Phƣơng diện lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 63 - 70)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Phƣơng diện lối sống

Với quá trình phát triển và chiếm được niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân Hải Phịng, thì bên cạnh những ảnh hưởng sâu sắc trên

phương diện tinh thần, tín ngưỡng thờ Mẫu cịn có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến phương diện lối sống của người dân Hải Phòng.

Lối sống của một dân tộc được hình thành từ đặc điểm nhân chủng và các điều kiện sống của dân tộc. Và lối sống người dân Hải Phịng được hình thành do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, trước hết là tâm lý và văn hóa vùng ven biển. Vì vậy lối sống người dân Hải Phịng chính là sự hóa thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc, mang những nét riêng của vùng miền, bản sắc con người và nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển Hải Phịng cũng là lịch sử hình thành và phát triển lối sống người dân Hải Phịng. Nó được vun đắp, được làm phong phú và đâm đà thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội, trong đó quan trọng là giao lưu văn hóa với các dân tộc khác và điều ảnh hưởng khơng nhỏ trong q trình giao lưu đó chính là tín ngưỡng thờ Mẫu ở nơi đây. Trải qua quá trình gio lưu, tiếp biến văn hóa, tơn giáo tín ngưỡng, lối sống người Hải Phòng ngày càng phong phú và phát triển.

Một trong những ảnh hưởng mang tín đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phịng đến lối sống người dân không chỉ là sự cởi mở, phản ánh những mong muốn, khát vọng về tự do, hướng thiện về hạnh phúc của con người trong quan hệ với xã hội mà còn thể hiện tính cố kết cộng đồng thông qua truyền thống yêu nước, tinh thần tộc. Chúng ta thấy rằng, mục đích và nội dung chủ yếu của tín ngưỡng phải là duy trì truyền thống dân tộc, nhưng ở khía cạnh lối sống thì việc thực hành niềm tin, duy trì tín ngưỡng của các tín đồ là phương thức để các giá trị truyền thống tốt đẹp được bảo tồn, củng cố và phát triển. Điều này đã được minh chứng rõ nét trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phịng. Đối với những tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phịng khi tìm đến các vị thánh cùng quân gia nhị thần của Ngài, bên cạnh việc cầu xin sự yên ổn, sự ấm no hạnh phúc, thành đạt và thịnh vượng của họ, của gia đình họ, của

cộng đồng họ sinh sống thì họ cịn được tiếp xúc với những tư tưởng đề cao tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm của các vị Thánh họ đang kêu cầu. Điều này là đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường và không ngừng củng cố truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm trong mỗi tín đồ và trong cộng đồng người Việt. Ở Hải Phịng, có nhiều vị thần đưuọc thờ là người có thật trong lịch sử dân tộc (nằm trong chính sử) khi cịn sống đã có nhiều cơng với dân, với nước và khi chết đi được nhân dân tôn thờ và tôn vào hàng Tứ phủ. Những vị thần này đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống của các tín đồ, có thể kế đến như: Bà Lê Chân, Đức Ơng Đơng Hải, Công chúa Thiên Thụy, Chúa Bà Năm Phương...

Việc đề cao truyền thống yêu nước không chỉ được thể hiện qua hệ thống thần linh được thờ trong hàng Tứ phủ mà còn được thể hiện đậm nét trong nghi lễ hầu đồng và đặc biệt là thể hiện qua lời hát của các bài chầu văn. Lời hát của các bài chầu văn ngoài việc thể hiện được sự tích, cơng trạng to lớn của các vị Thánh đóng góp cho đất nước, về sự màu nhiệm của vị Thánh, bên cạnh đó các bản văn còn thể hiện được cảnh đẹp của quê hương đất nước, nơi mà các vị thánh đã từng ghi công trạng, bảo vệ và là chốn đi về của nhà Ngài.

Ngồi ra, trong q trình hầu đồng khơng chỉ có lời hát văn mà ngay cả những điệu bộ, cử chỉ của những thanh đồng khi được giáng đồng (nhất là giá các hàng Quan Lớn, hay các quan Hồng) đã tốt lên vẻ uy phong, lẫm liệt, hùng dũng của các vị tướng. Điều này đã thể hiện được niềm tin và xây dựng niềm tin của con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu khi phải đối mặt với giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước. Trong mỗi vấn hầu, với những động tác và cách thức ăn mặc khác nhau các ông đồng, bà đồng khơng chỉ là diễn lại những cơng trạng, sự tích của nhà Ngài mà cịn gián tiếp nhắc nhở tín đồ và các con cháu về sau công trạng hào hùng của các vị thánh thần, để từ đó tơn

vinh những vị anh hùng lịch sử, danh nhân văn hóa; bồi dưỡng lịng u nước thương dân, tinh thần hướng đến cái chân thiện mỹ của người dân.

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, được cố kết một cách chặt chẽ thơng qua những sinh hoạt tín ngưỡng mà cụ thể ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu. Các con nhang đệ tử đã tụ họp về cửa Mẫu, cùng một lòng hướng về Mẫu với tất cả niềm tin họ có mang theo tinh thần dân tộc, tình yêu tổ quốc, lịng biết ơn và kính trọng đối với các vị thần, thánh, anh hùng lịch sử. Chính từ sự cố kết cộng đồng và lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc của tín ngưỡng thờ Mẫu đã đem lại sức sống, tinh thần và là kim chỉ nam của các thế hệ sau này. Sự cố kết này được nâng lên nhờ sự linh thiêng của các Mẫu và các thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt, bài bản các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở các vùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đồn kết, cảm thơng lẫn nhau một cách sâu sắc hơn giữa các thành phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Đối với cuộc sống của nhân dân nói chung và người dân ở Hải Phịng nói riêng, tín ngưỡng thờ Mẫu mang lại cho khơng chỉ cho cộng đồng những người theo tín ngưỡng này mà cịn cho toàn thể người dân một hệ giá trị đạo đức, lối sống cao đẹp, phản ánh những chuẩn mực mà xã hội đưa ra cho chính con người. Những chuẩn mực ấy thể hiện qua những bản văn chầu, các bản thần tích kể về các vị thánh trong Tứ phủ, ví dụ như:

Trong bản văn thỉnh Mẫu đệ nhị Thượng ngàn có đoạn:

“Hình dong nhan sắc khác thường Giá danh đổi một hoa vương khơn bì

Trải bao lá thắm tơ bài

Ở đây, chúng ta có thể thấy những thước đo, những giá trị mà xã hội định ra về vẻ đẹp của người con gái đều hội tụ lại ở hình tượng Thánh Mẫu quyền năng. Đó có thể được coi là một cái đích, một tấm gương để con người phấn đấu, rèn luyện để có thể đạt được đến những chuẩn mực cao nhất như vậy.

Hay như trong thần tích Đền Bà Đế có viết: Nàng vật vã gào khóc, thương cho cha mẹ chưa được một ngày báo công dưỡng dục, thương cho nỗi oan tình chưa được khai hoa để báo đền ơn Chúa, nàng quì bên bờ biển ngửa mặt lên trời chắp tay than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi

đâu dám chống, nghĩa cha mẹ, họ hàng tôi đâu dám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, Trời Phật cho nổi lên ba lần, họ hàng hãy cho con được sống. Nếu con dối trá, thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời”. Qua thần tích đền Bà Đế, cho

thấy bài học về tấm lòng của người con gái kiên trinh, tiết liệt. Đó chính là những lời dăn dạy về danh dự, chữ tín nghĩa của con người, của cuộc sống thủy chung trong cuộc sống từ xưa đến nay của người dân Hải Phòng.

Hay như trong văn Quan Hồng Bảy có đoạn nói về cơng lao của Đức thánh với đất nước, nhân dân mà đó cũng chính là một chuẩn mực về sự hy sinh, cống hiến cho nhân dân, Tổ quốc cho khơng chỉ nam giới mà cịn cả thế hệ trẻ ngày nay:

“Cõi Bắc địa cịn truyền cổ tích

Đức Bảy Hồng thực đích trung qn Sinh thời làm tướng trung thần Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn”

hay như đoạn văn kể lại sau khi về tiên, Đức Hoàng Bảy cầm cân nảy mực, xem xét những người ăn ở hiền lành để lưu phúc, còn những ai ăn gian ở ác

thì ra tay trừng phạt: “Thông qua Nam Tào, Bắc Đẩu mệnh trần gian, Lão Ấu

chép biên; Ai người phúc hậu thảo hiền, tu nhân tích đức, Ơng Bảy chép biên cho thọ trường, [….] Ông Bảy bảo rằng, chữ Đức kia mà đã kém, Ông Bảy cầm cân sao cho vừa”.

Hay trong bản văn chầu Chúa bà Năm Phương đất Hải Phịng có ghi về việc Chúa hay đi cứu giúp kẻ đói nghèo, trừng trị kẻ điêu ngoa, ăn khơng nói có:

“Chúa thương những kẻ đói nghèo Biết ra lại được lộc nhiều hơn xưa

[…] Ai mà ngạo mạn điêu ngoa Chúa sai thị nữ thu ba hồn về Đêm nằm mơ thấy ma cùng quỷ Ngày Chúa làm liệt vị chân tay…”

Qua những bản văn chầu, thần tích về các vị thánh, cho thấy được những đạo lý làm người xuyên suốt chiều dài lịch sử, dân tộc. Đó là những lời dặn cho từng cá nhân trong xã hội phải sống sao cho trọn đạo lý, xây dựng hình tượng một con người hồn hảo với đầy đủ các yếu tố: chân, thiện, mỹ. Cùng với đó tín ngưỡng thờ Mẫu nơi đây cũng cho chúng ta thấy được tính cố kết cộng đồng thơng qua tình u q hương đất nước, tinh thần uống nước nhớ nguồn. Đó chính là sợi chỉ đỏ xun xuốt chiều dài lịch sử dân tộc đã và đang được bảo tồn và phát huy thông qua các nghi lễ, cách thức tiến hành của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Hải Phòng đã đem lại trong đời sống tín ngưỡng của người dân những sắc thái sinh động, phong phú và được xem là có một vị trí vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bảo tồn, lưu trữ và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam nói

chung, Hải Phịng nói riêng. Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục… đều là những nét văn hóa nghệ thuật cho đến những ảnh hưởng trong sự cố kết cộng đồng từ các cá nhân có chung một tín ngưỡng đến một cộng đồng bao hàm nhiều tơn giáo tín ngưỡng đan xen lẫn nhau như Hải Phịng. Đó chính là văn hóa phi vật thể của dân tộc và cần có những hình thức bảo tồn, phát triển hợp lý.

Tuy nhiên, khi nhắc đến tơn giáo, tín ngưỡng được nhắc đến với các mặt tích cực và tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Một mặt, nó giúp cho con người thỏa mãn được những ước vọng về cuộc sống trần thế. Nhưng mặt khác, nó cũng tồn tại những điểm hạn chế khơng chỉ trong đời sống, niềm tin tâm linh mà còn cả về đạo đức, lối sống trong cuộc sống thực tại. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng khơng tránh khỏi có những hạn chế như vậy. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội, cộng theo đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, những giá trị đạo đức, lối sống của một bộ phận con nhang đệ tử, các thanh đồng của Mẫu đang xuống cấp, khiến cho người dân có những băn khoăn, ngờ vực về loại hình tín ngưỡng dân gian bản địa lâu đời này của dân tộc nói chung và ở Hải Phịng nói riêng. Một số các thanh đồng mang chuyện đời tư của những người khác lên các trang mạng xã hội để bàn tán, bình luận. Và kết quả là những trận cãi cọ, thậm chí chửi rủa nhau bằng những lời lẽ thơ tục, có những khi cịn mang cả nhà Thánh ra để chửi mắng nhau. Vơ tình những người ngồi cuộc, những người khơng theo tín ngưỡng thờ Mẫu khi nhìn những cuộc cãi vã, những từ ngữ tục tĩu này đã nảy ra cái nhìn khơng mấy thân thiện và tích cực về đội ngũ con nhang đệ tử nhà Thánh, đặc biệt là con nhang đệ tử trẻ tuổi hiện nay. Bên cạnh đó, theo chia sẻ của một đồng thầy kỳ cựu ở Vĩnh Bảo, Hải Phịng, ơng cho biết: một bộ phận con nhang đệ tử không giữ được chính bản thân mình, để bị cuốn đồng tiền và những mối

quan hệ nhập nhằng, khơng rõ ràng. Có nhiều người bỏ chồng bỏ con, bỏ bê làm ăn, công việc để đi hầu đồng. Rồi sinh ra bồ bịch, quan hệ ngoài luồng. Như vậy hồn tồn khơng đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội định ra cho một người, và sau hết là không đúng với chuẩn mực của con cái nhà Thánh.

Kinh tế mở cửa kéo theo sự du nhập của các nền văn hóa khác, tuy nhiên việc mở cửa kéo theo hệ lụy là khó có thể ngăn chặn cũng như cấm đoán những luồng văn hóa ngoại lai khơng đúng thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Đi cùng với đó là những ảnh hưởng trực tiếp đến tín ngưỡng thờ Mẫu và ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu Hải Phịng, nó đã có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến lối sống của các thanh đồng, những con nhang đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu khi mà lối sống buông thả, không coi trọng phép tắc, đạo lý mà chạy theo sự hào nhoáng, chạy theo vật chất. Điều này dẫn tới lối sống đạo đức bị suy thoái, lối sống về tâm sinh lý bị đảo lộn…khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu bị ảnh hưởng không nhỏ. Những biểu hiện tiêu cực trên về đạo đức, lối sống trong xã hội hiện nay đã một phần khiến cho mơi trường trong tín ngưỡng thờ Mẫu bị vẩn đục. Và liệu có thể “gạn đục khơi trong” để trả lại cho tín ngưỡng thờ Mẫu sự trong sạch, thanh tịnh như vốn có hay khơng? Đây là câu hỏi và cũng là một thách thức đặt ra cho chính các tín đồ, con nhang đệ tử của riêng tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và các tơn giáo, tín ngưỡng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Trang 63 - 70)