1.4 Một số thành tố đặc trưng của tư duy sáng tạo
1.4.6 Làm thế nào để phát triển tư duy sáng tạo cho học
trong dạy học Tốn ở trường phổ thơng
Có thể rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh: - Theo năm thành phần của tư duy sáng tạo.
- Dựa trên các hoạt động trí tuệ: Dự đốn, bác bỏ, khái qt hóa, tương tự hóa.
- Tìm nhiều lời một bài tốn, tìm được lời giải hay và ngắn gọn cho một bài toán, khai thác, đào sâu kết quả một bài tốn.
Một học sinh có tư duy sáng tạo thì biểu hiện của tính sáng tạo là:
- Nhìn nhận một sự vật theo một khía cạnh mới, nhìn nhận sự vật dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Biết đặt ra nhiều giả thuyết khi phải lí giải một hiện tượng.
- Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống. Học sinh học tập một cách sáng tạo khơng vội vã bằng lịng với giải pháp đã
có, khơng suy nghĩ cứng nhắc theo những mơ hình đã gặp để ứng xử trước những tình huống mới. Việc đánh giá tính sáng tạo được căn cứ vào số lượng tính mới mẻ, tính độc đáo, tính hữu ích của các đề xuất. Tuy nhiên tính sáng tạo cũng có tính chất tương đối: Sáng tạo với ai? Sáng tạo trong điều kiện nào?
Để học sinh có thể tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, người giáo viên cần tạo ra khơng khí giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trị bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lí các hoạt động của từng cá nhân và tập thể học sinh. Tốt nhất là tổ chức các tình huống có vấn đề địi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược. Những tình huống đó cần phù hợp với trình độ học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều khơng gây được hứng thú. Người thầy cần biết dẫn dắt học sinh ln ln tìm thấy cái mới, có thể tự giành lấy kiến thức, ln cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành. Để học tập sáng tạo cần tạo tình huống chứa một số điều kiện xuất phát, từ đó giáo viên yêu cầu học sinh đề xuất càng nhiều giải pháp càng tốt, càng tối ưu càng tốt.
Học tập sáng tạo là cái đích cần đạt. Tính sáng tạo liên quan với tính tích cực, chủ động, độc lập. Muốn phát triển trí sáng tạo, cần chú trọng để học sinh tự lực khám phá kiến thức mới, dạy cho các em phương pháp học mà cốt lõi là phương pháp tự học, chính qua các hoạt động tự lực, được giao cho từng cá nhân hoặc cho nhóm nhỏ mà tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy.
Bồi dưỡng Tư duy sáng tạo là một quá trình lâu dài, cần tiến hành thường xuyên hết tiết học này sang tiết học khác, năm này sang năm khác trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong nội khóa cũng như các hoạt động ngoại khóa. Cần tạo điều kiện cho học sinh có dịp được rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo trong việc tốn học hóa các tình huống thực tế, trong việc viết báo toán với những đề toán tự sáng tác, những cách giải mới, những kết quả mới khai thác từ các bài tập đã giải.
Một vấn đề rất đáng được quan tâm là vấn đề kiểm tra, đánh giá. Các đề kiểm tra, các đề thi cần soạn với yêu cầu kiểm tra được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh chỉ có thể làm được hồn chỉnh các kiểm tra đó trên cơ sở bộc lộ rõ nét năng lực tư duy sáng tạo của bản thân.