Hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (Trang 144 - 147)

3.2.1 .Nhóm giải pháp nghiệp vụ

3.2.2.1.Hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ do vậy nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động và tạo ra sự khác biệt giúp ngân hàng phát triển bền vững. Bên cạnh sự hỗ trợ về cơng nghệ thì chỉ có con người mới có thể đánh giá, phát hiện kịp thời RRTD trong q trình cung cấp tín dụng. Nhưng đồng thời cũng chính con người có thể là ngun nhân gây ra RRTD do yếu kém trong năng lực, nhận thức, vấn đề đạo đức. Do đó, để đảm bảo q trình cấp tín dụng được diễn ra an tồn, hiệu quả thì các giải pháp về nhân sự đóng vai trị trọng yếu. Dưới đây là một số giải pháp cho nội dung này:

- Xây dựng chuẩn mực về chuyên môn, đạo đức đối với CBTD, thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao kỹ năng, nhận thức về RRTD, khả năng phát hiện các RRTD tìm ẩn.

trường hợp CBTD bị quá tải hoặc công việc được giao chưa phù hợp với năng lực, kinh nghiệm.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo định kỳ hoặc đột xuất để phổ biến kiến thức, văn bản pháp luật để tránh tình trạng CBTD làm sai do thiếu hiểu biết. Tổ chức kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân viên định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng/lần để nâng cao tinh thần tự học của nhân viên.

- Xây dựng chế độ khen thưởng, kỹ luật hợp lý dựa trên hiệu quả công việc và chất lượng đối với các khoản tín dụng mà nhân viên đang quản lý. Mỗi cán bộ phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, được quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi để tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.

- Thường xuyên luân chuyển cán bộ quản lý KH để tránh sự chủ quan trong quá trình thẩm định, đề xuất tín dụng cũng như hạn chế tiêu cực khi CBTD có mối quan hệ thân thiết với KH.

3.2.2.2.Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng

Xây dựng hệ thống thơng tin RRTD đảm bảo đầy cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho ban lãnh đạo, CBTD kiểm sốt hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thơng tin.

Xây dựng hệ thống dữ liệu về KH phân loại theo ngành nghề kinh doanh, độ tuổi; đa dạng hóa các thơng tin của KH về: tính cách, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh của KH, thơng tin về tài sản, lịch sử thanh tốn nợ cho ngân hàng … để các chi nhánh/phòng giao dịch dễ dàng tra cứu bên cạnh việc sử dụng thông tin từ CIC.

Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thơng tin và phân tích thơng tin về ngành, lĩnh vực tìm năng đang được ngân hàng hướng tới để tạo sự thống nhất trong việc thẩm định, đánh giá KH.

3.2.2.3. Tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào các nghiệp vụ ngân hàng tạo nên nhiều tiện ích mới

Ngân hàng đã ứng dụng phần mềm Core banking (hiện tại là DNA - áp dụng từ năm 2014) trong hiện đại hóa ngân hàng, đây là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng ... Thơng qua đó, ngân hàng nên phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm... Tuy nhiên, so với chuẩn mực quốc tế về khoa học cơng nghệ thì việc chun sâu các cơng nghệ thơng tin vào hoạt động NHTM ở ACB vẫn cần hoàn thiện hơn nữa.

3.2.2.4.Tăng cường đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng

Bảo mật thơng tin, bảo đảm an tồn cơ sở dữ liệu ngân hàng là một yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra các lĩnh vực như Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking, ATM...cần từng bước hoàn thiện để theo kịp sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, đảm bảo mang lại sự tối ưu và bảo mật cho KH. Mặt khác, nên tiếp tục duy trì ứng dụng hơn nữa cơng nghệ để phát huy hiệu quả sâu rộng mơ hình giao dịch một cửa. Bởi lẽ phương thức này chỉ có thể phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại khi các ứng dụng phần mềm sử dụng hiệu quả trên tất cả các mặt nghiệp vụ: kho quỹ, kế toán, huy động vốn, tín dụng.

3.2.2.5.Tăng cường các giải pháp khác

Đa dạng hóa danh mục tài trợ tín dụng: Việc này giúp ngân hàng chủ động trong việc phân tán RRTD. Ngân hàng nên chia nguồn vốn của mình vào nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp với lợi thế kinh tế của từng vùng. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, gia tăng nhận diện thương hiệu, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược

kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau: Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau phù hợp định hướng phát triển, chính sách của Nhà nước; tránh cho vay quá nhiều đối với một KH, hay nhóm KH liên quan; đa dạng hóa về kỳ hạn cho vay nhưng phải đảm bảo cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn đầu vào và đầu ra.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát phù hợp với nguồn lực và định hướng phát triển của ngân hàng, tránh việc đa dạng hóa quá mức gây tốn kém nguồn lực quản lý, giảm tính hiệu quả của việc đa dạng hóa.

Đa dạng hóa hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh hoạt động tín dụng: tăng thu nhập từ phí, bảo hiểm, hoạt động tiền gửi …

Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: ACB cần đa dạng hóa danh mục cho vay, vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, vừa phân tán rủi ro. Trong đó, ACB nên chú trọng cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán trong giao dịch bất động sản để thu phí…

3.3.KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Phân tích và dự báo sát hơn tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước, khu vực và thế giới, đặc biệt là lĩnh vực tiền tệ, tín dụng để kịp thời đề ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ, tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo các TCTD hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (Trang 144 - 147)