3.2. Các biện pháp phát triển ĐNGV các trường MN công lập tỉnh Hưng Yên
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV bảo đảm đủ số lượng và
và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực, đạo đức
3.2.5.1. Ý nghĩa
Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ; tạo sự chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ mầm non trong giai đoạn mới.
3.2.5.2. Nội dung
Kế hoạch hóa cơng tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo năm học và theo giai đoạn phát triển (gắn kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với cơng tác quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên).
Xác định nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Các hình thức tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cần được đa dạng hóa, phù hợp về thời gian và điều kiện công tác của giáo viên mầm non.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Lãnh đạo các nhà trường chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng một cách hiệu quả.
Hằng năm lập kế hoạch cho GV đi học đạt chuẩn và trên chuẩn dưới nhiều hình thức (tập trung, khơng tập trung, tại chức, từ xa,...). Việc chọn cử giáo viên đi học phải đảm bảo sự cân đối và đồng bộ giữa các tổ chuyên môn, giữa đi học và giảng dạy, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ.
Trong kế hoạch cần làm rõ nội dung, mục đích, hình thức, đối tượng và thời gian bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:
trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ.
Trên cơ sở đó mỗi cá nhân có kế hoạch bồi dưỡng cho mình, coi đó là mục tiêu phấn đấu, là chương trình hành động, đồng thời là một chỉ tiêu thi đua của các cá nhân. Biến việc tự học, tự bồi dưỡng trở thành ý thức tự giác, thành nhu cầu phải có của bản thân mỗi giáo viên.
Nội dung bồi dưỡng gồm:
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị:
Việc nhận thức đúng đắn về đường lối sẽ thúc đẩy rất lớn tới ý thức nghề nghiệp của mỗi giáo viên. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, tạo ra sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong cơng cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ được vai trị, vị trí, trách nhiệm của mình đối với việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ mầm non.
Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, nhất là với người giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao hơn với sứ mạng cao cả của mình, với trẻ mầm non lòng nhân ái và niềm yêu thương càng đặt lên vị trí cao hơn cả bởi ” cơ giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Đối với người giáo viên, lòng yêu nghề, sự say mê nghề, sự nhiệt tình, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong việc học tập, rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên khơng chỉ
hình thành trong q trình đào tạo ở trường sư phạm mà là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời.
Bồi dưỡng kiến thức:
Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục đảm bảo tuyệt đối an tồn về phẩm chất và tinh thần cho trẻ. Bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý hành chính Nhà nước, giáo dục bảo vệ môi trường, dân số, an ninh quốc phịng, an tồn giao thông, y tế học đường, đặc biệt, là ngoại ngữ, tin học.
Bồi dưỡng về ngoại ngữ (tiếng Anh): Cần xác định hiểu biết và sử dụng đựợc ngoại ngữ là một trong những yêu cầu đối với người giáo viên, nhằm trang bị vốn ngoại ngữ cho ĐNGV để sử dụng trong giảng dạy, học tập và giao lưu. Đây là một yêu cầu cấp bách nhưng rất khó khăn, cần có sự hỗ trợ của nhà trường và sự nỗ lực của từng giáo viên. Các cấp: Sở Giáo dục, phòng Giáo dục, các trường mầm non cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, chuẩn bị chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng.
Bồi dưỡng về tin học: nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ như quản lý trẻ em, quản lý sức khoẻ trẻ, quản lý bán trú, quản lý hồ sơ cá nhân, soạn giáo án điện tử... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc nâng cao trình độ tin học để ĐNGV có thể khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ trọng tâm quyết định để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Trước tiên cần phổ cập tin học văn phòng cho đội ngũ, để soạn bài, soạn thảo văn bản, khai thác thông tin trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy, giáo dục.
Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên: là nội dung cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng kỹ năng tổ chức bán trú, nuôi dưỡng
với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục, giảng dạy. Đặc biệt, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học; kỹ năng hướng dẫn trẻ biết tự phục vụ. Để có được kỹ năng đó giáo viên cần có những tri thức khoa học về tâm lý, giáo dục, vừa phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo khung chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD & ĐT, vừa phải tích cực chủ động, sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường và phù hợp với đối tượng trẻ. Ngoài ra, giáo viên cần nâng cao năng lực hoạt động xã hội, đặc biệt là biết phối hợp với gia đình trong việc ni dạy trẻ theo khoa học. Ban giám hiệu các trường mầm non phân công, giao nhiệm vụ cho các giáo viên giỏi lâu năm. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn bồi dưỡng kèm cặp, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho các giáo viên mới của trường. Liên kết với các trường, các học viện để mở các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng:
Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi, tổ chức cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch.
Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn.
Động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Bộ GĐ&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng Giáo dục & Đào tạo tổ chức.
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Sau khi được tập huấn cho các GV nòng cốt do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức, nhà trường tổ chức các lớp tập huấn tại trường cho đội ngũ GV còn lại. Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, học tập theo chuyên đề; tổ chức cho giáo viên đi tham quan các trường điển hình; đầu tư xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu
và ứng dụng khoa học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục, tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, . . .
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học: viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân trong và ngoài trường, tổ chức Hội thảo khoa học trong nhà trường.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên, gồm: đại diện Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán trong tổng bộ môn.
Ban chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, phân công, phân nhiệm cho các tổ trưởng tổ chuyên môn phụ trách việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ và yêu cầu mỗi cá nhân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho riêng mình, tạo điều kiện về các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng và quy định trách nhiệm của những người tham gia bồi dưỡng.
Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng.
Hiệu trưởng thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chun mơn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng của bản thân. Có những điều chỉnh động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ và cá nhân không thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng.
Cuối năm 2 nhà trường có tổng kết đánh giá khen thưởng và có kế hoạch ứng dụng các kết quả của cá nhân và tập thể.
Phẩm chất chính trị đạo đức Kiến thức tin học Trình độ chun mơn nghiệp vụ đạo Kiến thức ngoại ngữ Các kiến thức hỗ trợ khác
Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng
3.2.6. Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập
3.2.6.1. Ý nghĩa
Trải qua các thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của cấp học MN. Nhiều chính sách đã được ra đời góp phần củng cố, phát triển cấp học này. Song một số chế độ, chính sách về biên chế, định mức lao động và tiền lương đối với CBQL và giáo viên MN đã được ban hành đến nay vẫn có nhiều bất hợp lý, khơng cịn phù hợp với thực tế, cần phải được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, nhằm tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD- ĐT nói chung và GDMN nói riêng. Đồng thời, giáo viên MN phải được làm việc ở mơi trường thích hợp.
Việc đảm bảo, hồn thiện chế độ chính sách và điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên MN thật sự là một nhu cầu cấp bách và thiết thực.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Để thực hiện biện pháp xây dựng, hồn thiện chế độ chính sách và điều kiện làm việc cho đội ngũ GV các trường MN tỉnh Hưng Yên, theo chúng tơi, có 4 vấn đề chung cần giải quyết:
Một là: Đảm bảo chế độ học tập, công tác cho đội ngũ GV trường MN.
Đảm bảo chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ này được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…..Tuy nguồn kinh phí ở các trường MN rất eo hẹp, đặc biệt là các trường nhỏ, kinh phí hỗ trợ việc đi học rất khó khăn, nhưng GV trường MN cũng đã bằng mọi cách vượt qua khó khăn, để được học. Nếu có được chế độ, kinh phí hỗ trợ học tập, công tác cho GV trường MN phù hợp sẽ khuyến khích, động viên GV hăng hái tham gia học tập, đào tạo bồi dưỡng, kết quả tốt hơn và chắc chắn trình độ năng lực sẽ nhanh chóng đáp ứng được
yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDMN tỉnh Hưng n nói riêng.
Hai là: Có chính sách, chế độ phụ GVMN được tham quan, học tập kinh
nghiệm ở các trường tiên tiến, trọng điểm trong và ngoài nước
Ba là: Đảm bảo chế độ tuyên dương, khen thưởng, kịp thời đối với giáo
viên trường MN có thành tích xuất sắc trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, đối với GV ở những xã khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Bốn là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện để giáo viên
MN tiến hành hoạt động của mình. Hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị của một số trường MN tỉnh Hưng Yên cịn thiếu, có tình trạng xuống cấp. Nhiều trường chưa có văn phịng, thiếu phịng học đúng quy cách; các cơng trình vệ sinh, bếp ăn, khuôn viên nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ . Trang thiết bị phục vụ của cô và trẻ nghèo nàn, thậm chí có nơi cịn lạc hậu so với thời đại. Do đó, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho trường MN chính là để tạo mơi trường làm việc và cơ hội cho đội ngũ GV phát huy tối đa năng lực của bản thân ở cương vị người mẹ thứ hai của trẻ.
Hàng năm, dành tối thiểu 10% tổng chi ngân sách giáo dục cho phát triển giáo dục MN. Thực hiện thu học phí theo quy định của Nhà nước. Hỗ trợ ngân sách của tỉnh 300 triệu đồng (bằng tiền mặt) cho các trường MN được công nhận đạt chuẩn quốc gia lần đầu để mua sắm trang thiết bị giáo dục.
3.2.6.3. Cách thực hiện
- Có nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành, sự đồng thuận trong ngành GD-ĐT, cũng như sự quan tâm hỗ trợ tích cực của nhân dân địa phương.
- Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng thực chất từng GVMN để có chế độ thưởng, phạt cơng bằng.
GVMN vào biên chế nhà nước theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã phê duyệt. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên trong trường theo các văn bản Nhà nước đã ban hành: chế độ lương, phụ cấp đúng lớp giảng dạy, thâm niên nghề; chế độ được đi học nâng cao trình độ mà vẫn được hưởng lương, phụ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; được quyền khen thưởng khi có thành tích, được quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật, được tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ, được tạo cơ hội để phát huy tối đa tài năng sáng tạo của mình. Có những chế độ khuyến khích giáo viên giỏi công tác trong ngành giáo dục. Đặc biệt, khi đã có chuẩn giáo viên mầm non thì phải có chế độ ưu tiên hơn đối với giáo viên trên chuẩn để tạo sự cơng bằng, khuyến khích sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Như vậy, hiệu trưởng vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội.
3.2.7. Xây dựng mơi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên của trường mầm non cơng lập
3.2.7.1.Ý nghĩa
Đồn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể khơng có sự đồn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời nó chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng.
3.2.7.2. Nội dung
a. Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường
đấu để tạo nên một thế hệ học sinh tự tin, độc lập, giàu lịng nhân ái, có đủ