Phƣơng diện thực hành tín ngƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 70 - 79)

8. Kết cấu luận văn

2.3. Phƣơng diện thực hành tín ngƣỡng

Khi nhắc đến việc thực hành nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng Mẫu chính là một chặng đường hướng những con nhang đệ tử nói chung về quy tụ bên Mẫu hưởng sự che chở, bảo trì của Mẫu. Khơng cần đến khổ tu, lánh tục để hưởng hạnh phúc về sau mà trước Mẫu hiền từ, cơng bằng với tấm lịng thành, tin Mẫu, Mẫu sẽ độ cho mà hưởng hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại. Đối với những người được xem là có căn đồng thì những nghi lễ thờ

cúng còn được xem là một quá trình tự rèn luyện học hỏi để tìm lại những phẩm chất con nhà thánh trong chính bản thân, trong cuộc sống hiện tại.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của nhân dân cũng khơng ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Trong đó tín ngưỡng, tơn giáo thành thứ khơng thể thiếu đối với một bộ phân dân cư có nhu cầu trong đời sống tâm linh của họ, và tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng khơng thể thiếu trong đời sống tâm linh đa dạng đó. Qua việc nghiên cứu khảo sát tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hải Phịng hiện nay bằng các nghi lễ thờ cúng và được biểu hiện rõ nét qua vai trò của phần “lễ” và phần “hội” trong xã hội hiện nay là rất to lớn. Ngồi việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc, nó cịn khuyến khích tinh hoa văn hóa của từng vùng miền, nó giúp thế hệ con cháu đời sau nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc, ca ngợi Mẹ khởi thủy, Mẹ dạy trồng trọt… bởi vì các Mẹ là cội nguồn văn hóa về ý thức cộng đồng được lưu truyền thơng qua các tín ngưỡng bản địa.

Ở một góc độ khác, kế thừa những nghiên cứu khoa học liên ngành khác, các nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng Mẫu ở Hải Phịng cịn chất chứa những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân Đại Việt. Tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với đời sống văn hóa tinh thần người dân là rất sâu rộng, và đi sâu vào tiềm thức nhân dân với vai trị là một tín ngưỡng bản địa thuần túy, được bổ sung và vun đắp qua từng giai đoạn lịch sử cho phù hợp với đời sống nhân dân.

Tín ngưỡng thờ Mẫu khơng có một hệ thống luật lệ, nghi lễ quy chuẩn được in thành sách và trở thành giáo lý của tín ngưỡng bởi tính đa dạng và sâu sắc, đồng thời tín ngưỡng cịn mang bản chất của từng vùng miền, địa phương đã tạo ra sự thay đổi khác nhau trong cách hiểu và thực hành theo giáo lý. Nghi lễ thờ Mẫu ở Hải Phịng mang tính chung tương đối và được

quy định bởi tính vùng miền nơi đây, chính những nghi lễ này đã làm đặc sắc và phong phú thêm cho đời sống văn hóa tin thần người dân bản địa.

Những người thực hành nội dung các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu khơng chỉ có những con nhang, đệ tử mà cịn cả những người dân có niềm tin vào những đấng tối cao, có quyền năng làm cuộc sống của họ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Những người này tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu bằng sự tơn kính với thánh Mẫu và các vị thánh được thờ ở bản địa, họ thơng qua những thần tích, thần phả hay thơng qua những nghi lễ đặc sắc của từng địa phương mà biểu hiện sự ngưỡng vọng và tơn thờ. Sau nhiều lần tìn hiểu và cảm nhận được đời sống tâm linh của bản thân, của gia đình và của cộng đồng xã hội đã có sự thay đổi theo hướng tính cực, mang lại cho họ những mong muốn trong cuộc sống hiện tại.

Với những người dân hướng đến của Mẫu bằng sự thành kính và qua sự tìm hiểu rõ ràng họ sẽ thấy được lễ nghi phép tắc, sự phân bậc trên dưới, trước sau của tín ngưỡng thờ Mẫu. Với những nhân chứng rõ ràng trong lịch sử có cơng với dân tộc với vùng miền mà họ coi là quê hương thì khiến cho những người dân ngưỡng vọng với lịng tơn kinh tối cao nhất, tuy rằng niềm tin tôn giáo của họ không được khai phá hết nhưng họ cũng cho thấy được rằng sức thu hút của tín ngưỡng là rất lôi cuốn.

Việc chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu còn ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường nhật của bản thân và gia đình, trong đời sống hằng ngày họ cũng lồng ghép những lời ăn tiếng nói, những cử chỉ, lề lối của những thanh đồng thực hiện nghi lễ. Ngay cả khi họ thực thi những tín ngưỡng khác như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay đi lễ Phật họ cũng có những lời văn khấn rất vần và mang đậm phong cách nghi lễ, hành lễ của nhà Thánh. Điều này chứng tỏ sức ảnh hưởng của tín ngưỡng và ở đây là những nghi lễ của tín ngưỡng đã tạo nên một sức sống riêng cho từng vùng miền, từng khu

vực. Chính những người dân, những người “khơng có căn có số” đã góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng, bảo tồn và phát triển những nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu, điều đó đã làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phịng có những nét sinh động và đặc sắc hơn các vìng miền khác, và ở Hải Phịng người ta gọi đó là tính mở của tín ngưỡng.

Việc thực hành các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu chính là cội nguồn, là xương sống của tín ngưỡng thờ Mẫu và chính là cách thức đưa những con nhang đệ tử, những người có niềm tin tôn giáo đến với Mẫu cùng các vị thánh trong tín ngưỡng này. Các nghi lễ là cách thức để họ tiếp cận được gần với Mẫu nhất, được hưởng đặc ân của Mẫu ban tặng bằng niềm tin tối cao nhất, với những mong muốn đời thường nhất từ sức khỏe cho đến công danh sự nhiệp, cuộc sống bình an, hạnh phúc cho cá nhân họ và những cộng đồng người quanh họ. Đa phần những người tìm đến với cửa Mẫu thường gặp những biến cố lớn trong cuộc đời, biến cố đó khiến họ suy sụp về mặt tinh thần (đôi khi cả vật chất) và khi đó họ tìm đến tín ngưỡng với niềm tin sẽ thoát khỏi những tháng ngày u tối, và cuộc sống tốt đẹp sẽ tiếp tục chờ đón họ ở tương lai. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem đến cho họ những niềm tin như vậy thông qua những nghi lễ đặc sắc và riêng biệt của mình. Từ cách thức hịa nhập, gia nhập vào tín ngưỡng đã cho thấy sự dung nạp các đệ tử một cách khá dễ dàng bởi họ cho rằng những biến cố mà họ gặp phải trong cuộc đời là bởi vì họ chưa ra trình cửa Cha, cửa Mẹ, và chưa “biết mặt, đặt tên” nên họ mới gặp những tai ương trong cuộc sống. Khi họ tìm đến với cửa mẫu, họ đã được điểm danh, được biết đến vị trí, bản thân con người thật của họ trong đời sống tâm linh mà bấy lâu nay họ chưa từng được khai phá.

Mặt khác, tín ngưỡng thờ Mẫu với xuất thân từ nền nông nghiệp lúa nước với vai trò quan trọng của người phụ nữ, bên cạnh đó là hệ thống nghi thức, cách thức trang trí sắp đặt của tín ngưỡng thờ Mẫu khiến cho nhân dân

thấy gần gũi bởi tính trên dưới, trước sau rất lễ nghi, phép tắc giống như cuộc sống thường nhật vậy. Bằng cách đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã dần ăn sâu vào tiềm thức của những con nhang đệ tử, những người “có căn, có số” và được Cha, Mẹ chấm để làm việc cho nhà Thánh, để hầu hạ các Ngài.

Bên cạnh những ông đồng, bà đồng hay hệ thống con nhang của tín ngưỡng thờ Mẫu được biết đến cửa Mẫu thông qua những biến đổi lớn trong cuộc đời thì cịn có một bộ phận khơng nhỏ những cá nhân theo tín ngưỡng thờ Mẫu va am hiểu về tín ngưỡng từ rất sớm. Có thể là được “chấm đồng từ thuở mười ba, đến năm mười bảy là ra trình đồng”, họ được các Ngài về báo mộng, về dạy dỗ từ đi đứng, nói năng cho đến phán truyền và tường tận các việc của nhà thánh. Đây là những người “căn cốt” làm thanh đồng, họ được bảo ban dạy dỗ từ rất sớm, thậm chí sớm hơn cả thuở “mười ba” để ra làm việc cho nhà thánh, hầu các Ngài. Một thanh đồng tên K, ở Vĩnh Bảo Hải Phòng cho biết: “Năm lên mười, tơi đã mơ thấy mình được các Ngài chấm. Các Ngài cho tơi ăn lộc xem bói (đốn trước tương lai) và tơi có xem cho nhiều người và họ đều bảo đúng với cuộc sống hiện thực của họ. Nhưng tôi rất hay bị đau đầu và có những giấc mơ kỳ lạ như: có người dạy múa, dạt hát, dạy xem mặt người, tướng người… thậm chí tơi cịn mơ đi đánh giặc giúp dân, cứu nước. Sau khi tôi ra mở phủ trình đồng thì mọi chuyện đều tốt đẹp, cuộc sống của tơi trở lại bình thường. Hiện nay tôi vẫn đi làm công chức nhà nước tuy nhiên tôi vẫn làm việc cho nhà Thánh (hầu đồng)”.

Có thể những người đến với cửa Mẫu có nhiều nguyên do khác nhau nhưng có một điểm chung lớn của họ chính là có “dun” với cửa Mẫu. Dù bằng nhiều hình thức, cách thức hay thâm chí là những biến cố nhưng đích đến của họ đều là của Mẫu với mong muốn được che chở, được sống với đời sống tâm linh của mình. Đối với họ, để có một đời sống tâm linh mà hiểu được bản chất, hiểu được những phép tắc lễ nghi của nhà Thánh thì khơng

phải dễ. Có nhiều cách thức tìm hiểu khác nhau, tuy nhiên họ có thể hiểu ít, hiểu nhiều và thậm chí hiểu sai lệch về nội dung nghi lễ và tín ngưỡng thờ Mẫu. Điều đó làm cho tín ngưỡng trở nên đa dạng, đa cách thức nhưng cũng góp phần tạo nên sự trái chiều về cách hiểu, cách thực hành tín ngưỡng. Tuy nhiên phép tắc, lễ nghi của nhà thánh rất nghiêm ngặt và khơng phải ai cũng có thể theo được. Khơng phải ngẫu nhiên mà có những người “căn cơ” được dạy về lễ nghi phép tắc từ rất sớm, kể cả từ những giấc mơ cho đến các cụ đồng cựu dạy lại thông qua các nghi lễ của tín ngưỡng và theo cách thức truyền miệng trực tiếp.

Qua nghiên cứu và khảo sát cách thực hành tín ngưỡng thơng qua nghi thức thờ cúng và các thủ tục khác cho thấy tính xuyên suốt trong lịch sử của nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Với nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, tín ngưỡng bản địa cũng đã va chạm với dất nhiều các tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau tuy nhiên về bản chất cơ bản và ở đây là các nghi lễ vẫn được bảo tồn, gần như là nguyên vẹn. Những sự đổi mới của nghi lễ chỉ là những nét văn hóa đặc sắc được thu nạp từ những tơn giáo, tín ngưỡng khác để làm đa dạng và phong phú thêm cho tín ngưỡng bản địa với bản chất là không thay đổi.

Những thủ tục tiến hành nghi lễ từ trước cho đến nay vẫn không hề thay đổi. Ví dụ như một người bình thường khi có niềm tin và theo tín ngường thờ Mẫu thì họ cần tìm cho mình một “đồng thầy” có dun với mình và có đủ đức độ để có thể dẫn dắt họ, chỉ cho họ những lễ nghi phép tắc của nhà thánh. Khi mà người đó thấm nhuần về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như hiểu được vai trị vị trí của bản thân trong tín ngưỡng và sự cần thiết phải theo như một đệ tử chân truyền của nhà thánh thì đồng thầy sẽ tiến hành nghi lễ “tơn nhang” cho người đó. Sau khi nghi lễ tơn nhang được thực hiện thì người đó vẫn tiếp tục được dạy dỗ và tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng của mình, khi

mà đủ độ chín thì đồng thầy sẽ cho họ được ra “mở phủ trình đồng”. Từ đây họ chính thức là con nhà thánh, được Cha biết mặt, Mẹ biết tên và làm việc cho nhà thánh, giúp đỡ người dân và đệ tử của tín ngưỡng, đồng thời vẫn phải trau dồi đạo đức, lễ nghi phép tắc của nhà thánh và phát triển nơi thờ tự cũng như lề lối tác phong của một ông đồng, bà đồng.

Lề lối, tác phong trong việc thực hành nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng đã được du nhập nhiều từ tơn giáo, tín ngưỡng khác tuy nhiên những lễ nghi có từ cổ xưa do các cụ truyền lại khơng hề có sự thay đổi và vẫn đang được con cháu Tứ phủ nơi đây duy trì và phát triển. Chính điều đó đã làm nên sức ảnh hưởng khơng nhỏ của tín ngưỡng đến đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây.

Tuy nhiên, với một nền nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển như ở Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phịng nói riêng thì việc ảnh hưởng tiêu cực đến tín ngưỡng thờ Mẫu và các tơn giáo có trên địa bàn là điều khơng thể tránh khỏi. Khi mà tín ngưỡng thờ Mẫu mang trong mình một loạt các nghi lễ khác nhau với các mục đích khác nhau, các nghi lễ ấy ngày nay lại đang phần nào bị biến đổi so với cái ban đầu vốn có của nó. Trong đó phải kể đến nghi lễ Hầu đồng, dưới tác động của kinh tế thị trường, hầu đồng đã bị biến đổi cả về hình thức lẫn nội dung. Trước hết về hình thức của nghi lễ hầu đồng, sự nở rộ của các vấn hầu, canh hầu hiện nay ở các đơ thị lớn, trong đó có Hải Phịng hay các nơi đền phủ cho thấy những vùng đất tâm linh nay có xu hướng trở thành các trung tâm văn hóa hơn là tâm linh. Sự chuyên nghiệp trong thực hành Hầu đồng của các thanh đồng cộng với việc đưa Hầu đồng từ ở đền phủ lên sân khấu, sàn diễn đã khiến cho Hầu đồng trở thành “biểu diễn”, chứ khơng cịn tính chất linh thiêng. Theo đó, sự tăng vọt về số lượng thanh đồng, con nhang đệ tử ra mở phủ cũng làm cho “hầu mở phủ” trở thành một “nghề kiếm cơm” cho các đồng thầy, trong đó, tính cạnh tranh, dịch vụ

trở nên rõ nét. Vấn đề kinh tế cũng thể hiện rõ trong việc mua nhiều đồ lễ, đặc biệt là việc sính hàng ngoại hiện nay, cùng số lượng tiền của của một vấn hầu lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu. Số lượng vàng mã nhiều, trị giá hàng triệu đến hàng chục triệu cuối cùng chỉ để mang đi đốt, vừa lãng phí tiền của, vừa gây ơ nhiễm môi trường, nguy cơ hỏa hoạn, mặc dù không biết liệu các Thánh thần có cần tới hay khơng? Về nội dung và nghi thức của nghi lễ, trước đây, việc kiêng kỵ được thực hiện rất nghiêm ngặt, nhưng hiện nay sự nghiêm ngặt ấy đã giảm dần. Hay như việc khăn áo của các thanh đồng cũng rất phong phú, đa dạng. Những thanh đồng giàu có thì chuẩn bị cho mình hàng chục bộ khăn áo khác nhau, mỗi giá hầu là một bộ khăn áo riêng chứ không dùng chung khăn áo như trước đây. Thậm chí, khăn áo cực kỳ xa hoa, đắt tiền để phần nào phô trương danh diện của đồng. Hầu đồng hiện nay, các thanh đồng luôn cầu kỳ trong việc phải chọn được cung văn hay, nổi tiếng để về hát cho canh hầu của mình. Sự nổi tiếng của cung văn giờ thực hiện chức năng thúc đẩy cảm xúc, góp phần khoa trương thanh thế của thanh đồng hơn là việc thỉnh mời các Thánh thần về ngự. Hay như các nghi thức trong hầu đồng giờ phần nào mất đi sự oai linh, nể sợ bởi những thủ thuật biểu diễn. Việc phán truyền giờ đây gần như chỉ còn là những lời nói mang tính chất ban khen vơ thưởng vơ phạt,…

Đối với nghi lễ Mở phủ, hiện nay thì việc mở phủ cho các con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ra tràn lan, khơng tn theo phép tắc, luật lệ hay quy tắc mà các cụ xưa để lại. Ngày nay các thanh đồng thi nhau mở phủ cho những con nhang của mình với mục đích thu về những món lợi từ việc mở phủ. Nghi lễ Mở phủ là nghi lễ đưa một con nhang trở thành một ông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 70 - 79)