Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 67)

Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là kí túc xá của một tổ chức kinh doanh của Giáo hội Gia tô, mang tên “Gia đình Janne d’Art”, để làm nơi ăn ở cho con gái các quan chức Pháp trên tồn Đơng Dương về học tại Hà Nội. Sau năm 1945, ngôi nhà này đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đến sau năm 1962, Nhà nước đã giao cho Bộ Văn hóa sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt Nam từ thời Tiền sử cho đến nay.

Từ một ngơi nhà có kiến trúc kiểu châu Âu, tòa nhà đã được cải tạo mang nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng của một bảo tàng mĩ thuật. Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Diện tích tồn bộ khuôn viên bảo tàng khoảng 4200m2 và diện tích trưng bày là 1200m2. Từ năm 1997 - 1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là 4737m2 với diện tích trưng bày trên 3000m2. Bên cạnh trụ sở chính trên đường Nguyễn Thái Học, Bảo tàng cịn có cơ sở 2 tại Hồng Cầu - Ơ Chợ Dừa (Hà Nội) với một khơng gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng trên 30 phòng, suốt 3 tầng lầu với số lượng hiện vật lưu giữ hơn 20.000 hiện vật trưng bày cố định thành các chủ đề:

- Mĩ thuật thời Tiền sử - Sơ sử: phòng trưng bày này chủ yếu giới thiệu những di vật tiêu biểu về nghệ thuật cổ đại tại các tỉnh phía Bắc.

- Mĩ thuật từ thế kỉ XI - thế kỉ XIX gồm các hiện vật mĩ thuật thời Lý - Trần, thời Lê Sơ - Mạc - Hậu Lê, thời Tây Sơn - Nguyễn.

- Mĩ thuật từ thế kỉ XX cho đến nay được trưng bày theo 2 tiêu chí: Một là trưng bày các tác phẩm theo phân kì lịch sử mĩ thuật (từ 1925 đến 1945 và từ 1945 đến 1954); hai là trưng bày tác phẩm theo chất liệu với các sưu tập tranh sơn mài, lụa, màu dầu, đồ họa và điêu khắc (từ 1945 đến nay).

- Mĩ thuật ứng dụng truyền thống: Đưa những giá trị nghệ thuật vào tất cả những vật dụng, từ những dụng cụ gia đình, cơng cụ sản xuất, y phục, nhà ở, nhạc cụ cho đến những vật dụng dùng trong nghi lễ, tín ngưỡng, biểu diễn sân khấu dân gian… Chúng ta bắt gặp ở đây tất cả các kĩ thuật thủ công thể hiện trên mọi chất liệu có trên đất nước ta ở trình độ hồn mĩ đáng tự hào, sự phong phú tuyệt vời trong các sử dụng chất liệu như tre, đồ vải dệt, đồ chạm khảm ốc, xà cừ, chạm trổ kim loại… đã cho ta thấy tính thực dụng của các loại hiện vật được sưu tầm và trưng bày tại đây.

- Mĩ thuật Dân gian bao gồm tranh Tết và tranh thờ xuất hiện ở một số tỉnh đồng bằng, miền núi phía Bắc, miền Trung và miền Nam. Đề tài chủ yếu là chúc tụng, cảnh vật, sinh hoạt, quan hệ gia đình xã hội, cầu phúc, thờ thần linh bản địa, anh hùng dân tộc...

- Sưu tập gốm (thế kỉ XI - thế kỉ XX): Phòng trưng bày giới thiệu những đặc trưng rõ nét nhất về các giai đoạn của loại hình gốm khơng men và có men. Đề tài trang trí bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống như vân mây, hoa lá, chim, cá, hổ, voi...

Bên cạnh đó, Bảo tàng còn xây dựng các phòng trưng bày chuyên đề triển lãm như triển lãm “Những con chim” của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh, triển lãm

“Im lặng” của tác giả Nguyễn Nguyên Hà, triển lãm “Nắng” của họa sĩ Phạm Luận; chuyên đề Giao lưu Nghệ thuật trong và ngoài nước, Bảo tàng Mĩ thuật Việt

Nam kết hợp cùng Hội nghệ sĩ Kosei Kyoto (Nhật Bản) đồng tổ chức triển lãm

“Kogei, tinh thần Kyoto” nhằm giới thiệu với công chúng Việt Nam về tinh hoa mĩ

nghệ Kyoto - cố đô Nhật Bản nhân Kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản..

Ngoài ra, Bảo tàng cịn có kho lưu giữ với nhiều hiện vật được hệ thống thành bộ sưu tập và được bảo quản ở từng kho riêng với chế độ bảo quản thích hợp, bao gồm: Sưu tập Hội họa: 6310 tác phẩm; sưu tập Điêu khắc: 993 hiện vật; sưu tập Mĩ thuật truyền thống: 2012 hiện vật; sưu tập Gốm: 6455 hiện vật; sưu tập Mĩ thuật nước ngoài: trên 400 hiện vật.

Như vậy, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam không chỉ là nơi kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các tài liệu, hiện vật về lịch sử mĩ thuật của dân tộc; nơi tiếp nhận tài liệu, hiện vật, sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật quốc gia về lịch sử mĩ thuật của các tổ chức và cá nhân trao tặng hoặc gửi giữ; mà còn là nơi nghiên cứu và học tập về lịch sử mĩ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thông qua khảo sát nguồn tư liệu tại Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, có những nguồn tư liệu cần và có thể sử dụng trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT như sau:

Thứ nhất, tư liệu cho bài học trong chương trình Lịch sử lớp 10:

Bài Tƣ liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Tƣ liệu của Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy - Hình khắc ở hang Đồng Nội

(Đồng Tâm, Lạc Thủy, Hịa Bình).

- Các con giống (cách ngày nay 2000 – 3000 năm, được tìm thấy ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Nghệ An, Sơng Bé).

hậu kì đồ đá mới ở miền Bắc Việt Nam, cách ngày nay 5000 năm).

- Mảnh gốm (thuộc di chỉ Đồng Đậu, Phú Thọ cách ngày nay khoảng 3000 năm).

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam - Tục ăn trầu.

- Bàn thờ gia tiên của người Việt.

- Tục phồn thực: tượng nhà mồ của người Giarai.

- Một số loại hình cơng cụ sản xuất, vũ khí bằng đồng.

- Hoa văn trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

- Tượng người thổi kèn trên cán muôi (Việt Khê – Hải Phòng).

- Tượng người làm giá đỡ đèn (Lạch Trường, Thanh Hóa). - Bức tranh “Ngày hội mùa của cư dân nông nghiệp”.

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc

- Múa rối nước – một môn nghệ thuật biểu diễn độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt với những trò diễn vui nhộn, mô tả cảnh sinh hoạt đời thường của cư dân. - Trống, sáo, kèn loa, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tì bà… Đây là các loại nhạc cụ truyền thống của người

- Hình chạm trên bệ tượng Phật chùa Phật Tích (Tiên Sơn – Bắc Ninh).

- Tượng người chim đánh trống.

- Cánh cửa tòa Thượng điện (Chùa Phổ Minh).

- Lá đề chạm khắc hình người chim dâng hoa (Chùa Thái Lạc).

Việt.

- Nhạc cụ của người Mường, Thổ, Chứt.

- Hình rồng cuộn trong lá đề thời Lê Sơ.

Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII

- Mơ hình “Lễ lên đồng” của người Việt.

- Bàn thờ gia tiên của người Việt.

- Nghề chạm khắc gỗ của người Việt.

- Mơ hình đám ma của người Mường.

- Mơ hình “Lễ Lẩu then” của người Tày.

- Mơ hình “Lễ cấp sắc” của người Dao Đỏ.

- Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp). - Chạm khắc gỗ trang trí đình làng: “Sinh hoạt xã hội”, “Múa trên lưng rồng”, “Uống rượu”, “Đá cầu”, “Tắm đầm sen”, “Trai gái đùa vui”, “Đoàn đi săn trở về”…

- Tượng Tuyết Sơn đại sĩ (Chùa Tây Phương), tượng Di Lặc, tượng Kim Cương…

Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) - Nghề làm nón làng Chng của người Việt.

- Nghề nấu đồng của người Việt.

- Nghề làm tranh Đông Hồ. - Nghề dệt thổ cẩm của người Mường, người Thái, người Tày.

- Kĩ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong của người H’mông. - Nghề làm gốm của người Việt.

Thứ hai, tư liệu cho các chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 10:

Chủ đề Tƣ liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Tƣ liệu của Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam

Chủ đề 1: Những dấu tích về con người và Nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam

- Trang phục của người

H’Mơng (váy xịe).

- Tượng nhà mồ của người Gia – rai.

- Bàn thờ gia tiên của người Việt.

- Bình đựng tro người chết của người Khơ – me.

- Các con giống, một số đồ

trang sức, khuyên tai đầu thú và mảnh gốm.

- Hình thuyền trên tang trống đồng Ngọc Lũ.

- Mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hữu Chung, Miếu Mơn. - Rìu và một số loại hình cơng cụ sản xuất.

- Một số loại hình vũ khí. - Hình khắc người và thú trên vách đá hang Đồng Nội (Hịa Bình).

- Bức tranh “Ngày hội mùa của cư dân nông nghiệp”.

Chủ đề 2: Văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất - 5 bảng ngữ hệ ở Việt Nam. - Lược đồ các nhóm ngơn ngữ - tộc người ở Việt Nam.

- Trang phục của các dân tộc: Tày, Thái, H’mông, Dao, Khơ-mú, Hoa… - Nhạc cụ của các dân tộc:

Mường, cư dân nhóm Tạng – Miến…

- Nhà ở của các dân tộc: Việt, Tày, Ba-na, Ê-đê… - Mơ hình phiên chợ Đồng Văn (Hà Giang).

- Video giới thiệu một số tục lệ, tín ngưỡng của các dân tộc: lễ hiến sinh trâu của người Ba-na, tang mà của người Mường, lễ lẩu then của người Tày…

Chủ đề 3: Tìm hiểu về văn hóa dân gian Việt Nam

- Trị chơi dân gian của trẻ em. - Nghề in tranh Đông Hồ. - Múa rối nước của người Việt. - Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

- Mơ hình trị chơi đi cầu khỉ, đánh đu. Chủ đề 4: Nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt Nam thời kì Lê Trung Hưng - Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Việt.

- “Người đánh đàn bên hươu” (Đình Lỗ Hạnh, Hiệp Hòa, Hà Bắc).

- “Trai gái tắm đầm sen” (Đình Đơng Viên, Hà Tây).

- “Tiên cưỡi rồng” (Đình Lộc Dư, Hà Tây).

Xá, Hà Tây).

- “Điều voi đấu vật” (Đình Liên Hiệp, Hà Tây).

- “Mẹ gánh con”, “Trò chơi trồng người” (Đình Tây Đồng, Hà Tây).

- “Đoàn đi săn trở về” (Đình Hương Lanh, Vĩnh Phúc) - “Cảnh sinh hoạt các tầng lớp xã hội (Đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc). - “Người hát, nhạc cơng đánh đàn” (Đình Phù Lão, Bắc Giang). - “Bốn nụ cười” (Đình Hương Lộc, Nam Định). - “Hội làng” (Đình Ngọc Lanh, Phúc Yên). - “Thuần mã” (Đồng Điềm, Bắc Ninh). Chủ đề 5: Hình tượng rồng qua các triều đại Lý – Trần – - Thớt tròn chạm rồng và hoa

dây (tháp Chương Sơn, chùa Ngơ Xá, Nam Định). - Vịng sáng nhọn đầu chạm rồng (Phật Tích, Bắc Ninh). - Lá đề trang trí rồng. - Mảng tròn in nổi rồng và hoa dây.

- Bộ phận kiến trúc trang trí rồng (Hồng thành Thăng Long).

- Tảng kê chân cột (chùa Phật Tích).

- Cánh cửa chạm rồng (chùa Phổ Minh, Nam Định).

- Cánh cửa chạm rồng (chùa Keo, Thái Bình).

- Rồng chầu hoa sen (chùa Thái Lạc, Hưng Yên). Chủ đề 5: Tìm hiểu về Nghê – một biểu tượng tạo hình thuần Việt - Nghê (Thành nhà Hồ).

- Nghê (thế kỉ XVII, vua Lê Thánh Tông).

Trên đây là những gợi ý một số tư liệu của Bảo tàng Dân tộc học và Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 67)