Bảng 3.10: Kết quả khảo sát hàm lượng carbon tổng số trong các lô thí nghiệm
C (%) Ngày 4 8 12 16 20 CT 1 30,29 30,24 27,99 27,76 26,78 CT 2 30,48 30,99 28,37 27,95 26,31 CT 3 30,20 30,20 28,09 27,58 27,45 CT 4 30,80 30,20 28,65 27,76 27,75 CT 5 30,71 30,66 28,46 28,51 26,64 CT 6 30,06 30,34 28,32 27,99 28,65 CT 7 31,98 30,38 29,35 28,79 26,12
Học viên cao học: Nguyễn Mai Trung
Hàm lượng carbon giảm theo thời gian ủ cao nhất ở các ngày thứ 4, 8 và thấp nhất vào ngày thứ 20. Trong quá trình ủ phân, vi sinh vật đã phân hủy chất hữu cơ
phức tạp thành đơn giản và giải phóng một phần CO2. Việc giảm hàm lượng carbon trong quá trình ủ cho thấy các hợp chất phức tạp như cellulose, pectin … được phân hủy thành những dạng mạch đơn, làm cho bùn hầm cầu trở nên tơi xốp và thích hợp cho việc hấp thụ của cây trồng.
Theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 562 – 2002 cho phân hữu cơ vi sinh vật chế biến từ chất thải sinh hoạt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành thì hàm lượng carbon ≥ 13%. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng carbon đều đạt tiêu chuẩn cho phép [8].
Nghiên cứu của A.K.M.A Haque và J.M Vanderpopuliere (1994) trên phân chuồng cho thấy, hàm lượng carbon giảm nhanh chóng trong 2 tuần đầu của quá trình ủ phân. Tuy nhiên quá trình giảm carbon này chậm dần và kết thúc vào cuối giai đoạn ủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng carbon từ 31,6% giảm còn 26,6% [21].
Dựa vào hàm lượng carbon và nitơ, ta có thể khảo sát tỉ lệ C:N. Tỉ lệ C:N là thước đo quan trọng để xác định chất lượng của phân ủ. So với phân trước khi ủ, tỉ
lệ C:N có xu hướng giảm dần trong giải đoạn phân bị phân hủy. Một phần carbon chuyển thành CO2, trong khi đó nitơ vẫn còn được giữ lại trong phân ủ. Ngoài ra, các vi sinh vật cố định N gián tiếp giúp cho C:N giảm bằng cách cố định nitơ từ
những vật chất có trong phân ủ [15]. Bảng 3.11: Tỉ lệ C:N C:N Ngày 4 8 12 16 20 CT 1 8,20 9,23 9,75 12,34 13,19 CT 2 8,47 9,93 10,95 11,15 11,49 CT 3 8,17 9,59 12,01 11,56 13,86 CT 4 8,33 10,57 14,11 13,77 13,96 CT 5 7,89 9,44 12,76 15,08 14,41 CT 6 7,59 8,95 11,76 11,86 12,40 CT 7 8,40 10,09 14,76 16,07 14,69
Học viên cao học: Nguyễn Mai Trung
Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi tỉ lệ C:N trong các khối ủ theo thời gian
Kết quả phân tích Anova theo chỉ tiêu carbon cho thấy, sự thay đổi hàm lượng carbon theo thời gian ủ không có ý nghĩa về mặt thống kê (F = 0,83 < Fcrit = 2,5). Trong khi đó, sự thay đổi hàm lượng carbon theo tỉ lệ bổ sung hỗn hợp vi sinh vật lại có ý nghĩa về mặt thống kê (F = 47,16 > Fcrit = 2,77) với p > 0,05 (xem bảng P6).
Điều này cho thấy hoạt động của hỗn hợp vi sinh vật là nhân tố chính làm thay đổi hàm lượng carbon.
Kết quả phân tích Anova theo tỉ lệ C:N cho thấy, tỉ lệ C:N của khối ủ thay đổi theo thời gian ủ (F = 4,74 > Fcrit = 2,5) và thay đổi theo tỉ lệ bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (F = 39,24 > Fcrit = 2,77) với p > 0,05 (xem bảng P9).