Chƣơng 3 : Một số nhận xét và kinh nghiệm
3.1. Một số nhận xét
3.1.1 Những ưu điểm
Sau khi tái lập, trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế xã hội nói chung cũng như cơng nghiệp địa phương nói riêng của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn. Được xem là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực trung du miền núi phía Đơng Bắc, Thái Ngun ln chứng tỏ vị trí là một tỉnh đầu tàu đối với các tỉnh trong khu vực. Xác định được vai trị và tầm quan trọng của cơng nghiệp địa phương là ngành kinh tế chủ đạo, tiên phong đối với sự phát triển của nền kinh tế trong tỉnh, từ năm 1997 – 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Ngun đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển ngành kinh tế này. Dựa vào những chủ trương, chính sách đúng đắn cùng những cố gắng nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, những lợi thế của tài nguyên thiên nhiên, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong thời kỳ 1997 – 2010, cơng nghiệp địa phương đã có được những bước tiến lớn và đạt được những thành tựu lớn góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Phát huy những giá trị của vùng đất truyền thống cách mạng lâu đời, khai thác những tiềm năng của một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và chính trị, trong hơn 10 năm qua, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự cố gắng nỗ lực và sáng tạo của nhân dân địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, công nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển mới từng bước đưa Thái Nguyên từ một tỉnh nông nghiệp kém phát triển thành một tỉnh công nghiệp phát triển trở thành đầu tàu của khu vực trung du miền núi
trì giữ vững và phát huy vai trị của mình, khơng ngừng phát triển cả về chiều sâu bề rộng, số lượng, chất lượng, kỹ thuật, trình độ quản lý, trang thiết bị máy móc và cộng nghệ. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, công nghiệp địa phương đã phát huy tối đa vai trị của mình, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế toàn tỉnh, là đầu tàu kéo theo các ngành kinh tế khác cùng đi lên.
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cơng nghiệp ln được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tạo nền tảng vững chắc đưa cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trên cơ sở thấm nhuần chủ trương, đường lối phát triển công nghiệp của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của tỉnh, kịp thời chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành ở địa phương thực hiện nghiêm túc và tạo ra những bước phát triển quan trọng cho ngành công nghiệp Thái Nguyên. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, từ một nền công nghiệp với cơ chế sản xuất và quản lý kế hoạch, tập trung, máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chậm cải tiến, sản phẩm hàng hóa chất lượng thấp, đơn điệu và chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, Thái Nguyên đã xây dựng được một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại theo cơ chế thị trường, thành phần kinh tế đa dạng với cơ cấu sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao và có chỗ đứng trên thị trường.
Bằng những cố gắng nỗ lực của nhân dân trong tỉnh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ kéo theo đó là sự chuyển dịch của cơ cấu lao động và xã hội cũng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong
nghiệp được đầu tư và bắt đầu phát huy hiệu qủa tích cực làm thay đổi diện mạo khơng chỉ của ngành cơng nghiệp tỉnh nói riêng mà cịn của bộ mặt kinh tế nói chung của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh năm 1997 đạt 148,542 tỷ đồng, năm 2000 là 216,242 tỷ đồng, năm 2005 là 1.082 tỷ đồng, năm 2010 là 4.662 tỷ đồng. Trải qua hơn 10 năm tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp địa phương tồn tỉnh khơng ngừng tăng. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình qn của ngành cơng nghiệp – xây dựng tăng 14,91% (giai đoạn 2001 – 2005 là 12,45%), tốc độ tăng trưởng của cơng nghiệp địa phương bình quân là 31,4%, tốc độ tăng trưởng bình qn của cơng nghiệp Trung ương là 14,1%, cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 15%. Trong khi đó giai đoạn 1997 – 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân của công nghiệp địa phương là 9,4 %, giai đoạn 2001 – 2005 là 19,39%. Năm 2010, giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh đạt 12.200 tỷ đồng tăng 18,3%, trong đó cơng nghiệp Trung ương đạt 7260 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2009 đạt 94,5% kế hoạch năm, công nghiệp địa phương là 4.240 tỷ đồng, tăng 15,9%, đạt 109,9% kế hoạch năm, cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là 700 tỷ đồng. Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp địa phương đã làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp trong GDP cả tỉnh. Năm 2000, tỷ trọng cơng nghiệp – xây dựng trong GDP của tồn tỉnh là 31,01%. Năm 2010 tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh là 41,54% (Báo cáo kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển cơng nghiệp
– tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010, Sở Công Thương Thái Nguyên).
Một trong những chuyển biến rõ nét nhất của tình hình cơng nghiệp địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Ngun trong những năm qua đó chính là sự hình thành và phát triển mạnh của nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp tập
những cụm công nghiệp tập trung, từ năm 2002 đến năm 2007 đã có 8 cụm cơng nghiệp được lập Tính đến thời điểm năm 2010, tồn tỉnh đã có 18 cụm cơng nghiệp được lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 620ha. Cơng tác giải phóng mặt bằng, mời gọi đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp cũng nhanh chóng được triển khai và đem lại những kết quả khả quan. Số lượng các dự án đầu tư vào các cụm cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng (năm 2006 có 07 dự án đến 9/2010 tăng lên 53 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7.464 tỷ đồng. Sự xuất hiện của nhiều cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh đã làm thay đổi rõ nét diện mạo của ngành cơng nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn.
Có thể nói rằng từ năm 1997 – 2010, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp địa phương đã có những đóng góp quan trọng vào tình hình tăng trưởng kinh tế chung của tồn tỉnh. Ngành cơng nghiệp của tỉnh cũng đã đáp ứng được những nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong tỉnh, một số sản phẩm và mặt hàng đã vươn ra thị trường ngoài tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu địa phương tạo ra được 51,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tồn tỉnh. Từ năm 1997 – 2001, cơng nghiệp địa phương đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như vào ngân sách Nhà nước theo tỷ trọng cụ thể như sau: Năm 1997 là 58,9%, năm 1998 là 58,1%, năm 1999 là 53,5%, năm 2000 là 51,9% (chưa tính đến các sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế). Đặc biệt, với chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhất là từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp, khu vực dân doanh phát triển một cách khá mạnh mẽ. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Điều này khơng chỉ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt mà cịn góp phần giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động
trong nông nghiệp và nông thôn. Sự phát triển của công nghiệp và thủ công nghiệp địa phương góp phần làm thay đổi diện mạo đơ thị, thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hóa nơng thơn, từng bước hình thành các thị trấn, thị tứ trên cơ sở phát triển một số ngành nghề mới tại các xã, cụm xã nâng cao dân trí. Sự phát triển của công nghiệp địa phương cũng đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn. Có thể nói, định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh là một định hướng đúng đắn. Bởi vì giá trị của sự tăng trưởng công nghiệp cao hơn so với những ngành khác, trực tiếp góp phần vào việc đảm bảo an ninh quốc phịng.
Theo những kết quả đã đạt được trong hơn 10 năm qua, có thể đưa ra một vài nhận xét sau về những chuyển biến tích cực của cơng nghiệp địa phương tỉnh Thái Nguyên:
Một là trong những năm qua, công nghiệp Thái Nguyên phát triển
khá mạnh đã tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo đó là q trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng – dịch vụ - nông lâm ngư nghiệp từng bước hình thành cơ cấu kinh tế cơng nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo những thay đổi to lớn của cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ dần tăng lên, lao động trong các ngành nông lâm nghiệp giảm xuống. Bước sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh đạt 11,69%, trong đó cơng nghiệp và xây dựng tăng 16,15%, dịch vụ tăng 12,45%, nông lâm nghiệp ngư nghiệp tăng 4,37%. Cùng với sự tăng lên của nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch đúng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu năm 2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp và xây dựng 38,71%, dịch vụ
35,08%, nông lâm ngư nghiệp thủy sản 26,21%. Năm 2008, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng song cịn chậm: Cơng nghiệp 39,78%, dịch vụ 36,24%, nông lâm ngư nghiệp và thủy sản 23,98%. Năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt: Công nghiệp - xây dựng 41,54%; dịch vụ 36,73%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản 21,73 %.
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Đến năm 2007, công nghiệp và xây dựng đã thu hút được 10.800 lao động nâng cơ cấu lao động trong ngành này lên 15,8% . Năm 2010, số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lên tới 82.000 người. Thu nhập của người lao động ổn định và đời sống ngày càng hồn thiện. Có thể nói rằng, sự tăng trưởng của cơng nghiệp địa phương trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai là cùng với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế nói chung, trong
nội bộ ngành cơng nghiệp cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ dẫn tới sự xuất hiện của nhiều ngành mới, nhiều sản phẩm mới. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Trung ương quản lí chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp nhưng đã giảm dần qua các năm do tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2006 là 61,7% đến năm 2010 giảm xuống cịn 59,51% với tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 2006 – 2010 là 14,1%. Do môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, cơng nghiệp địa phương đã có những bước phát triển mạnh và tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2006 là 32,17% đến năm 2010 là 34,75% với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 31,4%. Khu vực đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành cũng chuyển biến rất lớn. Trong những giai đoạn
trước, các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chiếm tỷ trọng lớn trọng nội bộ ngành công nghiệp nhưng bước sang giai đoạn 2006 – 2010, các ngành công nghiệp điện nước, may mặc, chế biến nông lâm sản đang tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị nội ngành công nghiệp tỉnh (cơng nghiệp khai thác và chế biến khống sản tăng 10,71%, công nghiệp chế biến và chế tạo 19,01%, công nghiệp điện nước 19,24%). Đây là xu hướng chuyển tích cực góp phần giảm nhẹ sức ép về vấn đề môi trường và tài nguyên trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động vì đây đều là những ngành sử dụng nguồn lao động lớn, đầu tư ít và ít gây sức ép cho mơi trường và tài nguyên.
Ba là sự tăng lên đáng kể của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh công nghiệp, nhiều cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng và phân bố rộng khắp các huyện trên địa bàn tỉnh. Số lượng các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp công nghiệp tăng lên đáng kể. Năm 2005 cả tỉnh có 299 doanh nghiệp, năm 2009 có 413 doanh nghiệp chiếm 31,37% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực công nghiệp năm 2005 là 8.015 cơ sở, năm 2009 là 9.659 cơ sở chiếm 20% tổng số hộ kinh doanh cá thể của toàn tỉnh. Năm 2010, cả tỉnh đã có 07 cụm cơng nghiệp với diện tích 3.770 ha, quy hoạch được 28 cụm công nghiệp với diện tích 1.160,83ha. Sự tăng nhanh về số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cụm và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trở thành một nhân tố quan trọng làm thay đổi diện mạo công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Điều này tác động mạnh mẽ tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, nâng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP tồn tỉnh mà cịn góp phần quan trọng vào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở những vùng nông thôn, những
huyện xưa nay vốn được xem là thuần nông, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân.
Bốn là chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên, đặc biệt là các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các doanh nghiệp quốc doanh Trung ương do địa phương quản lý. Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh do có những chính sách thu hút vốn đầu tư tốt nên có điều kiện mở rộng quy mô, cải tiến trang thiết bị và cơng nghệ. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh bắt đầu hình thành một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến và chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông lâm sản, nhất là chè, cơng nghiệp khai khống, luyện kim,…. Những sản phẩm của các ngành công nghiệp mũi nhọn đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và bắt đầu vươn ra thị trường nước ngoài. Cơ cấu hàng hóa cơng nghiệp cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần giá trị sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Giảm tình trạng xuất khẩu những sản phẩm thô, chưa qua chế biến nhằm làm tăng giá trị của hàng hóa.
Năm là sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa công nghiệp địa phương
với công nghiệp Trung ương đã đem lại những hiệu quả tích cực góp phần