Phƣơng diện tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 56 - 63)

8. Kết cấu luận văn

2.1. Phƣơng diện tinh thần

Ở Hải Phòng, ban thờ Mẫu được thờ ở rất nhiều nơi từ các ngôi chùa làng cho đến các đền, điện, phủ. Với tinh thần đem lại niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các con nhang đệ tử ngay trong cuộc sống hiện tại, chính bởi điều đó tín ngưỡng thờ Mẫu đã dễ dàng thu hút đơng đảo số lượng người dân tham gia sinh hoạt tín ngưỡng. Khi tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu, người dân nơi đây cũng như người dân nhiều vùng miền khác bên cạnh các thủ tục, nghi lễ cúng bái để cầu xin sự phú quý giàu sang mà còn phải đến với cửa Mẫu với lịng thành kính, nhất tâm với cửa nhà ngài với tâm hướng đến đến Mẫu và các vị Thánh bản địa để cầu mong sự an bình cho mình, cho gia đình và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

Bằng những biểu hiện thơng qua nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu là các vấn hầu hay những nghi lễ ngày khánh tiết, các ông đồng, bà đồng nơi đây thường tổ chức những buổi hầu đồng nhằm kết nối tâm linh giữa hai thế giới: thần thánh và trần gian. Qua những buổi hầu đồng đó, lần lượt những vị thánh sẽ về ngự đồng và có những lời phán truyền theo hình thức “sang tai, lai lời” những gì mà họ muốn nhắn nhủ cho các thanh đồng, dặn dò họ những việc tại trần gian để hướng cho họ và các con nhang đệ tự một cuộc sống tốt đẹp, giàu sang… Đồng thời qua những vấn hầu với các giá khác nhau của nhà Thánh, lần lượt các cung văn sẽ thỉnh mời và hát những sự tích các thánh về ngự đồng. Các bản văn được cung văn thể hiện đã lột tả được hết cuộc đời, tầm ảnh hưởng và đức hạnh của những vị thánh, những cơng lao họ đóng góp

cho đất nước, cho nhân dân và cùng với đó là những lễ nghi, phép tắc được lồng ghép để răn dạy những người trần gian theo lẽ phải, theo thuần phong mỹ tục tục của dân tộc.

Khi các ông đồng, bà đồng ở Hải Phịng hầu đồng, điều khơng thể thiếu là những vấn hầu các vị thánh bản địa của Hải Phòng như: Chúa bà Năm Phương, Đức ông Đệ Tam nhà Trần, bà Lê Chân, bà Đế…, điều này tùy thuộc vào nơi mà các thanh đồng bắc ghế đầu thánh. Và nếu như thanh đồng hầu tại các điện chính thờ của các vị thánh bản địa như: đền Chúa bà Năm Phương, đền Bà Đế, đền Bà Lê Chân… thì khơng thể khơng hầu “các Ngài”. Điều này cho thấy được sự tôn sùng và tầm ảnh hưởng rất lớn của các vị thánh bản địa, cùng với đó là một đời sống tâm linh phong phú với các tầng lớp khác nhau của hội đồng các thánh được lồng ghép rất công phu và đem lại sức sống riêng cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở nơi đây.

Những con nhang đệ tử hay những người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng thường nằm trong độ tuổi từ 18 – 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa do được tiếp cận với tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng sớm. Điều này thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu nơi đây phần nào đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của các tín đồ tham gia. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: người già đến với tín ngưỡng thờ Mẫu để tìm đến một khơng gian thanh tịnh, để cầu cho bản thân, gia đình, con cháu được khỏe mạnh, bình an, làng xóm thuận hịa; thanh niên đi lễ với mong muốn về công danh, sự nghiệp và phát triển bản thân. Tất cả họ tìm đến với cửa Mẫu mong chờ một sự trợ giúp từ phía các vị Thánh phù hộ cho họ và gia đình có nhiều sức khỏe, may mắn, rộng mở hơn trong con đường công danh sự nghiệp. Điều này cũng cho thấy việc đi lễ ở nơi đây đã trở thành một thói quen, một việc làm mang tính văn hố tinh thần của người dân và khơng thể thiếu trong cuộc sống của họ. Và các ngày người dân cũng như các tín đồ thường đi lễ là: ngày Rằm, mồng Một đầu

tháng, ngày lễ tết, các Tháng tiệc như “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ (Mẫu), hay các ngày tiệc (đản sinh, đản nhật) của các vị Thánh. Việc đi lễ thánh của các tầng lớp nhân dân nơi đây tuy đang có xu hướng trẻ hóa và ngày càng mở rộng về quy mô nhưng phần lớn những người đang trực tiếp thực hành tín ngưỡng, tham gia tín ngưỡng chưa hiểu hết về tín ngưỡng thờ Mẫu tuy nhiên với việc đem lại một cuộc sống tốt đẹp và những điều may mắn do đi lễ đem lại đã làm cho đại bộ phận những người dân nơi đây hình thành những quy tắc về đời sống tâm linh rất phong phú như: đi lễ, thực hiện lời dăn dạy của hội đồng các Thánh….

Phật giáo Hải Phòng cũng như Phật giáo ở các vùng miền khác trong cả nước là một trong những tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong các tơn giáo đang tồn tại ở Việt Nam. Tuy nhiên để có một tơn giáo phát triển như Phật giáo thì chính tơn giáo đó là có cách thức hịa hợp với tín ngưỡng bản địa nhằm chiến được niềm tin của người dân. Với cách thức phối thờ “tiền Phật, hậu Mẫu”, Phật giáo đã từng bước lấy được niềm tin và có chỗ đứng trong lòng các người dân nơi đây. Và việc hịa hợp với tín ngưỡng bản địa, và ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem lại sức sống cho Phật giáo cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu. Với giáo lý của nhà Phật và những điều dăn của nhà Thánh đã đem lại một đời sống tâm linh vô cùng phong phú không thể tách rời ở nơi đây. Người dân khi đến chùa, đền, phủ điện họ như được che trở, giúp đỡ, nâng lên, nhờ đó mà thấy tư tưởng, tâm linh của mình được thánh thiện, đẹp đẽ hơn, có ý nghĩa hơn.

Trong đời sống, nhiều người quan niệm rằng có bệnh thì vái tứ phương và đối với những con hương đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu thì bên cạnh việc chữa bệnh theo hướng hiện đại là đi bệnh viện cho bác sĩ điều trị thì họ cịn kêu cầu các vị thần, thánh giúp họ tai qua, bệnh khỏi. Do đó, nhiều gia đình có người bị ốm nặng ngồi việc đưa đi bệnh viện, thì người nhà vẫn đến cửa

Chùa, cửa Đền, phủ, điện làm lễ cầu xin Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho mau khỏi bệnh. Một số gia đình có trẻ con ln bị đau ốm đã làm lễ “bán con” vào đền, phủ để nhờ Thánh Mẫu và các vị Thánh bản địa trơng nom, ni dưỡng “vía”, sau khi khoẻ mạnh, mười tám, đôi mươi lại xin chuộc ra… Trong những hoàn cảnh như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp củng cố niềm tin để người dân an tâm vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống để vươn lên.

Trong trích đoạn của bản chầu văn của Chúa bà Năm phương đã thể hiện được phần nào quyền năng tối cao, sự uy linh của các vị thánh”

“Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà

Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tịa tiên cung Thanh tân cốt cách hình dung

Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam

Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu Đông Phương giá ngự điện lầu

Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh Tây Phương hiển hách anh linh

Tày, Dao, Mán , Thái hiện hình bách nhân...”

Hay:

“Chúa thương những kẻ đói nghèo Biết ra lại được lộc nhiều hơn xưa

Phút biến đi về nơi bản cảnh Sai tiên nàng đủng đỉnh dâng hoa

Chúa sai thị nữ thu ba hồn về Đêm nằm mơ thấy ma cùng quỷ Ngày chúa làm liệt vị chân tay...”

(Bản văn Chúa bà Năm Phương bản cảnh)

Các vị Thánh bản địa ở Hải Phòng như Bà Đế, Chúa bà Năm phương, bà Lê Chân, Đức ông Đệ Tam nhà Trần….hầu như có nguồn gốc gần với đời sống thường nhật của vùng ven biển hoặc họ có cơng trong q trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước cũng như xay dựng và bảo vệ thành phố Hải Phòng. Các vị thánh khi còn ở trần gian đã dùng tài đức, năng lực của mình để giúp dân, giúp nước trước các tai họa của xâm lăng ngoại bang, hay sự thiên tai, dịch họa của thiên nhiên để đem lại cho nhân dân cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Sau khi những vị thánh khơng cịn ở trần gian nữa, nhân dân tưởng nhớ đến công ơn của họ đã đem lại nên lập điện thờ cúng với mong muốn họ sẽ dùng những năng lực siêu nhiên để bảo trợ cho nhân dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các ngày lễ hội của các đền, điện, phủ tại khắp nơi trên địa bàn thành phố, khi đó các con nhang đệ tự, người dân khắp nơi đổ về dâng lên các vị thánh lễ vật và cầu mong cho mình và gia đình những điều họ mong muốn đạt được trong thời gian tới, nhằm có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Các phong tục, tập quán của người dân Hải Phòng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu như: Khi ốm đau, bệnh tật, hay cả khi cưới hỏi, làm nhà mới… người dân Hải Phòng cũng thường mời “thầy” (ở đây là các thanh đồng) đến cầu an; trong các dịp lễ quan trọng như: cúng, giỗ, bốc mộ,… cũng được người dân mời thanh đồng về làm lễ với mong muốn có được những điều may mắn, bình an. Vào những ngày lễ hội của đền, phủ…., nơi thờ Mẫu và các vị thánh bản địa đã trở thành ngày hội văn hố, thu hút

đơng đảo con nhang đệ tử và quần chúng nhân dân tham gia và mỗi lần tham dự lễ hội là một lần thấy gắn bó hơn với cộng đồng, quê hương và dân tộc. Những ngày đại lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu đã quy tụ các con nhang đệ tử từ khắp nơi kéo về tụ hội và đây cũng là chất keo gắn bó những người có niềm tin vào tín ngưỡng thờ Mẫu nâng cao tình thương đồng loại và nảy sinh lòng vị tha, củng cố lịng hiếu kính với ơng bà, cha mẹ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng còn mang nét đặc trưng riêng thông qua hệ thống những vị Thánh được phối thờ cùng với hội đồng Tam, Tứ phủ. Điều này cho thấy sự ngưỡng vọng và tin tưởng của nhân dân đối với những vị Thánh bản địa, họ có những quyền năng đặc biệt và có thể giúp họ giải tỏa tâm linh thơng qua các sinh hoạt tín ngưỡng như: hầu đồng, tơn nhang, trình giầu… Những vị Thánh bản địa được phối thờ ngoài những vị anh hùng dân tộc có cơng với đất nước thì cịn là những người có tư chất đạo đức, phẩm hạnh đã có cơng giúp dân, giúp nước và đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân nơi đây. Với mong muốn của người dân khi đi lễ là cầu những điều mà trong cuộc sống họ mong ước đạt được cho cá nhân họ, cho gia đình họ và tựu chung lại là họ mong muốn cho xã hội có cuộc sống tốt đẹp hơn nữa. Điều này cho ta thấy tính cố kết cộng đồng rất lớn của tín ngưỡng thờ Mẫu thơng qua các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, mà ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu, những vị Thánh được phối thờ ở Hải Phòng thường liên quan mật thiết đến miền sông nước và thường được thờ ở các cửa sông, cửa biển. Những vị Thánh ngoài năng lực bảo trợ cho vùng đất họ được thờ phụng không bị xâm lăng, chiến tranh và tránh những thảm họa từ thiên nhiên, ngồi ra các tín đồ cịn đồng nhất các vị Thánh với các chức năng của họ và cho rằng họ có thể làm được tất cả với năng lực siêu nhiên của mình.

Thơng qua q trình điều tra, khảo sát trên địa bàn Hải Phòng với các địa điểm khác nhau của các đền, phủ cho thấy đa số những người tìm đến với

tín ngưỡng thờ Mẫu thường là gặp những biến cố lớn trong cuộc đời khiến họ có sự thay đổi lớn về nhận thức tâm linh. Dường như khi đó học được thức tỉnh những tiềm năng của bản thân khi nhận thấy mình cịn có rằng buộc bởi nhiều yếu tố, lực lượng tác động đến bản thân như các lực lượng siêu nhiên mà ở đây là các vị thánh trong hội đồng Tam, Tứ phủ. Họ tìm đến với tín ngưỡng trước tiên là nhằm mục đích đem lại sự bình an, mong muốn cuộc sống trở về như trước khi có sự cố và mong muốn một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nữa. Tuy nhiên, khi những tín đồ tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu họ chỉ có những nhận thức sơ lược về hệ thống của tín ngưỡng, những kiến thức của họ về hệ thống các vị Thánh được thờ, các nghi lễ và những sinh hoạt thường nhật của tín ngưỡng thờ Mẫu thì dường như họ chỉ nắm bắt được một phần nhỏ. Qua đó ta thấy quan niệm và sự hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân khơng nhất qn, những tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu có xu hướng ngày cảng trẻ về độ tuổi, đa dạng về giới tính mà lại không am hiểu về hệ thống cũng như những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại, do đó rất có thể có những tư tưởng “chệch hướng” nếu khơng được định hướng rõ ràng. Họ có thể bị lợi dụng bởi những cá nhân và những lực lượng xấu nhân danh những người “làm việc nhà Thánh”. Do vậy, việc đánh giá những ảnh hưởng của tín ngưỡng Thờ Mẫu đến người dân Hải Phịng có một ý nghĩa quan trọng để phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phịng với tư tưởng mang tính duy tâm chủ quan thần bí đã làm cho một bộ phận con nhang, đệ tử và người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu không xuất phát từ hiện thực và hướng vào thực tiễn cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra, mà chỉ đi vào cái tâm cá nhân, hướng vào những lợi ích cá nhân mang tính vụ lợi, khơng hướng vào cải tạo hiện thực xã hội. Vì ở một góc độ nhất định,

tín ngưỡng thờ Mẫu đã tạo dựng thế giới quan hư vô, niềm tin không tưởng, đạo lý cốt nhục, hành vi thụ động bất lực trước thiên nhiên và xã hội trói buộc con người, làm lu mờ cá tính, cá nhân và sự phát triển nhân cách. Điều này đã và đang tác động tiêu cực đến q trình xây dựng một đời sống văn hố tinh thần lành mạnh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu gần như tuyệt đối hóa năng lực siêu nhiên của Mẫu và hội đồng các thánh được thờ. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa năng lực của các thánh này là do chính con người tạo nên. Nhiều đồng thầy lợi dụng sự tin tưởng, nhiều khi là sự mù quáng, không hiểu biết của các con nhang đệ tử, tín đồ để tạo dựng nên danh tiếng của mình cũng như củng cố niềm tin tuyệt đối vào thánh thần. Chia sẻ của một đồng thầy kỳ cựu tên Đ ở huyện An Dương, Hải Phịng cho biết, nhiều người ốm đau khơng đi bệnh viện, thuốc thang mà chỉ ra lễ bái, hầu đồng để mong khỏi. Có người muốn thăng quan tiến chức cũng đi lễ bái, tổ chức hầu đồng mặc dù tài cán chỉ có hạn, có người khơng chịu học hành, ôn luyện cũng ra xin thánh cho con thi đỗ trường nọ trường kia…; một thanh đồng ở Kiến An, Hải Phòng cũng chia sẻ rằng, có nhiều người khi đến năm có sao hạn như Thái Bạch, Kế Đô, La Hầu, Vân Hớn thì sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để lập đàn giải sao, cúng khấn xin Phật Thánh cho tai qua nạn khỏi mặc dù đang vướng vào các sao xấu kia chiếu mệnh… Điều này cho thấy mức độ am hiểu về tín ngưỡng, tơn giáo của khơng nhỏ người dân là rất thấp, không những họ không hiểu được nghi lễ, phép tắc mà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)