Các chức năng và thông tin trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông Mỹ Văn-huyện Tam Nông-tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 36 - 51)

Chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và sự tiến bộ của phân cơng hợp tác lao động trong q trình phát triển sản xuất xã hội. Trong nền sản xuất thủ công riêng lẻ, một người thợ khi muốn làm ra một sản phẩm phải thực hiện cả một chuỗi những hành động liên tiếp theo quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm. Chuyển sang nền sản xuất công nghiệp do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động diễn ra theo lối chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn, mỗi cơng đoạn có nhiệm vụ thực hiện một dạng hoạt động sản xuất nhất định, được chun mơn hóa tạo ra số lượng nhiều, chất lượng cao của sản phẩm. Phối hợp và liên kết cả dây chuyền sản xuất đó lại thành một hệ thống nhất theo một quy trình cơng nghệ liên tục tạo thành chức năng của hệ thống quản lý. Từ đó xuất hiện các hoạt động khác nhau trong một dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm và chức năng quản lý ra đời.

Như vậy có thể hiểu chức năng quản lý là một dạng lao động chỉ huy, điều phối, kết hợp của chủ thể quản lý, sinh ra một cách khách quan từ đặc trưng lao động của khách thể quản lý. Chức năng quản lý là một dạng lao động quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.

Chức năng quản lý có hai loại đó là: Chức năng chung và chức năng đặc thù. Chức năng chung là chức năng mà bất cứ một chủ thể quản lý nào, bất cứ lĩnh vực nào, cấp quản lý nào cũng phải thực hiện.

Chức năng đặc thù là:Chức năng chỉ có với mỗi một hệ thống, đơn vị, tổ chức riêng biệt. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, song chúng tôi thấy rằng chức năng chung của quản lý được hội tụ và thống nhất ở bốn điểm sau đây:

+ Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá

trình quản lý. Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logic với một chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã được hoạch định. Kế hoạch đề ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới và đạt theo mong muốn, dưới sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý.

+ Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống

một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch.

+ Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định phải bám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định. Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra.

+ Chức năng kiểm tra đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối tượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạng thái của hệ thống đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đến mức độ nào? Trong quá trình kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót trong q trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa mục tiêu, đồng thời tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếp theo.

Tổng hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý là cơ sở để phân công lao động quản lý giữa những cán bộ quản lý và là nền tảng hình thành cấu trúc của sự quản lý. Điều đáng chú ý là trong quá trình quản lý người quản lý phải thực hiện một dãy chức năng kế tiếp nhau một cách logic, bắt buộc. Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kết quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý. Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong một thời gian cụ thể của một chu trình quản lý nhất định. Trong một chu trình quản lý các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ mang tính tương đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác.

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy học

Chúng ta đã biết quản lý giáo dục là một hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội bằng những hành động của mình biến các mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lý hoạt động dạy - học là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ

đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng, của BGH trong nhà trường, như vậy chất lượng GD của một nhà trường có được là do yếu tố dạy và học quyết định, do vậy quản lý hoạt động dạy và học giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động GD của nhà trường, bởi đây là hoạt động tổ chức điều khiển học sinh hình thành các phẩm chất năng lực, hình thành trí tuệ, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và sự phát triển nhân cách nói chung.Như vậy người Hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch năm học chỉ đạo các tổ chuyên mơn thực hiện đầy đủ các nội dung chương trình học, đúng về thời gian, tiến độ, đảm bảo về chất lượng, đảm bảo tính tồn diện giữa các bộ mơn, đảm bảo đúng kiến thức chương trình của các bộ mơn,vừa mang tính cơ bản và tính hiện đại đáp ứng được mục tiêu của GD đề ra, và yêu cầu đổi mới hiện nay.

Bồi dưỡng học sinh giỏi bằng con đường dạy học các mơn.Chính vì thể quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG cũng là một nhiệm vụ trong hoạt động quản lý trong nhà trường THPT.

1.4.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

1.4.3.1. Vai trị của Hiệu trưởng trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Trong luật Giáo dục có nêu rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản

lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, có thời hạn nhiệm kỳ 5 năm” [24]. Trong Điều lệ trường THPT cũng nêu rõ nhiệm kỳ

công tác giữ chức vụ không quá 10 năm (2 nhiệm kỳ) trên một đơn vị. Người hiệu trưởng là những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, được đào tạo nghiệp vụ quản lý, được các cấp có thẩm quyền cơng nhận cấp phát các văn bằng theo qui định về luật bổ nhiệm cán bộ quản lý. Như vậy vai trò của người hiệu trưởng rất quan trọng, là người đứng đầu chịu trách nhiệm của mình trước cấp trên, trước nhân dân, trước sự phát triển về sự nghiệp giáo dục trong một nhà trường, là người trèo lái con thuyền của sự nghiệp Giáo dục trong một cơ quan, mọi quyết định của hiệu trưởng đều là chính sách, chiến lược là sự sinh tồn trong một nhà trường. Với những nhiệm vụ, và điều kiện tiên quyết như vậy hiệu trưởng cịn có những vai trị rất quan trọng là:

Tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục ngoài nhà trường; tư vấn cho phụ huynh học sinh nhà trường; là nhà nghiên cứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học phục vụ dạy học; là người đi đầu trong mọi hoạt động đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; đánh giá, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Xây dựng bộ máy nhà trường, bao gồm ra các quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó về chun mơn và văn phịng, thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ năm học, đề xuất các thành viên trong Hội đồng trường.

Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, quản lý học sinh, thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên hợp đồng trong nhà trường.

Quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tổ chức triển khai đánh giá và xếp loại giáo viên, nhân viên hàng năm theo các qui định về chuẩn giáo viên, nhân viên. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất, các trang thiết bị giáo dục trong nhà trường.

Nâng cao trình độ lý luận trong đội ngũ giáo viên của nhà trường về việc nhận thức và thực hiện các chủ chương dưỡng lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia trong quá trình quản lý của nhà trường.

Sự phát triển của đội ngũ nhà giáo trong một nhà trường về trình độ chun mơn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên được đi đào tạo bồi dưỡng các kiến thức nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của mình qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Trong giai đoạn hiện nay trước sự phát triển về công nghệ, trước sự phát triển về kinh tế và sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, vậy vai trò của người Hiệu trưởng lại càng phải năng động hơn, quyết sách hơn trong các chính sách chiến lược của một nhà trường.Giáo dục đang trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện mà đã được Đảng ta đã xác định ở Nghị quyết TW 29. Đổi mới từ phương pháp, đến cách dạy, cách học, và cách thi cử Như vậy Giáo dục chúng ta đang được thay đổi một cách tồn diện. Đứng trước những u cầu đó Hiệu trưởng phải là người có tâm, có tầm và có đủ khả năng, năng lực đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành, của sự hội nhập quốc tế trong việc xây dựng và phát triển các

nguồn nhân lực để từ đó có những chính sách động viên khuyến khích nhằm thu hút những nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nơi mình đảm nhiệm trách nhiệm.

Xây dựng các chính sách chiến lược và xây dựng tầm nhìn đối với sự phát triển của một nhà trường, một cơ sở Giáo dục, mà trong đó chất lượng giáo dục được đặt lên hàng đầu của một nhà trường. Như vậy để xác định được tầm nhìn chiến lực người Hiệu trưởng phải xây dựng được lực lượng nịng cốt đó là chất lượng của đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn, xây dựng và phát triển được nòng cốt về chất lượng học tập chất lượng cao mà ở đó khơng thể thiếu đó là đội ngũ học sinh giỏi, và việc thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THPT.

Thực hiện các quyết định của Hội đồng trường về các quyết sách chiến lược được qui định tại khoản 3 điều 20 của điều lệ trường TH.

Như vậy với các yêu cầu về sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì Hiệu trưởng có vai trị hết sức quan trọng trong việc nhận thức, nắm bắt thời cơ, cơ hội để thực hiện nhiệm vụ, ra các quyết định, và chịu trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước cấp trên và trước sự phát triển của ngành Giáo dục.

1.4.3.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Trong giai đoạn hiện nay đất nước của chúng ta đang đứng trước một xã hội tương lai: Xã hội thông tin và xã hội học tập, mà ở đó mỗi một con người phải xác định cho mình một tương lai trên cơ sở của một nền giáo dục tốt, để từ đó hình thành nên những năng lực, phẩm chất tốt đẹp của một người cơng dân xứng đáng là là vị trí trung tâm của sự phát triển.

Mục tiêu của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là tạo ra một kết quả tốt, tạo ra những con người có tư duy trí tuệ cao, do vậy nhà quản lý phải có sự đầu tư ban đầu về đội ngũ, về chương trình bồi dưỡng, về CSVC và trang thiết bị dạy học, và biết kết hợp hài hòa các điều kiện bên trong và bên ngoài nhà trường để tạo ra một sức mạnh tổng hợp mới có thể đạt được kết quả tốt trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Các nội dung cần quản lý bao gồm:

- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG.

- Quản lý về kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng trên cơ sở đã được tổ chuyên môn xây dựng.Quản lý về hồ sơ, giáo án bồi dưỡng.

- Quản lý về việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, và tiến độ thực hiện kế hoạch. kiểm tra đánh giá về việc thực hiện chương trình bồi dưỡng và báo cáo kết quả thực hiện.

- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG.

a. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG.

Việc phát triển đội ngũ nhà giáo có kiến thức chuyên sâu là nhiệm vụ hàng đầu để tạo ra nguồn xây dựng đội ngũ kế cận đáp ứng những yêu cầu về bồi dưỡng HSG ở trường THPT. Trong hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT để có được kết quả cao thì cần thiết phải phát triển đội ngũ nhà giáo có kiến thức vững vàng đáp ứng được việc tham gia bồi dưỡng HSG. Khâu phát triển đội ngũ này phải được chỉ đạo có kế hoạch chi tiết của BGH nhà trường.

Việc phát triển đội ngũ trong nhà trường là sự vận động đi lên, cái mới thay thế cái cũ, sự vận động đó có thể từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để từ chưa hoàn thiện về đội ngũ đến việc hoàn thiện về đội ngũ. Khi bàn đến sự phát triển về nguồn nhân lực là tạo ra sự bền vững về hiệu quả của công tác, trong nhà trường sự phát triển của đội ngũ giáo viên được coi là trọng tâm của vấn đề quản lý, nó có liên quan mật thiết với sự phát triển nguồn nhân lực, việc phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về chun mơn, có phát triển được đội ngũ giáo viên mới tạo ra được khâu đột phá trong hoạt động bồi dưỡng HSG.

Tóm lại:Trong nhà trường muốn nâng cao được chất lượng bồi dưỡng HSG, thì cần phải đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường mình theo kế hoạch cụ thể và điều kiện cụ thể. Đây là nội dung cơ bản để phát triển đội ngũ nhà giáo trong hoạt động bồi dưỡng HSG ở nhà trường THPT.

b. Quản lý về kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng

Trong hoạt động bồi dưỡng HSG một vấn đề được đặt ra là chương trình bồi dưỡng và quản lý chương trình bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng được coi như là xương sống của tồn bộ hoạt động bồi dưỡng HSG, để có được kết quả cao thì BGH

phải có những chỉ đạo sát sao làm sao cho tổ chuyên môn xây dựng được một khung chương trình bồi dưỡng HSG theo các yêu cầu được đặt ra của Bộ GD&ĐT, của Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung học phổ thông Mỹ Văn-huyện Tam Nông-tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 36 - 51)