Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Một phần của tài liệu VTS2-Lịch sử- Lệ Thủy- Sử dụng phương pháp tranh biện trong dạy học Lịch sử ở trường THCS (Trang 35 - 40)

- Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động tranh biện.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Với kết quả thu được như vậy, tôi hy vọng các giải pháp được đề cập trong sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi không chỉ ở bộ môn Lịch sử mà còn được áp dụng ở các mơn học khác ở tồn trường. Các đơn vị khác phổ biến rộng rãi các đề tài sáng kiến thông qua các hội thảo, sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo cụm, các cuộc thi chuyên môn, hệ thống thông tin nội bộ, văn bản hoặc tổ chức học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau,.... Để áp dụng rộng rãi tại các đơn vị, mang lại hiệu quả tối đa trong dạy học lịch sử cần phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

Về phía GV, cần tăng cường tìm hiểu và vận dụng phương pháp này trong thực tế. Với tinh thần tích cực, chủ động khắc phục những hạn chế cản trở việc áp dụng PPTB trong thực tế dạy học ở trường phổ thông. Mặt khác, GV phải nắm vững lí luận và kĩ thuật tổ chức của từng biện pháp, đưa ra vấn đề tranh biện đến khâu tổ chức tranh biện trên lớp và kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh. Đồng thời phải có biện pháp sư phạm để tổ chức, hướng dẫn HS đi đúng hướng, thực hiện đúng mục đích. GV cũng phải ln cập nhật những thơng tin đại chúng, những kết quả nghiên cứu mới nhất những vấn đề GV đưa ra tranh biện cũng như ý kiến, đánh giá, tổng kết của GV mới sâu sắc và thuyết phục được HS. Bên cạnh đó, GV có thể sử dụng kết hợp PPTB với các PPDH khác nhằm tạo sự phong phú cho bài giảng cũng như thu hút sự tham gia của HS.

Về phía HS, cần chú ý xác định rõ vấn đề cần giải quyết, có thái độ nghiêm túc và tích cực trong quá trình chuẩn bị luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng cho việc tranh biện; học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Đồng thời, luôn tự tin thể hiện những suy nghĩ, quan điểm và năng lực bản thân để hiểu được vấn đề tranh biện đa chiều, sâu sắc hơn, có thái độ tơn trọng, sự cởi mở và tư duy phản biện trong quá trình tranh biện.

- Các điều kiện về trang thiết bị, kĩ thuật cần thiết để nhân rộng sáng kiến Để tranh biện hiệu quả, học sinh cần có các điều kiện sau:

- Phương tiện kĩ thuật: Các thiết bị học tập có kết nối mạng Internet, phần mềm học tập.

- Sách: bao gồm sách giáo khoa, sách giáo khoa điện tử, nguồn tư liệu học tập. - Khơng gian tự học trong và ngồi nhà trường;

- Người/ đối tượng hướng dẫn, hỗ trợ tự học: chuyên gia, người thân, thầy cơ, bạn bè, nguồn internet...

Về phía nhà trường, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có cơ hội được tiếp cận với PPTB, tạo khơng khí đổi mới PPDH sơi nổi, tích cực trong tồn trường. Nếu có điều kiện nên tập huấn PPDH tích cực nói chung và PPTB nói riêng cho các giáo viên trong nhà trường.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng phương pháp tranh biện – một phương pháp còn khá mới đối với trường THCS nhưng có ưu thế và hiệu quả cao trong dạy học, đặc biệt là dạy học lịch sử. Kết quả của tranh biện đều không phải chân lý, nhưng quá trình phủ nhận lẫn nhau của các quan điểm đối lập cho phép tiến gần hơn tới chân lý, bằng việc phủ nhận dần những thứ khơng chính xác, tiến gần hơn tới sự thật lịch sử. PPTB có thể tạo được sự hào hứng tham gia của HS và kích thích tư duy phản biện, tiếng nói cá nhân của chính các em về một vấn đề lịch sử.

Thơng qua tranh biện, HS có thể bộc lộ quan điểm của mình, phát triển toàn diện về cả kiến thức, tư tưởng thái độ, kĩ năng và năng lực. Trong quá trình tranh biện khả năng nhìn nhận vấn đề lịch sử một cách toàn diện tăng lên đáng kể, từ đó HS sẽ tiếp thu kiến thức sâu sắc và chủ động hơn. Mặt khác, tranh biện còn giúp cho các em biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của phía khác, trân trọng tri thức, giải quyết vào vấn đề mà không phải tấn công con người. Quan trọng hơn, việc sử dụng phương pháp tranh biện trong dạy học sẽ giúp các em phát triển hơn về tư duy phản biện. Tăng cường tư duy phản biện của học sinh cũng chính là cách đẩy lùi những định kiến, những lối mòn trong suy nghĩ của các thế hệ tương lai.

Thực tế cho thấy, đa phần cả GV và HS đều phần nào nhận thức được vai trò, ý nghĩa của PPTB trong dạy học môn Lịch sử. Bản thân các em HS đều tỏ ra rất hào hứng với hoạt động tranh biện trong học tập môn lịch sử, sẵn sàng đưa ra

quan điểm và bảo vệ bằng hệ thống luận điểm, lý lẽ rõ ràng. Đây là một thuận lợi rất lớn với giáo viên khi vận dụng phương pháp này trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, thực tế 1 số giáo viên không nhận thấy rằng cần thiết phải sử dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy của bản thân khiến cho việc sử dụng PPTB trong DHLS còn nhiều hạn chế.

Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính hiệu quả, đúng đắn và khả thi của cách thức, quy trình tổ chức tranh biện mà tôi đã đề xuất. Việc sử dụng PPTB trong dạy học lịch sử đã đáp ứng lòng ham hiểu biết, trí tò mò, khả năng tự nhận thức, thẩm thấu vấn đề, tự tìm ra tri thức của học sinh và đặc biệt là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy độc lập, năng lực hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Do điều kiện về thời gian, điều kiện để tiến hành thực nghiệm nên việc thực nghiệm chỉ được tiến hành với số lượng học sinh có hạn ở trường THCS Võ Thị Sáu. Vì vậy, kết quả thực nghiệm chưa mang tính khái quát cao. Từ một số vấn đề rút ra thực nghiệm, tôi hi vọng vấn đề này sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian tới để đề tài của tơi được hồn thiện hơn và có thể áp dụng trong phạm vi lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch sử và Địa lí (Cấp THCS) (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

2/ Sách giáo khoa Lịch sử 7,8,9 – NXB Giáo dục Việt Nam. 3/ Sách giáo viên Lịch sử 7,8,9 – NXB Giáo dục Việt Nam.

4/ Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 – Cánh Diều, NXB ĐH Sư phạm 5/ Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông – Giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên 6/ Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Nguyễn Lăng Bình (chủ biên)- Đỗ Hương Trà, NXB ĐH Sư phạm

7/ Nguyễn Thị Hoàng Hà, 2010, Rèn luyện năng lực phản biện cho sinh

viên trong dạy học các học phần phương pháp chuyên ngành sư phạm mần non,

Tạp chí Giáo dục, số 249.

8/ Ngô Ngọc Linh, 2016, “Sử dụng phương pháp tranh biện trong dạy học

Lịch sử Việt Nam lớp 11 THPH (chương trình chuẩn)”, khóa luận tốt nghiệp,

khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.

9/ Vũ Dương Ninh, Lịch sử Văn minh Thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản năm 2020

10/ Một số sách và tài liệu nghiên cứu về nhà Nguyễn. 11/ Trang Wikipedia.org

PHỤ LỤC 1

Phiếu đánh giá kết quả bài học theo phương pháp tranh biện

Bài 27, lớp 7: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Họ và tên học sinh:…………………………………………. Lớp:……………………………..

Một phần của tài liệu VTS2-Lịch sử- Lệ Thủy- Sử dụng phương pháp tranh biện trong dạy học Lịch sử ở trường THCS (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w