Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng nhằm phát huy tối đa tiềm năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 90)

3.2. Các biện pháp phát triển ĐNGV các trường MN công lập tỉnh Hưng Yên

3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng nhằm phát huy tối đa tiềm năng

năng của đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập

3.2.3.1. Ý nghĩa

Đổi mới công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên theo hướng giao quyền tự chủ cho nhà trường. Đồng thời đổi mới công tác sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm phát huy khả năng sẵn có của đội ngũ, mang lại sự phát triển toàn diện và bền vững đội ngũ giáo viên nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung

a. Về công tác tuyển chọn

Tuyển chọn giáo viên nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng giáo viên như bản quy hoạch đề ra. Việc tuyển chọn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường.

- Căn cứ vào định biên số giáo viên, số trẻ mầm non theo quy định. Dựa vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để lập kế hoạch cần tuyển chọn, trong kế hoạch làm rõ các nội dung sau: đối tượng tuyển, tiêu chuẩn tuyển, hồ sơ, phương thức, chỉ tiêu (số lượng, cơ cấu), quy trình, lịch tuyển và các chính sách tuyển chọn.

Trong thực tế, thành phố Hưng Yên và các huyện khu công nghiệp Phố Nối do đặc thù trẻ đến trường lớp nhiều nên thiếu giáo viên và nguồn nhân lực dự tuyển ở tại đơn vị (huyện, thành phố) không đủ, cần xét cả đối tượng đăng ký dự tuyển ở các huyện khác trong tỉnh hoặc tỉnh ngoài để đảm bảo lựa chọn và tuyển được giáo viên chất lượng tốt.

Quy trình tuyển dụng cần thông báo rộng rãi và công khai minh bạch, tránh tình trạng đưa con em cán bộ vào trường rồi mới đi đào tạo đạt chuẩn trung học sư phạm mầm non.

Trong q trình bố trí, sắp xếp cần đưa đi đào tạo lại hoặc vận đông nghỉ trước chế độ những GVMN kém phẩm chất năng lực, hoặc khơng có khả năng đảm nhận nhiệm vụ ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường và trực tiếp trẻ mầm non. Đặc biệt không đưa giáo viên tiểu học xuống dạy lớp mầm non hoặc giáo viên không đúng chuyên mơn mầm non. Vì đặc thù GVMN được đào tạo với chuyên ngành làm nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non, khác với chuyên ngành khác.

Mạnh dạn thay đổi và đề bạt những GVMN trẻ có năng lực, có triển vọng vào cương vị cán bộ quản lý. Quan tâm đến giáo viên trẻ năng động, sáng tạo, khoa học, đổi mới, đem lại hiệu quả cao cho nhà trường.

b. Về công tác sử dụng

Phân cơng, bố trí giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân cơng giáo viên chính, giáo viên phụ nhóm, lớp. Nếu phân cơng hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên, ngược lại phân cơng, bố trí khơng hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chăm sóc, ni dưỡng trẻ của nhà trường ví dụ những giáo viên nhiều tuổi phân cơng ở các nhóm trẻ để họ phát huy kinh nghiệm chăm sóc, ni dưỡng trẻ vì ở nhóm trẻ u cầu về ni dưỡng chăm sóc cao hơn u cầu dạy, những giáo viên trẻ trình độ đào tạo trên chuẩn phân công phụ trách các lớp mẫu giáo, ưu tiên những giáo viên có thành tích cao, có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, những giáo viên hồn cảnh gia đình bình thường hoặc thuận lợi cùng dạy nhóm, lớp với những giáo viên con nhỏ hoặc hồn cảnh khó khăn để chị em có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Khi phân công GV đảm bảo nguyên tắc “đúng người, đúng việc” và mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể lực, nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ và trải nghiệm các mối quan hệ xã hội đặt nền móng phát triển tồn diện về nhân cách cho trẻ.

Trong q trình bố trí, sắp xếp, phân công giáo viên phải công khai, dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của tập thể, không áp đặt ý kiến cá nhân.

Mỗi trường mầm non cần tạo cơ chế cho việc phát triển ĐNGVMN, đó là phải tạo ra sự gắn kết giữa các GVMN với nhau, GVMN với CBQL, giữa GVMN với phụ huynh, GVMN với chính quyền địa phương. Cơ chế giữa các GVMN với nhau là quan hệ bình đẳng, giữa giáo viên với CBQL là quan hệ

chính quyền địa phương là quan hệ kết hợp nhiều mối quan hệ trong địa bàn. Bất cứ môi trường sư phạm nào đặc biệt ở trường mầm non phải xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và CBQL và các tổ chức trong nhà trường và mối quan hệ với chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ và cộng đồng. Tất cả phải có sự thống nhất cao, hướng vào mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh to lớn về giá trị tinh thần cho tập thể sư phạm. Đây là yếu tố cơ bản mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục và quá trình phát triển GDMN. Tuy nhiên, đây không phải là công việc dễ dàng đối với các trường mầm non.

Ngoài ra mỗi trường mầm non phải xây dựng nền nếp lao động, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tập thể và xây dựng nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường là cơ sở để duy trì kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đây cũng chính là tiền đề của sự đồn kết, nhất trí cao trong tập thể sư phạm. đồng thời cần tạo ra một môi trường và khơng khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; lưu ý phòng tránh các nguy cơ xung đột, giải tỏa xung đột thấu tình đạt lý và những căng thẳng khơng đáng có trong đội ngũ giáo viên mầm non.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

a. Về công tác tuyển dụng

Các trường mầm non lập kế hoạch báo cáo thực trạng và nhu cầu bổ sung giáo viên với phòng Nội Vụ, phòng Giáo dục & Đào tạo. Căn cứ đề nghị của các trường Mầm non, phòng Nội Vụ phối hợp với phòng Giáo dục & Đào tạo lập tờ trình tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội Vụ) xin bổ sung biên chế. Căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức thành lập Hội đồng tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển theo quy định hiện hành.

b. Về công tác sử dụng

Đầu năm học, Hiệu trưởng trường mầm non lập kế hoạch dự kiến phân công giáo viên và thơng qua Ban giám hiệu nhà trường, sau đó lấy ý kiến từ

ban nghiệp vụ và tổ trưởng chuyên mơn. Sau khi có ý kiến của tổ, nhóm chun mơn, nhà trường sẽ tổ chức các Hội nghị chuyên đề với thành phần là lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng bộ mơn và đại diện các tổ chức, đồn thể trong nhà trường để trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất phương án phân công đội ngũ giáo viên.

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên phải theo Nghị quyết của chi ủy, chi bộ đảng và trách nhiệm của đảng viên; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn theo phương châm: căn cứ vào cơng việc để tìm người đủ điều kiện bố trí, phải kết hợp giáo viên trẻ, khỏe, có năng lực, nhiệt tình với giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác thực tiễn, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành một tập thể vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)