3.2.1 .Nhóm giải pháp nghiệp vụ
3.2.1.1. Hoàn thiện chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý chứng minh quyền sở hữu, có tính thanh khoản và tính khả mại.
Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân mà tài sản đảm bảo là bất động sản hay động sản CBTD nên chụp hiện trạng, mơ tả tài sản và thu thập các chứng từ có liên quan. Trường hợp phát hiện tài sản được cầm cố, thế chấp sau đó có sự khác biệt so với mơ tả ban đầu, CBTD phải chịu trách nhiệm nếu có sai phạm.
Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm 100% giá trị cơng trình hay tài sản đầu tư có giá trị lớn và rủi ro cao hoặc 110% nghĩa vụ nợ của KH tại ACB, ghi rõ người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm là ACB. Riêng đối với các tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hóa tham gia vào dự án thơng qua khâu thanh toán vốn CBTD cần quản lý chặt chẽ. Khi cần thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hóa đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa.
3.2.1.2.Tăng cường biện pháp bảo đảm tín dụng
Đa dạng hóa các tài sản nhận thế chấp thay vì chỉ chú trọng vào bất động sản, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải như hiện nay. Xây dựng một chính sách rõ ràng về TSBĐ, các tiêu chí cần đáp ứng khi nhận thế chấp. Chỉ nhận thế chấp khi tài sản đã hoàn tất các thủ tục pháp lý về tặng cho, chuyển nhượng, cập nhật tài sản gắn liền với đất, pháp lý của chủ sở hữu …Ký các cam kết về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho ACB. Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất việc quản lý tài sản tại đơn vị kinh doanh cũng như kiểm tra thực tế TSBĐ.
Yêu cầu KH mua bảo hiểm đối tài sản có rủi ro đang thế chấp tại ACB và thực hiện nghiêm túc việc mua bảo hiểm tái tục, tránh trường hợp cả nể, bao che KH không thực hiện tái tục mua bảo hiểm khi khơng có nhu cầu giải ngân tiếp. Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện nội dung ACB là người thụ hưởng.
Với các khoản vay tín chấp chỉ thực hiện cho vay đối với các đối tượng có uy tín cao, hàng tháng lương được thanh toán qua tài khoản mở tại ACB và được các doanh nghiệp đang có quan hệ với ACB bảo lãnh. Thực hiện nghiêm túc việc mua bảo hiểm đối với các khoản vay này và thu thập đầy đủ hồ sơ pháp lý của KH và thông tin của cơ quan chủ quản.
TSBĐ chỉ là cơ sở để xét cấp hạn mức vay cho KH chứ không phải là căn cứ trọng yếu để ra quyết định tín dụng cho KH. CBTD cần căn cứ vào tính khả thi của phương án, uy tín, thu nhập của KH để đưa ra đề xuất cấp tín dụng.
3.2.1.3.Tăng cường việc giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng
Chú trọng thẩm định năng lực pháp lý của KH, yêu cầu KH cung cấp đầy đủ cấp hồ sơ pháp lý được sao y bởi cơ quan chức năng.
đối với TCTD khác (sao kê tài khoản vay), với bạn hàng của KH. Bởi nếu KH đáp ứng tất cả các điều kiện vay vốn nhưng khơng có ý thức, thiện chí trả nợ sẽ rất rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần theo sát hoạt động kinh doanh của KH, khi thấy có dấu hiệu bất ổn cần tìm hiểu nguyên nhân để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Khi xây dựng các sản phẩm vay để tạo tính cạnh tranh ngân hàng nói rằng họ có thể tài trợ tối đa 100% nhu cầu vốn của KH nhưng không vượt quá giá trị TSBĐ. Tuy nhiên, để khoản cấp tín dụng được an tồn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của KH trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng phải yêu cầu KH tham gia vốn tự có với tỷ lệ nhất định.
Ln đảm bảo sự an tồn đối với mọi khoản cấp tín dụng, ACB nên u cầu KH đưa tài sản để đảm bảo đảm cho khoản vay vừa để nâng cao ý thức trả nợ của KH và phòng khi nếu rủi ro xảy ra, KH mất khả năng thanh tốn ACB có thể xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.
3.2.1.4.Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các đơn vị sau: + Quy mô dư nợ lớn,
+ Tỷ trọng nợ xấu cao
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống + Tỷ trọng lỗi nghiệp vụ lớn
Việc kiểm tra có thể thực hiện trực tiếp tại chi nhánh/phòng giao dịch hoặc thực hiện từ xa. Nếu phát hiện có sai phạm phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền, yêu cầu đơn vị sai phạm giải trình, đưa ra hướng xử lý và đề ra các biện pháp để tránh lập lại sai phạm tương tự.
Thu thập ý kiến đóng góp từ các đơn vị kinh doanh về các rủi ro thường xuyên xảy ra từ đó đề ra biện pháp xử lý. Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, hạn chế tình trạng rủi ro
đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhân viên.
3.2.1.5. Tăng cường tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng
Nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng, khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà khơng tn thủ quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng. Bên cạnh các tiêu chí định lượng phân loại nợ theo hệ thống corebanking, CIC cần chủ động phân loại nợ theo tính chất khoản vay, khả năng thu hồi nợ… chuyển nợ nhóm nợ ngay khi phát hiện khoản vay có rủi ro. Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phịng theo quy định, hướng dẫn của NHNN mà cụ thể: thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN để chủ động xử lý rủi ro, tránh làm cho tình trạng kinh doanh của ngân hàng đột ngột chuyển biến xấu.
Trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng hệ thống cảnh báo cao hơn, phân loại nợ dựa trên các tiêu chí: như tình kinh doanh của KH, các biến động trong môi trường kinh tế ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi sự biến động giá trị TSBĐ kết hợp với việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp … để ngân hàng có thể kịp thời đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế RRTD.
3.2.1.6. Hồn thiện chính sách lãi suất
Với mơi trường cạnh tranh như hiện nay khi lãi suất được kiểm sốt bởi NHNN và có thỏa thuận, ACB nên xây dựng chính sách lãi suất dựa vào uy tín trả nợ của từng khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh. Từ đó có chính sách lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, có thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, khách hàng tiềm năng theo từng thời kỳ cụ thể.
Đẩy mạnh vai trò của phòng xử lý nợ, theo dõi sát sau quá trình thu nợ của đơn vị kinh doanh đồng thời giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý. Tăng cường trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận để nhanh chóng bù đắp tổn thất.
Tìm hiểu ngun nhân KH bị chuyển nợ quá hạn, đặc biệt là các khoản nợ bị nhảy nhóm do CIC, ACB cần liên hệ KH tìm hiểu ngun nhân và có biện pháp hỗ trợ KH giải quyết tình trạng khó khăn hiện tại, đơn đốc KH trả nợ. Trường hợp KH chây ì thiếu thiện chí trả nợ, ACB tiến hành xử lý TSBĐ, khởi kiện KH…
Những khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi, ACB chuẩn bị hồ sơ theo quy định và thực hiện bán nợ cho VAMC để giảm bớt được áp lực từ nợ xấu, khi cần tiền, ACB có thể mang trái phiếu lên NHNN chiết khấu.
3.2.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ