Bảng 3.5: Kết quả khảo sát pH trong các lô thí nghiệm
pH Ngày 4 8 12 16 20 CT1 7,3 6,88 6,97 6,96 6,8 CT2 7,12 6,93 6,75 6,81 6,1 CT3 7,08 6,9 6,73 6,61 6,3 CT4 7,03 6,72 6,8 6,49 6,7 CT5 6,63 6,66 6,68 6,33 5,2 CT6 7,09 6,64 6,51 6,41 5,5 CT7 6,47 6,59 6,27 6,37 5,9
Học viên cao học: Nguyễn Mai Trung
Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi độ pH trong các khối ủ theo thời gian
Ban đầu, pH bùn hầm cầu được xác định là 8,2. Sau khi tiến hành ủ, các lô thí nghiệm có xu hướng giảm dần từ CT1 – CT7 và giảm dần qua các ngày 4 – ngày 20.
Qua khảo sát thí nghiệm, pH ở ngày thứ 4 có giá trị cao nhất ở lô thí nghiệm 1: 7,30 và giảm dần ở lô thí nghiệm 7: 6,47. pH thấp nhất ở ngày thứ 20 qua các lô thí nghiệm dao động trong khoảng 5,2 – 6,8. pH có xu hướng giảm dần qua các ngày thí nghiệm.
Trong quá trình ủ phân, pH tăng lên là do sự khoáng hóa ure (ure mineralization) của hỗn hợp vi sinh vật ở giai đoạn đầu và sau đó pH có xu hướng giảm dần do quá trình trao đổi chất của vi sinh vật thải ra acid. Vi sinh vật sử dụng nguồn NH4+ trong bùn hầm cầu và chuyển hóa thành NH3. Một phần NH3 thoát ra ngoài do sự bay hơi, phần còn lại tồn tại trong bùn dưới dạng NH4OH. Ngoài ra, sự hình thành NH3
trong phân ủ cũng kèm theo quá trình giải phóng nhiệt vào khối ủ khi vi sinh vật chuyển hóa các hợp chất trong bùn hầm cầu[25].
Nhìn chung, pH của các lô thí nghiệm đều nằm trong quy định cho phép là 5-7 Theo nghiên cứu của Trường đại học Kỹ thuật Thonburi - Thái Lan (2005) trên rác thải hữu cơ từ rau quả cho thấy, pH ở các lô ủ được đo ở pH 4-5. Sau đó pH tăng lên 8 ở ngày thứ 3 và đi vào ổn định từ ngày 16 trởđi ở pH 7,2 [27] .
Học viên cao học: Nguyễn Mai Trung
Kết quả phân tích Anova cho thấy, độ pH của khối ủ thay đổi theo thời gian ủ (F = 5,8 > Fcrit = 2,5) và thay đổi theo tỉ lệ bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (F = 13,41 > Fcrit = 2,77) với p > 0,05 (xem bảng P1).
Qua kết quả phân tích Anova, các lô thí nghiệm ở các ngày 4, ngày 8, ngày 12, ngày 16, ngày 20 đều có pH trung tính và phù hợp sử dụng làm phân bón (pH 5-7).