Tên các bài chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 30 - 37)

STT Tên bài học Số tiết

1 Bài 8: Quy luật Menden: Quy luật phân li 1 2 Bài 9: Quy luật Menden: Quy luật Phân li độc lập 1 3 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 1 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen 1

5 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và Di truyền

ngoài nhân 1

6 Bài 13: Ảnh hưởng của MT lên sự biểu hiện của gen 1 7 Bài 14: Thực hành: Lai giống 1 8 Bài 15: Bài tập chương I và chương II 1

*Mục tiêu cần đạt được tồn chương là:

Kiến thức :

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.

- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.

- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết khơng hồn tồn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hồn tồn và khơng hoàn toàn.

- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.

- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp).

- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện mơi trường trong và ngồi đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình thơng qua một ví dụ.

- Nêu khái niệm mức phản ứng. Kĩ năng :

- Viết được các sơ đồ lai từ P  F1  F2.

- Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật di truyền (chủ yếu để hiểu được lí thuyết về các quy luật di truyền trong bài học).

- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát)

- Vận dụng kiến thức giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống, sự xuất hiện một số lồi mới…

Chương trình được cấu tạo logic mang tính hệ thống cao .Chương trình có thể xây dựng các bài tập trang bị cơng cụ logic giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức thông hiểu nội dung lí thuyết. Hệ thống bài tập hiện có chưa hệ thống, số lượng bài tập tốn cịn ít vì vậy khả năng chuyển tải kiến thức cơ bản của phần di truyền cịn nhiều hạn chế. Vì vậy việc bổ sung, xây dựng các bài tập sinh học phù hợp đưa vào sử dụng trong q trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học là việc cần phải làm.

Phần ơn tập có thể sử dụng các hệ thống bài tập dạng tốn để ơn tập nội dung từng quy luật và quan hệ giữa các quy luật di truyền với nhau.

2.2. Nguyên tắc và quy trình lựa chọn các bài tập để rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 – Trung học phổ thông

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn bài tập

Bài tập để dạy kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận là những việc chưa tường minh đối với người học, tuy giả thiết là điều đã biết và kết luận là điều cần tìm. Vì vậy trong vấn đề này cần phải gia cơng chỉ số giữa cái biết và chưa biết sao cho đủ ngưỡng để kích thích q trình tìm tòi của người học. Đây là việc làm khó vì bên cạnh BT dạy tài liệu mới giáo viên phải có biện pháp chỉ dẫn một cách tích cực, định hướng thơng qua hệ thống câu hỏi tự lực làm việc với SGK để từ đó người học biến đổi dần các vấn đề chưa biết từ giả thiết thành cái đã biết để tường minh giả thiết và ở đây coi giả thiết là vấn đề HS phải học, phải tự tìm hiểu. Đây là con đường dạy học khám phá có hiệu quả nhất.

Để đáp ứng được các chức năng của BT trong dạy học thì BT phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

* Bài tập phải có tính khái qt

BT phải có tính khái qt cao chuyển tải được kiến thức cốt lõi của nội dung kiến thức cơ bản. BT có tính khái quát càng cao thì ý nghĩa dạy học càng lớn. HS khắc sâu được kiến thức đã học, hình thành kiến thức mới, phát triển tư duy cho HS.

* BT phải thể hiện được nội dung cơ bản, chính xác các vấn đề cần lĩnh hội

Đảm bảo tính chính xác, củng cố nâng cao được kiến thức. Từ các BT được xây dựng, HS giải được BT thì sẽ nắm bắt sâu sắc được kiến thức sinh học hiểu được bản chất vấn đề sinh học nằm trong mỗi bài toán được xây dựng. BT khi xây dựng phải đảm bảo nội dung khoa học cơ bản, chính xác

của kiến thức, vì vậy bản thân GV phải nắm vững kiến thức. Chính sự nắm vững kiến thức thì khi xây dựng BT mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác kiến thức học sinh cần lĩnh hội.

* BT đảm bảo truyền tải được nhiều kiến thức nhất

Trước khi xây dựng các bài tập phải đưa vào nhiều đại lượng, nhiều mối quan hệ có bản chất sinh học cơ bản, nghĩa là bài toán phải chứa dung tích sinh học tối đa, khi giải HS sẽ thu được nhiều kiến thức mới nhất. Khi xây dựng BT phải xuất phát từ mục đích BT là phương tiện để chuyển tải nội dung sinh học chứ khơng đơn thuần là khả năng tính tốn. Tính qui luật của đối tượng, hiện tượng sinh học, qui định tính logic của thuật tốn và các đại lượng trong bài tốn chứ khơng ngược lại. Có thể hiểu thuật tốn là công cụ để nắm vững qui luật sinh học. Giải được một BT sinh học chuẩn mực sẽ khơng cịn là hiện tượng tìm được đáp số mà khơng hiểu ý nghĩa sinh học của đáp số đó.

* BT phải phát huy được khả năng sáng tạo tích cực, chủ động của học sinh

Khi xây dựng BT điều quan trọng là BT đó phải phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Muốn vậy BT phải là tình huống có vấn đề, phải chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. Giải quyết được mâu thuẫn nghĩa là đã tìm được đáp số đó chính là kiến thức cần lĩnh hội. Để thỏa mãn yêu cầu này bài toán nhận thức phải vừa sức nhưng không quá đơn giản. Không quá đơn giản được hiểu là chứa đựng nhiều mặt quan hệ sinh học mà học sinh phải thiết lập được trên cơ sở các điều kiện đã cho, chứ khơng phải phức tạp về thuật tốn thuần túy.

* BT cho phép sử dụng linh hoạt để tổ chức dạy học

Các BT chứa đựng kiến thức khó dễ khác nhau để có thể được sử dụng vào các khâu nghiên cứu tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, khi kiểm tra hoàn thiện, nâng cao kiến thức. BT được xây dựng để tổ chức quá trình dạy học

phù hợp với trình độ nhận thức khác nhau của HS đảm bảo cá thể hóa việc học một cách tối ưu.

* BT phải đảm bảo tính kế thừa

BT phải chứa đựng kiến thức cũ và mới có độ phức tạp dần, BT trước là cơ sở cho BT sau. Do vậy, BT phải huy động tính độc lập, sáng tạo của nhiều người, phải có mâu thuẫn nội tại, có tính kế thừa ln tạo ra mâu thuẫn mới khi giải quyết một vấn đề đã có để người học hồn thiện hơn về nhận thức và phát triển tư duy.

* BT phản ánh tính hệ thống

Nội dung kiến thức trong từng phần từng bài đều được trình bày theo một trật tự logic nên BT xây dựng phải phản ánh được tính hệ thống thơng qua cơ sở mối liên hệ logic về mặt kiến thức theo trật tự logic của quá trình nhận thức. Tính hệ thống khơng phải là suy nghĩ chủ quan của người dạy mà hoàn toàn khách quan phù hợp với qui luật vận động của tự nhiên. [33] Cần lưu ý rằng bài tập được chúng tôi xây dựng và lựa chọn là những bài tập dạng toán, nghĩa là mỗi bài tập gồm 2 phần: Giả thiết là những điều đã cho và kết luận là những điều cần tìm. Tùy thuộc vào nội dung của từng quy luật, đối tượng học sinh, thời lượng lên lớp mà các bài tập có thể phải thêm, bớt các dữ kiện cho phù hợp. Trong dạy học kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận học sinh đều chưa biết hoặc chỉ biết một phần rất ít vì vậy giáo viên cần phải bổ sung thêm các câu hỏi để giúp học sinh tự nghiên cứu SGK và hoàn thành bài tập.

2.2.2. Quy trình lựa chọn bài tập

* Để lựa chọn BT vào dạy kiến thức mới và sử dụng bài tập trong khâu củng cố ôn tập, kiểm tra đánh giá chúng tơi đã sử dụng quy trình sau :

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung bài học

Bước 3: Liệt kê, sắp xếp những nội dung kiến thức theo trình tự Bước 4: Lựa chọn bài tập phù hợp theo mục tiêu dạy học

* Giải thích quy trình:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học :Muốn xây dựng được BT sát với nội dung bài học cần phải xác định rõ và đúng các mục tiêu của bài học, từ đó mới xem xét tới nội dung và mức độ đạt được của kiến thức từ BT.

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học: Phân tích cấu trúc nội dung của một tri thức nào đó trong bài học để xác định được hai vấn đề:

- Tri thức cần được hình thành gồm những thành phần nào và nằm trong tổng thể nội dung tri thức trong chương trình sinh học.

- Những kỹ năng cần hình thành cho người học tri thức đó: gồm hai nhóm kỹ năng cần hình thành

+ Chuyển hố tri thức từ sách vở thành tri thức của người học.

+ Ứng dụng thực tiễn việc học: tập dượt sử dụng tri thức đó vào tình huống cụ thể.

Trong dạy học hiện nay chú trọng đánh giá nhóm kỹ năng thứ hai vì nhóm kỹ năng này đánh giá được năng lực thực tiễn của người học. Đây là bước rất cần thiết để chọn lựa các bài tập cụ thể sát với mục tiêu bài học

Bước 3: Liệt kê, sắp xếp những nội dung kiến thức theo trình tự

Từng nội dung của mỗi bài có nhiều kiến thức, GV có thể xây dựng nhiều BT dựa vào các thơng tin, kiến thức đó. Việc xây dựng và sử dụng BT phát huy năng lực tự lực chỉ có hiệu quả khi được xây dựng và đặt vào đúng vị trí phù hợp với nội dung và mục đích dạy học. Vì vậy hệ thống BT phải sắp xếp theo một trình tự lơgic nhất định (phù hợp với nội dung bài dạy và theo trình tự các hoạt động học tập) để hình thành nên kiến thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. BT phải phát huy được năng lực tự học, phải có tính kế thừa hỗ trợ nhau tạo nên tri thức hoàn chỉnh.

Bước 4: Lựa chọn bài tập phù hợp theo mục tiêu dạy học : Dựa trên đối tượng cần lĩnh hội về mặt tâm lý học, trình độ nhận thức của người học, thời lượng lên lớp GV sẽ lựa chọn các bài tập tương ứng. Mỗi BT đều chứa đựng hai nội dung: điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có

quan hệ với nhau, điều đã biết là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết. Điều đã biết là những thông tin được nêu trong SGK hay những kiến thức đã được thu nhận trước đó, điều đã biết thể hiện qua kênh chữ hoặc kênh hình, bảng biểu, sơ đồ…Điều cần tìm là mối quan hệ giữa các hiện tượng các đặc điểm bản chất, kỹ năng ứng dụng. Dựa vào đó GV có thể diễn đạt trong BT theo trình tự khác nhau.

Sau đó GV xây dựng nội dung trả lời cho từng BT, câu trả lời có phù hợp với trình độ của HS hay khơng. Qua việc tìm ý trả lời mà xác định việc diễn đạt BT đã phù hợp hay chưa, nếu chưa phù hợp cần được chỉnh sửa lại. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo độ chính xác giữa BT với nội dung trả lời. Vì vậy khi xây dựng BT người thầy phải thiết lập một quy trình cơng nghệ có tính chất định hướng cho HS tìm ra tri thức mới. Đối với dạy học kiến thức mới, để vận hành các bài tập có hiệu quả giáo viên phải xây dựng bổ sung các câu hỏi làm việc với SGK. Các câu hỏi này giúp học sinh định hướng nghiên cứu các nội dung SGK để tường minh được các điều trình bày trong giả thiết. Bởi vì hầu hết nội dung của giả thiết đều là những vấn đề mà học sinh chưa được tường minh. Sử dụng câu hỏi định hướng này sẽ tạo cơ hội cho học sinh tập dượt nghiên cứu SGK, hiểu được các giả thiết đề ra trên cơ sở đó HS sẽ tiến hành hồn thành từng kết luận của bài tập đó chính là tri thức mà học sinh cần lĩnh hội

Trên cơ sở phân tích nội dung, mục tiêu cần đạt ở mỗi nội dung dạy học cụ thể theo các bài của chương 2 chúng tôi đã xác định trọng số cho từng bài học tương ứng với số lượng bài tập theo các mục đích dạy học cụ thể được trình bày ở bảng 2.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)