Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2010 002 (Trang 78 - 83)

Chƣơng 3 : Một số nhận xét và kinh nghiệm

3.1. Một số nhận xét

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu to lớn về công nghiệp địa phương mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Ngun đã đạt được cũng cịn khơng ít những hạn chế, bất cập trọng q trình phát triển cơng nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực để khắc phục những khó khăn, song những hạn chế đó đã trở thành những trở lực đối với sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Một là, cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực đã có chuyển dịch đúng

hướng nhưng chuyển dịch cịn chậm. Chưa có sự gắn kết nhịp nhàng và đồng bộ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trong nội ngành công nghiệp. Cơ cấu kinh tế mặc dù đã chuyển dịch theo hướng tích cực song cịn có sự khác biệt giữa các vùng tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo, mức sống giữa các vùng điều này gây ra sự phát triển không đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh.

Hai là,chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ quản lý

cũng như cơng nhân có tay nghề cịn thiếu và yếu. Ở nhiều địa phương, cán bộ quản lý công nghiệp cịn chưa được đào tạo chun mơn, phụ trách mang tính kiêm nhiệm nên hiệu quả quản lý chưa cao. Tình trạng “chảy máu chất xám” khiến cho ngành công nghiệp nói chung và cơng nghiệp địa phương nói riêng của tỉnh thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao mặc dù Thái Nguyên là một trong ba trung tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước. Những năm gần đây, lao động thu hút vào lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng ngành nhưng tỷ lệ lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật được đào tạo lại chưa phù hợp. Vì vậy cần chú ý quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Sự yếu kém về tình độ quản lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ kéo dài ở một số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ba là, trong khi nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng theo chiều

sâu thì trình độ thiết bị cơng nghệ cịn lạc hậu và chậm đổi mới. Vấn đề này đã được Đảng bộ và các cấp chính quyền quan tâm từ nhiều năm trước và cũng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục và cải thiện nhưng những giải pháp đó vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực và lâu dài. Điều này khiến cho hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm cơng nghiệp của tỉnh khơng có khả năng hội nhập, tiếp cận thị trường và sức cạnh tranh kém. Vấn đề đặt ra trong những năm sau là phải có những chính sách cụ thể, chi tiết mang tính chiến lược cho vấn đề phát triển cơng nghiệp theo chiều sâu bằng cách đổi mới và cải tiến thiết bị công nghệ một cách đồng đều và tập trung.

Bốn là, phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ tương đối cao, nhưng

chưa thật sự ổn định, vững chắc và bền vững, chưa tương xứng với yêu cầu, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Công nghiệp địa phương tuy phát triển mạnh và có tốc độ tăng trưởng khá cao song do điểm xuất phát thấp nên vẫn chiếm tỉ lệ

nhỏ (gần 20%) trong tổng GTSXCN của tỉnh giai đoạn (2001 – 2005). Khu vực này có ít dự án đầu tư lớn, cơng nghệ tiên tiến hiện đại. Trình độ, năng lực quản lý của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Tỉnh đã xây dựng được nhiều đề án, dự án trong đó có những cơng trình rất lớn, trọng điểm nhưng tiến độ khai thác một số dự án cịn chậm khơng đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch đã đề ra. Nguồn lực đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa tương xứng, nhất là những khu, cụm cơng nghiệp đã có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng chưa chủ động triển khai hoặc tốc độ triển khai còn chậm.

Năm là, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm, doanh nghiệp còn

hạn chế trong điều kiện hội nhập, trừ một số sản phẩm có thế mạnh từ trước như xi măng, sản xuất kim loại,vật liệu xây dựng, còn lại việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của ngành cịn chậm và khơng đáng kể nên chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu.

Sáu là, các cơ sở sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên tuy tăng nhanh

về số lượng nhưng cịn mang nặng tính tự phát, sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, quy mô nhỏ, phân bố chưa đều và nguồn vốn nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu. Có thể thấy rằng, cơng nghiệp Thái Nguyên trong hơn 10 năm qua đã tăng trưởng khá nhanh và có những đóng góp to lớn tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa vững chắc và chưa đồng đều giữa các ngành, các thành phần và các vùng kinh tế. Mặc dù đã có chủ trương tạo điều kiện và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tuy nhiên ở Thái Nguyên những năm qua, thành phần kinh tế tư nhân, ngoài quốc doanh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức mặc dù đây là những thành phần kinh tế rất năng động và có ưu thế rất lớn về nguồn vốn đầu tư. Sự phân bố cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng có sự mất cân đối lớn. Các cơ sở cơng nghiệp lớn và hoạt động có hiệu quả của Thái

Nguyên tập trung chủ yếu ở những khu vực có lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật như thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công , huyện Phổ Yên và dọc trục quốc lộ 3, 1B, 37 và các trục tỉnh lộ.

Bảy là, mặc dù đã có chủ trương đường lối phát triển có trọng tâm nhưng quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối ở các cơ sở, các cấp địa phương lại chưa kiên quyết, thiếu năng động. Điều này giải thích tại sao tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhanh nhưng thiếu tính bền vững. Tuy là một tỉnh có ngành cơng nghiệp phát triển sớm so với cả nước và những năm gần đây, công nghiệp Thái Nguyên cũng khẳng định được những ngành mũi nhọn nhưng vẫn chưa tận dụng được những thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt với một tỉnh trung du miền núi như Thái Nguyên, việc phát triển các ngành kinh tế ở nơng thơn, cơng nghiệp hóa nơng thơn là một vấn đề quan trọng. Một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy vấn đề này chính là phát triển ngành nghề ở nông thôn nhất là các nghề thủ công truyền thống nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy, những năm qua, mặc dù diện mạo nông thôn thay đổi nhưng rất chậm về tốc độ. Đời sống vật chất và tinh thần của nơng dân nhất là ở các huyện phía Bắc của tỉnh cịn thấp. Nhiều dự án khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch thu hút nhiều nhà đầu tư ở các huyện trên địa bàn nhưng phần lớn chỉ tập trung ở vùng ven thành phố, các huyện phía Nam tỉnh.

Tám là, cải cách hành chính cịn chậm, việc phân cấp quản lý cịn chưa rõ ràng, chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, gây khó khăn và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế của tỉnh và của Nhà nước. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước và của tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp cịn chưa đồng bộ, kiên quyết. Tổ chức quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ từ Bộ đến tỉnh, huyện. Thậm chí ở cấp huyện, khơng có cán bộ chuyên trách mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm nên hiệu quả

quản lý cịn rất thấp. Trong khu vực dân doanh, chưa có sự tư vấn, hỗ trợ và định hướng phát triển nên phần lớn mang tính tự phát.

Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành tựu lớn nhưng công nghiệp Thái Nguyên cũng không tránh khỏi những bất cập và điều này đã gây nên những trở lực nhất định cho q trình phát triển cơng nghiệp địa phương của tỉnh trong những năm qua. Những hạn chế đó của cơng nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Những nguyên nhân khách quan chủ yếu là do tác động mạnh mẽ của những cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và khu vực. Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngồi Nhà nước có những cơ hội tốt nhất để phát triển. Tuy vậy, công nghiệp quốc doanh Trung ương và địa phương vẫn là những thành phần kinh tế then chốt, chủ đạo và giữ vai trị điều tiết trong nền kinh tế nói chung cũng như lĩnh vực cơng nghiệp Thái Nguyên nói riêng. Điều này khiến cho công nghiệp địa phương của tỉnh chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình hình trị trường và những biến động tiêu cực của giá cả. Trong những năm 1997 – 2010, các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh cũng như trong cả nước đang trong q trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh còn nhỏ bé về mọi mặt nên chưa khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng chưa đồng bộ, nhất là trong việc phân cấp quản lý Nhà nước về công nghiệp giữa tỉnh với huyện, thị dẫn tới những khó khăn lãnh đạo phát triển và trong quản lý phát triển công nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Những bất cập và hạn chế của công nghiệp địa phương Thái Nguyên trong những năm qua không thể không kể tới những tác động của các yếu tố chủ quan đó chính là những bất cập xuất phát từ chính chủ trương đường lối, chính

sách phát triển cơng nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh. Mặc dù đã cố gắng quán triệt chủ trương đường lối phát triển công nghiệp địa phương của Trung ương Đảng và Nhà nước song nhiều lúc và nhiều nơi, Đảng bộ tỉnh vẫn rơi vào tình trạng máy móc, rập khn, thiếu chủ động. Điều này xuất phát từ thực tế cán bộ Đảng viên trong Đảng chưa nắm được tình hình thực tế của cả nước, chưa thấy được những xu hướng biến động của khu vực và thế giới trong những thời điểm khác nhau. Việc khơng nắm được tình hình thực tế trong nước, khu vực và thế giới sẽ khiến lãnh đạo tỉnh đưa ra những chủ trương đường lối sai lệch với yêu cầu và tình hình thực tiễn trong nước và trong tỉnh. Ngay trong nhận thức của cán bộ đảng viên cũng chưa thấy hết được vai trị vị trí của cơng nghiệp địa phương. Năng lực của cán bộ quản lý, tham mưu và cán bộ cấp cơ sở cịn hạn chế. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và chi bộ Đảng thuộc khối cơng nghiệp cịn thiếu tập trung, dàn trải, chưa kiên quyết. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát còn lỏng chưa đạt hiệu quả cao.

Trên đây là những khó khăn và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Để công nghiệp địa phương Thái Nguyên phát triển mạnh hơn và khẳng định vị thế trong sự phát triển kinh tế nói chung của tỉnh, Đảng bộ và chính quyền tỉnh cần nhanh chóng đưa ra những chủ trương, biện pháp khắc phục khó khăn nói trên đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược để phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2010 002 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)