cố hiểu rằng, đây chính là sự bng xả mọi bám víu, mọi sự dính mắc để siêu thốt quay về với chân tâm, với Phật tính và sự hiểu biết thực hành sự giải phóng mình ra mọi khổ đau và đạt đến sự giải thoát an vui vĩnh cửu để về với cõi Niết Bàn. Khi đứng trước cái chết của người thân, những người trong gia đình thường hướng vọng đến Chư Phật và Bồ Tát như khẩn cầu một chiếc thuyền tiếp độ vong linh người quá cố về nơi cực lạc. Vì thế, dù khơng chính thức làm lễ quy y tại chùa, nhưng sau khi mất đi, người thân có thể mời thầy đọc kinh làm lễ quy y, thuyết linh để vong linh sớm siêu thoát. Trong lúc sư thầy làm lễ trước ban thờ Phật, người thân chắp tay xung quanh. Họ coi Phật chính là người “ cứu độ chúng sinh”, cứu độ tổ tiên hướng đường cho tổ tiên được về cõi “Tây phương cực lạc” được giải thoát khỏi cõi sinh tử luân hồi.

Hiện nay trong nghi lễ thờ cúng Tổ tiên ở thơn Thượng, một số gia đình thực hiện việc cúng chay vào ngày mồng 1, ngày rằm, ngày giỗ. Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo cho rằng, cúng chay là không giết hại sinh linh, là một phương pháp giúp cho người thân đã mất mau chóng được siêu thốt. Người

cịn sống trợ duyên cho người mất bằng cách làm nhiều điều thiện, tránh làm điều ác. Nghi lễ cúng chay trong gia đình, trong dịng họ là ảnh hưởng giáo lý phật giáo cịn hàm ý tu nhân tích đức, cầu mong tổ tiên “mồ yên mả đẹp” để phù hộ độ trì cho con cháu, đặc điểm thơn Thượng là nơi tụ cư tổ xưa nên cúng họ, tổ tiên cũng là các bậc thành Hoàng.

Qua những biểu hiện từ quan niệm và nghi thức thực hiện những nghi lễ thờ cúng tổ tiên, trong gia đình dịng họ cho thấy ngày nay Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân thôn Thượng không chỉ thông qua nghi lễ nghi thức mà còn hưởng đến nhận thức, quan niệm nhân sinh con người một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng.

2.2.2. Biểu hiện Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức tang ma, cưới hỏi của người dân thơn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hịa, Hà Nội của người dân thôn Thượng, xã Phù lưu, huyện Ứng hòa, Hà Nội

* Biểu hiện ảnh hưởng của Phật giáo đến nghi thức tang ma

Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được gọi là sinh và tử có lẽ quan trọng nhất trong cuộc sống nhân sinh. Với ảnh hưởng của Phật giáo, chết không phải là hết mà chúng ta sẽ gặp lại người chết ở kiếp sống mới ở một hình thức mới và đóng vai trị mới. Hầu như chúng ta, khơng ai khơng thốt khỏi quy luật sinh tử này nên có sự thực hành nghi lễ Phật giáo nhằm siêu thoát, và để yên tâm mọi người khi có việc tang ma khơng qn thực hành nghi lễ cúng thần Hồng, vì cũng có sự thuận lợi.

Hiện nay theo quan điểm Phật giáo, khi người thân gần mất thần thức (linh hồn) của họ vẫn vảng vất quanh đó, khi nghe tiếng kinh, tiếng mõ; nếu nhất tâm hồi hướng niệm Phật A Di Đà cho vong linh thì vong linh người chết sẽ chóng siêu thốt. Do vậy khi gia đình có người gần mất, người dân thôn Thượng thường lên chùa cung thỉnh các vị chư tăng, Phật tử đến nhà tụng kinh, niệm Phật, trợ duyên cho người sắp mất. Lúc này người sắp mất sẽ không hoảng sợ, không giành giật cố bám chấp mà nhất tâm niệm Phật để khi

chết, nhanh chóng được vãng sinh. Những vị này sẽ dẫn chúng cầu nguyện tụng kinh xung quanh giường, soi đường chỉ lối cho vong linh đến nơi có ánh sáng Phật pháp. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người dân tin rằng lúc sống, người chết làm nhiều việc thiện, việc tốt nên khi chết đi cũng nhanh chóng được siêu thốt.

Theo truyền thống, của thôn từ cổ xưa việc tang ma là việc quan trọng nên người dân ở thôn Phù lưu Thượng chuẩn bị theo cách khá kỹ lưỡng. Dùng nước lá thơm và hương liệu người quá cố sẽ được tắm rửa và mặc quần áo sau khi họ qua đời. Ảnh hưởng nghi lễ Phật giáo, người thân không quên chuẩn bị cho vong linh chiếc áo “lục thù” có đóng dấu nhà Phật. Tiếp nhận quan niệm của Phật giáo đây là trang phục để vong linh, trở thành đệ tử của Phật. Áo gồm có mũ trùm đầu, khăn phủ diện, túi bao đeo tay, áo chồng chùm kín thân, mền quang minh tre bên trên cùng. Tất cả các đồ đều được in các thần chú của Phật giáo có cơng năng tiêu trừ tội chướng, nghiệp báo của người quá cố. đặc biệt là chú Tỳ Lơ Gía Na qn đảnh chân ngơn có năng lực siêu việt như ánh sáng trắng thù thắng phá tan tăm tối, nghiệp chướng đưa hương linh người đã mất về thế giới cực lạc. Ảnh hưởng quan niệm Phật giáo cho rằng nếu thân nhân dùng vải viết chép thần chú này rồi phủ nên thân thể người chết thì họ sẽ được tiêu trừ nghiệp chướng đã gây ra, vãng sinh về cực lạc.

Người mất là Phật tử, trong đám tang sẽ có rất nhiều Phật tử đồng mơn của đạo tràng đến tụng kinh, niệm Phật người chết được gia đình cho mang theo chứng điệp quy y Tam Bảo để vào quan tài cùng các tư trang cá nhân như áo dài đi chùa, hột tràng, kinh sách…ảnh hưởng quan niệm Phật giáo cho rằng: Chết không phải là hết mà lúc sống thiện lành sẽ sớm siêu thoát, đem lại sự an yên.

Các tăng, ni thường có mặt tụng kinh cạnh người mất. Người mất được đặt trong quan tài ở giữa nhà cho mọi người cùng đến viếng và bày tỏ sự tơn

kính. Một bàn thờ nhỏ được đặt ở đầu quan tài và ảnh người mất, tranh, ảnh, tượng của Đức Phật.

Ảnh hưởng quan niệm Phật giáo, người thân phải cúng lễ cũng tuần người chết trong 49 ngày vì mọi người tin rằng đó là thời gian cần thiết cho một linh hồn được tái sinh. Nghi lễ được gia quyến tổ chức mỗi tuần một lần sau khi chôn cất. Nếu nhục thân được an táng, nghi lễ sẽ được tổ chức mỗi ba ngày, nghi lễ Phật giáo bao gồm tụng kinh và cầu nguyện theo kinh, kèm theo nghi thức như tại các nghi thức tang lễ sau đó. Người thân cúng cơm cho người mất, thông thường hiện nay thức ăn dâng lên là thức ăn chay thanh tịnh cho người mới mất. Bởi ảnh hưởng của Phật giáo, tránh sát sinh, giết hại các sinh linh sẽ làm nhẹ đi những nghiệp chướng mà lúc còn sống người mới qua đời gây ra nhờ sự trợ duyên của người thân mà nhanh tái sinh vào cảnh giới.

Ngày nay, có gia đình ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo, sau khi an táng xong, thân nhân có thể thờ người mất tại nhà hay có thể thỉnh vong thờ tại chùa làng hay chùa khác không chỉ những trường hợp chết bất đắc kỳ tử hay chết vào giờ xấu mới thỉnh vong ở chùa. Ảnh hưởng của Phật giáo cho là được gần gũi với Tam bảo, hương hồn người quá cố được nghe kinh, biết tu tập, sẽ không đọa lạc,… sớm hồi hướng thức tỉnh chuyển hóa và sinh vào cảnh giới an lạc. Siêu thoát.

Sau khi người thân qua đời, vào những ngày giỗ kỵ cha mẹ, ông bà, tổ tiên một số gia đình ở thơn cịn mời các nhà sư về làm lễ tại gia. Thông thường, các tang chủ mời các nhà sư vào dịp giỗ đầu (sau 01 năm) hoặc sau ba năm. Trong bài văn khấn tổ tiên, trong các dịp kỵ giỗ biểu hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo rất rõ nét.

Tóm lại: Qua tìm hiểu hiện nay sinh hoạt tinh thần của người dân thôn Phù lưu Thượng trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên có nhiều sự thay đổi, gia tăng tính truyền thống Quan niệm này coi Phật chính là người “cứu độ chúng sinh”, cứu độ tổ tiên, hướng đường cho Tổ tiên được về cõi “Tây phương cực

lạc”, nhờ đó mà linh hồn tổ tiên được giải thoát, và Niệm Phật A Di Đà với ý nghĩa cầu mong cho linh hồn tổ tiên nhanh chóng siêu thốt và con cháu nơi trần thế nhận được sự che chở, bảo trợ, độ trì của Phật, của Thần và sự luân hồi, nghiệp báo là tất yếu.

*Ảnh hưởng của Phật giáo đến nghi thức cưới hỏi hôn nhân ở thôn Thượng.

Trước tiên chúng tôi thấy, nghi thức hơn nhân ở Việt Nam hiện nay nói chung, ở thơn Thượng xã Phù lưu nói riêng phải thực hiện đúng luật hơn nhân và Gia đình mà Nhà nước đã ban hành: “ Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và con cái nhằm xây dựng những gia đình hạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phật giáo đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng làng qua khảo cứu tại thôn thượng, xã phù lưu, huyện ứng hòa, hà nội, hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)