Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường mần non thành phố hải phòng (Trang 54 - 99)

87.1 9.3 98.2 100 91.7 8.6 96.7 99.395.5 8.5 98.3 99.7 97 7 77.9 99.2 98.2 7.2 77.6 100 99.5 6.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ( % ) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (Năm) CHẤT LƯỢNG NI DƯỠNG CHĂM SĨC SỨC KHỎE

Được khám sức khỏe Được theo dõi biểu đồ Được ăn tại trường Suy dinh dưỡng

2.1.4.2. Chất lượng giáo dục

Để không ngừng nâng cao chất lượng GD trẻ, GDMN Hải Phịng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chuyên đề: GD âm nhạc, tạo hình, GD lễ giáo, làm quen với chữ cái, GD luật lệ ATGT ... Nhiều hội thi được tổ chức nhằm tạo môi trường cho GV được học hỏi, rèn luyện tay nghề, ứng dụng trong xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động GD theo hướng tích cực hóa hoạt động cá nhân trẻ: thi GV dạy giỏi, thi thiết kế đồ dùng đồ chơi sáng tạo, thi thiết kế bài giảng điện tử ... Hải Phịng ln là đơn vị được Bộ GD-ĐT chọn làm đơn vị thực hiện thí điểm các chương trình, dự án GD.

Việc đánh giá trẻ theo yêu cầu độ tuổi được coi trọng và duy trì thường xuyên trong các trường mầm non Hải Phòng. Tỷ lệ trẻ em đạt chuẩn phát triển quy định của mỗi độ tuổi qua từng năm học đạt kết quả tốt. Qua khảo sát phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ ở các nhóm lớp, chất lượng các hội thi "Liên hoan bé khỏe - ngoan", "Bé nhanh trí", "Bé với mơi trường", "Cơ và bé hát dân ca"... cho thấy nhận thức và các kỹ năng sống của trẻ được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng này thể hiện không đồng đều giữa các trường, các khu vực. Đơn vị nào làm tốt cơng tác phong trào, có đủ điều kiện về đội ngũ, điều kiện trang thiết bị để tiếp cận và triển khai thực hiện chương

trình GDMN mới thì chất lượng GD là vượt trội so với các đơn vị khác.

Có thể khẳng định, trong những năm gần đây các trường mầm non Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực về nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Tuy nhiên có sự chênh lệch rõ nét về chất lượng GD giữa các trường mầm non ở những vùng điều kiện KT-XH khác nhau, đặc biêt qua kết quả thanh - kiểm tra hàng năm, vẫn còn một tỉ lệ nhỏ trường mầm non khơng đạt u cầu về chất lượng. Xố dần khoảng cách và nâng cao hơn nữa về chất lượng GD trẻ giữa các diện trường mầm non đang là mục tiêu phấn đấu của toàn ngành nhằm đảm bảo sự công bằng về phát triển cho trẻ em trên địa bàn toàn thành phố. Nhiệm vụ này là chung của toàn xã hội, của các nhà quản lý GD, trong đó hiệu trưởng trường mầm non giữ một vai trị vơ cùng quan trọng và trực tiếp thúc đẩy.

2.3.5. Đánh giá thực trạng

2.3.5.1. Mặt mạnh – nguyên nhân

- Tốc độ chuẩn hóa trình độ đội ngũ CBGV tại các trường mầm non thành phố Hải Phòng diễn ra nhanh và liên tục. Tỷ lệ CBGV có trình độ đạt chuẩn trở lên cao so với mặt bằng chung của bậc học và ngày càng nâng cao về chất lượng.

- Cơng tác xã hội hố GD được đẩy mạnh cùng với cơ chế hỗ trợ của nhà nước đã làm thay đổi CSVC của nhiều trường mầm non: Mạng lưới trường lớp mầm non được quy hoạch tập trung hơn; CSVC được đầu tư, hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu về các điều kiện vệ sinh - chăm sóc - GD trẻ, nhiều trường đã mạnh dạn tăng cường CSVC theo hướng chuẩn, hiện đại đáp ứng các yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệ huy động trẻ đến các trường lớp mầm non tăng cao, nhất là trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Việc tập trung huy động hầu hết số lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đã góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập GD cho trẻ em 5 tuổi, tạo tiền đề tốt cho chất lượng GD tiểu học và thực hiện phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi.

- Chất lượng CSGD trẻ toàn diện ngày càng được nâng cao, tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh, góp phần nâng cao vị thế của nhà trường mầm non.

Nguyên nhân:

- Phần lớn GVMN đều có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo vượt khó khăn, ham học hỏi, khơng ngừng phấn đấu vươn lên. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy cơng tác bồi dưỡng chun mơn có hiệu quả.

- Làm tốt cơng tác xã hội hố GD, thực hiện phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội đạt hiệu quả cao.

- Kịp thời tham mưu với HĐND - UBND thành phố để có các chính sách thiết thực giúp bậc học ổn định và phát triển:

+ Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2011 về chuyển đổi trường MN bán công sang công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng, thực hiện cơ chế tự chủ bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/NDD-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ với các nội dung cơ bản: nâng mức hỗ trợ lương cho GV ngoài biên chế từ 1.0 lên hệ số 1,30 vào năm 2011, 1,65 năm 2012 và 1,86 vào năm 2013; Trên cơ sở định mức chi/trẻ, trên nguyên tắc thu phải đủ chi, cho phép các trường xác định mức thu học phí theo tinh thần tự chủ và không vượt quá mức trần qui định của thành phố.

+ Quyết định số 836/QĐ-UBND và chỉ đạo triển khai thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.

+ Chương trình 527 phịng học thay thế những phịng học đã xuống cấp; + Chương trình đầu tư đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non ngoại thành

+ Các trường MN ở khu vực huyện đảo Cát Hải được chuyển sang loại hình cơng lập và tuyển đủ GV cắm bản, góp phần xố xã trắng về mầm non của Hải Phịng.

Những chính sách nói trên khơng chỉ góp phần ổn định đội ngũ GV mầm non, tạo cho đội ngũ GV mầm non Hải Phịng có một số lượng mới và chất lượng mới mà còn làm cho diện mạo GDMN đặc biệt GDMN khu vực ngoại thành Hải Phòng thay đổi cơ bản.

2.3.5.2. Mặt yếu – nguyên nhân

- Đội ngũ GVMN thiếu trầm trọng về số lượng; năng lực khơng tương xứng với trình độ đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDMN; vẫn cịn một bộ phận GV chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn thậm chí chưa được đào tạo; GV khơng n tâm với nghề, cịn tình trạng GV bỏ nghề.

- Hầu hết các trường mầm non khu vực nội thành hiện phải chịu sức ép quá tải do thiếu trường, lớp.

- Chất lượng CS-GD trẻ giữa các trường ở các khu vực khác nhau, loại hình khác nhau chưa đồng đều. Cịn có khoảng cách khá lớn về chất lượng giữa GDMN khu vực ngoại thành và khu vực nội thành.

- Còn nhiều nhóm trẻ và lớp mẫu giáo ghép 2 độ tuổi dẫn đến chất lượng GD chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân:

- Hiện nay, do trình độ dân trí tăng nên nhu cầu gửi con đi học tại các trường mầm non tăng đột biến, trong khi đó khả năng tiếp nhận của các trường mầm non không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ đi học của nhân dân (thiếu phịng học, nguồn GV có trình độ đạt chuẩn để bổ sung khơng kịp thời...). Để tăng thu nhập cho GV và giảm bớt bức xúc của phụ huynh có nhu cầu gửi con đi học, nhiều hiệu trưởng đã nhân nhượng nhận trẻ vượt quá mức quy định theo Điều lệ, vượt quá khả năng và điều kiện đáp ứng của nhà trường. Đây chính là nguyên nhân quá tải trong các trường mầm non và tạo áp lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động CSGD, tiếp cận GD đến từng cá nhân trẻ, quan sát đánh giá sự phát triển của trẻ hàng ngày. Trường học biến thành nơi trông - giữ trẻ đơn thuần. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu chất lượng của nhà trường.

- CSVC của các trường mầm non có xuất phát điểm thấp, quy mơ các trường mầm non ngoại thành phân tán, nhiều khu lẻ nằm rải rác trong các thôn, dẫn đến việc đầu tư CSVC dàn trải không đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu phát triển số lượng và nâng cao chất lượng GDMN trong bối

cảnh hiện nay.

- Nguồn tài chính đầu tư cho GDMN cịn hạn hẹp và chưa có cơ chế thỏa đáng.

- Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ chun mơn, song do xuất phát điểm thấp, phần lớn được đào tạo chắp vá, qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo nên năng lực tay nghề GV chưa tương xứng với trình độ chun mơn.

- Bất cập về chế độ chính sách:

+ Chính sách tiền lương chưa tương xứng với tính chất lao động đặc thù của GV mầm non (thời gian và cường độ làm việc cao 10 - 12h/ngày, vượt so với quy định 2- 4h/ngày; vừa làm nhiệm vụ chăm sóc ni dưỡng vừa dạy học).

+ Sự chênh lệch về tiền lương giữa GV trong biên chế và ngoài biên chế khá lớn. (Lương GV mầm non trình độ chuẩn bậc 1 trong biên chế khoảng 1.700.000đ, lương GV mầm non ngồi biên chế bình qn khoảng 900.000đ). GV mầm non ngồi biên chế khơng được xếp và tính lương theo ngạch bậc, không được thực hiện chế độ tăng lương hàng năm.

+ GV mầm non hợp đồng trong các trường công lập phần lớn không được hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành; chế độ hợp đồng phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương, của từng trường. Mặc dù là GV ngồi biên chế nhưng khơng được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 161của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 05 Liên Bộ GD - ĐT/NV/TC.

+ Văn bản hướng dẫn mức thu - chi học phí cịn bất cập. Hiện nay các trường mầm non ngoại thành thu không đủ bù chi, mức thu nhập của GV phần lớn phụ thuộc vào mức đóng góp của phụ huynh "nước lên thuyền lên" đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của GV.

+ Việc định biên GV/lớp, trẻ/GV hiện nay quá cao so với quy định của Điều lệ trường mầm non do thiếu trường, lớp. Mặt khác do áp lực về mức thu nhập nên hầu hết các trường mầm non giảm định biên, hoặc GV "xung phong"

tăng cường độ và thời gian lao động một ngày bình quân 10 tiếng; làm thêm ngày thứ 7, làm trong hè để có mức thu nhập cao hơn. Cường độ và sự căng thẳng về thời gian làm việc đang là một áp lực cho đội ngũ GV và cho cả công tác chỉ đạo quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non với nhiệm vụ nâng cao chất lượng GD.

+ Chế độ khen thưởng gắn với việc hưởng lương từ ngân sách nên GVMN ngồi biên chế khơng được thực hiện chế độ khen thưởng theo quy định (chế độ thưởng 10% cho GV đạt danh hiệu GV giỏi cấp thành phố), hoặc có được thực hiện cũng tuỳ thuộc sự vận dụng của các cấp quản lý theo cơ chế "xin cho".

2.4. Thực trạng công tác quản lý của hiệu trƣởng trƣờng mầm non thành phố Hải Phịng

2.2.1. Cơng tác kế hoạch

Kế hoạch hóa là một cơng việc rất quan trọng vì hiệu quả của tồn bộ hoạt động quản lý nhà trường phụ thuộc trước hết vào chất lượng kế hoạch. Kết quả khảo sát thực tế quá trình xây dựng kế hoạch năm học của nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố cho thấy rằng, tuy có lập kế hoạch hàng năm, nhưng hầu hết các hiệu trưởng đều có một điểm chung là không linh hoạt, chỉ dựa vào kế hoạch năm học của Sở, Phịng, từ đó rập khn lên kế hoạch nhà trường mà thiếu sự linh hoạt, sáng tạo; đặc biệt là không chú ý đến đặc điểm riêng của địa phương, của trường mình là gì, thế mạnh của mình là gì. Từ sự rập khn chủ quan đó dẫn đến hiệu quả kế hoạch không cao. Thông qua các phiếu điều tra, chúng tơi nhận thấy có nhiều CBGV cho rằng, việc xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường là trách nhiệm riêng của hiệu trưởng (phụ lục, phiếu 1). Tổng hợp các phiếu nhận xét về công tác quản lý nhà trường của CBGV mầm non, chúng tơi thấy rằng có 30% kế hoạch được thông qua tập thể nhà trường trước khi trình duyệt cấp trên và 70% khơng thơng qua. Những trường được hiệu trưởng thông qua dự

thảo kế hoạch trước CBGV thì sư góp ý cũng rất khiêm tốn. Vì dự thảo khơng được chuyển đến tay CBGV trước buổi họp, trong buổi họp có nhiều nội dung và một lúc không đủ thời gian để mọi người kịp suy sét đề đạt ý kiến hoặc họ ngại tham gia vì những lý do khác. Như vậy, việc thơng qua dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường cũng chỉ là hình thức, thiếu dân chủ, chất lượng thấp dẫn đến những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tổng hợp việc khảo sát tình hình xây dựng kế hoạch ở các trường mầm non, chúng tôi thấy rằng, phần lớn kế hoạch năm học của các trường mầm non đều có một số nhược điểm cơ bản sau:

- Việc tiến hành xây dựng kế hoạch năm học quá chậm. Có những việc cần phải thực hiện trước khi khai giảng năm học mới, nhưng kế hoạch nhà trường thì sau khai giảng mới trình duyệt.

- Trong phần đánh giá thực trạng khơng nêu được những khó khăn bức xúc cơ bản cần giải quyết trong năm học mà chỉ nêu chung chung như: “CSVC thiếu thốn”, “trình độ GV hạn chế”… Các chỉ tiêu phấn đấu thiếu cụ thể, không sát với khả năng thực thi: “mua đủ đồ dùng đồ chơi cho khu trung tâm”. Có những chỉ tiêu được đề ra nhưng khơng được thực hiện, khơng có kết quả đánh giá cuối năm học.

- Điều kiện và biện pháp đưa ra khơng thực tế, thiếu tính khả thi, phân cơng nhiệm vụ trùng lặp, trình bày lôn xộn. Nhiều hiệu trưởng mượn kế hoạch của trường khác, hoặc lấy kế hoạch năm học trước rồi “cắt – dán” thành kế hoạch năm học mới của trường mình.

2.2.2. Cơng tác tổ chức

Tất cả các trường đều có nội quy riêng (được xây dựng dựa trên Điều lệ trường mầm non và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan) để cán bộ, GV, công nhân viên, phụ huynh và học sinh thực hiện. Ngồi ra, hàng năm đều có Nghị quyết của Hội nghị cán bộ cơng chức, trong đó thể hiện chỉ tiêu của cả tập thể sư phạm để mọi cá nhân căn cứ vào đó thực thi nhiệm vụ và phấn đấu đạt được chỉ tiêu này.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề mà hiệu trưởng trường mầm non cần quan tâm về công tác này: việc phân cơng GV cịn cảm tính, chưa căn cứ vào năng lực để phân công đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Có hiệu trưởng thì lại q cứng nhắc không quan tâm đến sự linh hoạt cũng như hoàn cảnh riêng của mỗi GV.

2.2.3. Công tác chỉ đạo

Phần lớn các hiệu trưởng đã thực hiện phổ biến kế hoạch nhiệm vụ năm học cho mọi bộ phận, cá nhân và triển khai theo nhiệm vụ đã phân công. Việc theo dõi, đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được BGH thực hiện khá tích cực. Việc tổ chức họp giao ban định kỳ đã trở thành nề nếp ở các trường mầm non.

Tuy nhiên, qua quan sát, theo dõi việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ở các trường mầm non, chúng tơi thấy có một số tình trạng:

- Hiệu trưởng có tư tưởng giao khoán cho cấp dưới, giao nhiệm vụ xong không quan tâm đến điều kiện nguồn lực hỗ trợ cho các bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khi phát hiện nhược điểm của mọi người thì khơng tìm ngun nhân để có biện pháp giúp đỡ khắc phục hoặc không hướng dẫn chỉ bảo cụ thể mà chủ yếu là chỉ trích, phê bình. Điều này làm thui chột đi tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới làm cho họ chán nản làm việc đối phó.

- Hiệu trưởng chưa huy động được mọi thành viên của nhà trường tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường mần non thành phố hải phòng (Trang 54 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)