Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hƣơng tích cực, hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 79 - 110)

8. Kết cấu luận văn

2.4. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hƣơng tích cực, hạn

hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Hải Phòng hiện nay

Cùng với sự đổi mới của đất nước, thành phố Hải Phòng đang từng bước thiết lập các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh hưởng của cơ chế mới khơng chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cịn trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu. Đời sống của người dân Hải Phịng hiện nay đang có sự thay đổi, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương hơn, sơi nổi và linh hoạt hơn. Đời sống chính trị, văn hố đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của người dân vùng đất này. Chính sự thay đổi những quan hệ cơ bản ấy mà đời sống văn hoá tinh thần của người dân cũng dần thay đổi. Mặt khác, quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng thông qua nhiều phương thức khác nhau đã giúp cho tầm nhìn của con người nơi đây khơng cịn bị giới hạn bởi vị trí địa lý mà đã có khả năng vươn xa hơn để tiếp cận với những giá trị mới, hiện đại của đất nước và thế giới. Vì vậy, những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở hải Phịng trên thực tế đã có những biến đổi khác trước. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay cịn thấm sâu trong đời sống văn hố tinh thần của nhiều gia đình và cộng đồng dân cư ở Hải Phịng. Do đó, khơng thể ngăn cản chức năng và vai trị xã hội của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với cư dân và cộng đồng xã hội nơi đây.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Hải Phịng ra đời từ sự tồn tại xã hội, phát triển trong những điều kiện lịch sử xã hội phù hợp, nó tác động đến mọi mặt của

đời sống xã hội. Vì vậy, nếu việc nhìn nhận, đánh giá tơn giáo một cách giáo điều, cục bộ, máy móc, thiển cận về sự hình thành, tồn tại và ảnh hưởng của nó thì chúng ta khơng giải quyết đúng đắn về vấn đề này. Do đó, sẽ khơng phát huy được hết những khả năng, những giá trị của ý thức xã hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hóa hiện nay, chúng ra đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Các sản phẩm của văn hóa truyền thống, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, lối sống dân tộc càng ngày bị coi nhẹ và thay vào đó là lối sống ích kỷ, xa đọa, đua địi, sùng ngoại và khơng phù hợp với truyền thống dân tộc, đang dần chiếm lĩnh, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Phải làm sao để một mặt chúng ta tiếp thu được nhiều nhất những thành tựu văn hóa mà nhân loại đạt được, mặt khác cũng không để mất đi bản sắc văn hóa của riêng mình? Việc tiếp xúc với nền văn hóa bên ngồi sẽ giúp cho nền văn hóa Việt Nam trở nên phong phú hơn, hiện đại và tiên tiến hơn, đồng thời còn điều chỉnh, bổ sung một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp với thời đại. Tuy nhiên việc tiếp xúc đó cũng mang lại nguy cơ nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam sẽ bị phai nhạt và dần bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác. Mà một quốc gia đã đánh mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mình thì coi như quốc gia đó đã bị diệt vong. Vì vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là chúng ta phải xử lý thế nào để có thể vẫn phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc mà vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng dân gian đã có từ hàng nghìn năm nay, đã ăn sâu vào đời sống tinh thần vào ý thức của người dân và trở thành một phần không thể thiếu để tạo nên bản sắc văn hóa Việt. Nó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt mà trong quá khứ cũng như ở hiện tại mà cịn để lại một kho tàng vơ giá các tác phẩm âm nhạc, văn

học và diễn xướng tâm linh... Chính vì vậy chúng ta cần phải có những hành động tích cực trong việc thừa nhận và phổ biến những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mãu trong đời sống nhân dân và trong xã hội. Điều này sẽ giúp sức tăng cường sức mạnh cho văn hóa truyền thống Việt Nam trước sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai và chỉ có thể dùng chính sức mạnh của văn hóa truyền thống để chống lại văn hóa ngoại lai thì chúng ta mới có thể giữ được bản sắc mình trong xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra rộng khắp trên thế giới hiện nay.

Xuất phát từ những quan điểm chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo; trên cơ sở nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hoá tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay, vì vậy để phát huy hơn nữa những ảnh hưởng tích cực và khắc phục một số tồn tại hạn chế của tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Hải Phịng, chúng tơi đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với cơng tác tín ngưỡng và nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước yêu cầu mở cửa và hội nhập, quá trình giao lưu quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Trước sự xâm nhập của những luồng văn hóa ngoại lai, tính rủi ro của kinh tế thị trường, sự “nhạy bén” trong việc tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, trong một bộ phận quần chúng nhân dân, thói tham ơ, quan liêu, nhũng nhiễu… là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển các tệ nạn của xã hội và những hủ tục mê tín dị đoan trỗi dậy, đạo đức xã hội vị suy thối. Hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo của một số tổ chức và cá nhân, “buồn thần bán thánh” đang diễn ra phổ biến trong xã hội.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo thành phố Hải Phịng cần phải có những chính sách pháp luật cụ thể hơn nữa tăng cường công tác quản lý

tơn giáo. Ngay trong bản thân các tín ngưỡng, tơn giáo cũng phải tự mình có những biện pháp cụ thể để quản lý các hoạt động tôn giáo của mình. Có hình thức xử phạt nghiêm ngặt đối với các hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động lợi dụng tơn giáo hoặc bất kỳ những mục đích nào khác như: kinh tế, chính trị… gây rối trật tự công cộng, an ninh xã hội, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống phá cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác Đảng, Nhà nước và nhất là lãnh đạo thành phố cần phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức về chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Tập trung củng cố, kiện tồn, có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách về tôn giáo ở thành phố, các quận huyện. Tăng cường phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị-xã hội tham gia có hiệu quả vào việc tuyên truyền, vận động, phát huy khối đại đồn kết tồn dân trong đồng bào có đạo, các chức sắc, chức việc…

Các cấp chính quyền, các ngành tiếp tục cụ thể hố và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, biện pháp triển khai thực hiện Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định của Trung ương và các văn bản chỉ đạo của thành phố về cơng tác tín ngưỡng, tơn giáo; tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các cơ chế, chính sách về tơn giáo trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung và tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về tôn giáo và các quy định của địa phương liên quan đến tôn giáo trên địa bàn thành phố.

Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo đúng hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật; đảm bảo cho các chức sắc, tín đồ các tơn giáo sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo bình

thường theo quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với việc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước. Giải quyết dứt điểm, đúng đắn, tránh nóng vội hoặc hữu khuynh, thụ động trong giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Kiên quyết xử lý những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm trong quản lý Nhà nước về tôn giáo gây hậu quả xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đến sự phát triển chung của địa phương, cơ sở… ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với cấp uỷ, chính quyền và khối đại đồn kết toàn dân.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân là người có đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, quốc phịng, xây dựng nơng thôn mới; cảnh giác, đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các tơn giáo. Có hình thức phù hợp để thu hút, tập hợp đơng đảo các thành phần giáo dân tham gia sinh hoạt tổ chức đoàn, hội.

Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân, giữ vững ổn định xã hội về mặt kinh tế và chính trị

Có rất nhiều con đường cách thức để nhân dân tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu và ngun nhân chủ yếu dẫn tới điều đó chính là những ảnh hưởng trực tiếp từ đời sống vật chất, đời sống tinh thần của mỗi cá nhân trong xã hội. Và một trong những giải pháp cơ bản, mang tính quyết định trong việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng, chống lại việc người dân bị lợi dụng trong các hoạt động tín ngưỡng và ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu chính là giữ vững ổn định về

mặt kinh tế, chính trị, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Giải pháp này bao gồm nâng cao đời sống kinh tế, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với thể chế chính trị xã hội thơng qua việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và bộ máy nhà nước.

Song hành cùng với việc nâng cao đời sống kinh tế là nâng cao đời sống văn hóa tinh thần dành cho người dân. Đảng ta đã xác định “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì cơng bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện”, và “thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội thì khơng thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững” [21.tr 64-65]. Văn hóa hiện nay được xem như động lực cho sự phát triển, là nền tảng của đời sống xã hội trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta tiếp tục bổ sung những giá trị văn hóa tiên tiến từ bên ngồi vào, góp phần xây dựng một mơi trường văn hóa xã hội tiên tiến, lành mạnh, thỏa mãn nhu cầu của quần chúng nhân dân trong tình hình mới.

Bên cạnh việc nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho quần chúng nhân dân thì chúng ta cũng cần chú ý đến việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị xã hội. Quá trình mở cửa cải cách kinh tế không chỉ đem lại những thành tựu to lớn trong đời sống xã hội mà cịn có những tác động ảnh hưởng khơng hề nhỏ đến xã hội như: tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, sách nhiễu nhân dân... coi trọng vật chất, coi trọng đồng tiền và danh lợi, những điều này đã làm hao mòn những giá trị tinh thần truyền thống. Những tệ nạn đó cùng với “những yếu kém khó khăn của một số mẹt về kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tới lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo và

quản lý của Nhà nước” [21, tr. 64-65], ảnh hưởng đến niềm tin sâu sắc của nhân dân.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tín ngưỡng thờ Mẫu, đổi mới và nâng cao nhận thức không chỉ của người dân mà cả đối với những người làm công tác quản lý về tơn giáo, tín ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.

Qua thực trạng về tình hình tơn giáo, tín ngưỡng và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống văn hóa tính thần người dân ở Hải Phịng bao gồm cả những mặt tích cực và hạn chế đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy khiến cho nhiều người trong xã hội có những nhận thức chưa rõ ràng về bản chất, vai trò, chức năng của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội dẫn đến những nhận thức lệch lạc. Hoặc có thể chỉ nhìn thấy những ảnh hưởng tích cực, tuyệt đối hóa vai trị của tơn giáo dẫn đến sự sùng bái, mê tín dị đoan. Hoặc có thể chỉ nhìn thấy những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo, tín ngưỡng đem lại và có thái độ kỳ thị, bài xích tơn giáo, tín ngưỡng. Do đó để tránh nhận thức lệch, rơi vào hai khuynh hướng trên chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động tuyên truyền quan điểm chủ trương chính sách của Đảng của Nhà nước và thành phố Hải Phịng về tơn giáo, tín ngưỡng đến người dân. Cùng với việc truyên truyền và phổ biến những kiến thức về tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội là việc phát triển giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức trong nhân dân sẽ góp phần làm cho người dân hiểu được bản chất, những giá trị cũng như mặt trái của tín ngưỡng thờ Mẫu, từ đó có ý thức hơn trong việc thực hành hành vi tín ngưỡng của bản thân cũng như đấu tranh chống lại cái xấu, phat huy cái tốt, không để diễn ra hiệ tượng lợi dụng tín ngưỡng gây hậu quả xấu cho xã hội cả về vật chất và tinh thần.

Đổi mới nhận thức về cơ sở khách quan của sự tồn tại, xu hướng biến đổi của tôn giáo trong đời sống xã hội. Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo để có khả năng phân tích đánh giá khách quan nhất cơ sở tồn tại, xu

hướng biến đổi của từng tơn giáo, tín ngưỡng cụ thể (Phật giáo, Thiên Chúa giáo…, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hồng làng,…) trong đời sống văn hóa xã hội. Nắm được những giá trị và hạn chế của các tôn giáo trong mỗi chiều vận động và từng giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi khi nghiên cứu cũng như khi đưa ra những quản lý hành chính đối với tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, thờ Mẫu ở Hải Phịng nói riêng đó chính là yếu tố mê tín dị đoan nó gây ra cho cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, các nhà quản lý, các nhà khoa học cần phải làm sáng tỏ và thống nhất các nội dung mang tính mê tín dị đoan trong tín ngưỡng thờ Mẫu để từ đó tun truyền đến các tín đồ, các ơng đồng, bà đồng thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 79 - 110)