Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Dân tộc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 55 - 59)

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam

2.2.1. Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Dân tộc học

Sau 16 năm, kể từ năm 1981 khi Thủ tướng Chính phủ cho phép chuẩn bị những tiền đề cho một bảo tàng tương lai, đến nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bắt đầu phục vụ người xem trong và ngoài nước.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia được khởi công xây dựng vào năm 1990, khánh thành vào năm 1997. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu khoa học về các dân tộc, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học, đào tạo cán bộ nghiệp vụ và quản lý cho loại hình bảo tàng dân tộc học. Đây vừa là một cơ sở nghiên cứu khoa học, vừa là một cơng trình văn hóa có tính khoa học cao và tính xã hội rộng lớn.

Bảo tàng đã sưu tầm và đang bảo quản gần 25.000 hiện vật văn hóa của tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam, trong đó bao gồm các hiện vật và các tư liệu nghe nhìn.

Bằng sự lao động cần cù, sáng tạo của toàn thể cán bộ và nhân viên, nhất là những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, cùng với sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả của bà Christine Hemmet – nhà dân tộc học, trưởng phòng Châu Á của Bảo tàng Con người (Pari) và bà Véronique Dolffus – kiến trúc sư Pari, Bảo tàng lần đầu tiên đã thực hiện trưng bày, giới thiệu nền văn hóa rất phong phú và đa dạng của 54 dân tộc ở Việt Nam. Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, dù chỉ trong một thời gian ngắn sẽ được sống trong một khơng gian văn hóa mang đậm bản sắc, nhận biết được phần nào lề lối sống và phong tục, tập quán của các dân tộc ở Việt Nam thông qua những hiện vật, những bài viết, bản đồ, ảnh, những băng ghi âm, ghi hình.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có hai khu trưng bày: Khu trưng bày trong nhà và khu trưng bày ngoài trời.

Hiện tại, khu trưng bày trong nhà được chia làm 9 chủ đề chính: Thứ nhất, giới thiệu chung:

Bước vào gian phịng này, người xem có thể tiếp cận ngay với một tấm pano lớn, trên đó là hình ảnh chân dung của 54 dân tộc Việt Nam và 5 bảng ngữ hệ (ngữ

hệ Hán – Tạng, ngữ hệ Hmông – Dao, ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái – Ka Đai, ngữ hệ Nam Đảo). Ngoài ra, bảo tàng còn cung cấp cho người xem Lược đồ các nhóm ngơn ngữ - tộc người ở Việt Nam.

Thứ hai, nhóm ngơn ngữ Việt – Mường

- Ngay bên lối vào phịng trưng bày có pano giới thiệu một số thông tin chung nhất về các dân tộc Việt cùng với ảnh và bản đồ. Có mơ hình giới thiệu về cảnh làm nón, làm đó, chợ bán nón, vận chuyển đó đi bán. Một số nét văn hóa cổ truyền của người Việt được giới thiệu trong tủ kính trưng bày với các chủ đề như: múa rối nước, nhạc cụ, tín ngưỡng thờ mẫu, tục ăn trầu, trò chơi dân gian của trẻ em, thờ Tổ nghề hát Bội, một số nghề thủ công tiêu biểu như đúc đồng, chạm khắc gỗ, làm tranh Đông Hồ… Thờ cúng tổ tiên – nét văn hóa tiêu biểu của người Việt, được thể hiện thông qua việc trưng bày một bàn thờ tổ tiên của một gia đình nơng dân ở nơng thơn.

- Tiếp đến là phòng trưng bày của các dân tộc Mường, Thổ, Chứt. Bên lối vào phịng trưng bày về ba dân tộc này có ba pano giới thiệu những nét chung nhất về từng dân tộc cùng với ảnh và bản đồ. Chủ đề tập trung ở các tủ kính là cơng cụ săn bắt hái lượm của người Chứt; nghề đan gai của người Thổ; hoạt động săn bắt, nghề dệt vải, các nhạc cụ của người Mường. Về khơng gian tái tạo, có cảnh tang lễ của người Mường kết hợp với băng video minh họa; mơ hình bếp của người Mường.

- Tiếp theo, bước lên tầng 2 là gian trưng bày mang tên “Một thống Đơng Nam Á”

Thứ ba, ngữ hệ Thái - Ka Đai

- Nhóm ngơn ngữ Tày - Thái: nét nổi bật trong phòng trưng bày là tái tạo một căn nhà sàn của người Thái Đen. Những hiện vật về văn hóa của người Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Bố Y… như mơ hình nhà của người Tày, cửa sổ của người Thái Đen, cây hoa nghi lễ của người Thái. Lễ lẩu then của người Tày được chọn làm chủ đề tái tạo ở đây kết hợp với băng video minh họa.

- Nhóm ngơn ngữ Ka Đai bao gồm trang phục, đồ dùng dụng cụ của dân tộc Pu Péo, La Chí, Cờ Lao, La Ha.

Thứ tư, ngữ hệ Hmông – Dao

- Sau những thông tin chung nhất về dân tộc này được giới thiệu ở tấm pano là những tủ trưng bày vật dụng, y phục và kĩ thuật tạo hoa văn bằng sáp ong của người Hmông, trang phục của người Dao đỏ…

- Không gian tái tạo dành cho nghề dệt vải sợi lanh của người Hmông và lễ cấp sắc của người Dao đỏ kết hợp với video minh họa.

Thứ năm, ngữ hệ Hán – Tạng

Gian phịng có một tủ trưng bày cho người Sán Dìu và người Ngái, các tủ khác giới thiệu về trang phục nữ, công cụ săn bắn, nhạc cụ của 6 dân tộc: Lơ Lơ, Hà Nhì, La Hủ, Si La, Phù Lá và Cống.

Thứ sáu, nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơ Me

Đây là phần trưng bày về văn hóa của 5 dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Xinh Mun, Mảng, Ơ Đu) và 15 dân tộc ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên (Bru, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu…). Các chủ đề chính ở đây là: trang phục phụ nữ người Khơ Mú, Mảng; các vật dụng hàng ngày của các dân tộc Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu; mơ hình nhà rơng, nhạc cụ, nghề dệt của các dân tộc vùng Trường Sơn – Tây Nguyên… Ngoài ra, lễ hiến sinh trâu của người Ba Na được thể hiện trên video.

Thứ bảy, nhóm ngữ hệ Nam Đảo ở miền núi

Gian phòng giới thiệu về 4 dân tộc tại cao nguyên miền Trung: Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai và Chu Ru. Đây là những dân tộc đang bảo lưu khá đậm nét truyền thống văn hóa mẫu hệ và những dấu tích của văn hóa biển. Vì vậy, các hiện vật được trưng bày ở đây bao gồm: mơ hình nhà mồ, vật dụng của người Ra Glai, tượng gỗ trong lễ bỏ mả, các sản phẩm thủ công của người Ê Đê và Chu Ru…phản ánh đời sống tinh thần của các dân tộc.

Thứ tám, các dân tộc Chăm, Hoa, Khơ Me

Mỗi dân tộc được giới thiệu trên một pano riêng với những nét văn hóa tiêu biểu: tín ngưỡng – tơn giáo, nghề dệt, nghề gốm của người Chăm; trang phục đám

cưới, hội múa lân của người Hoa; tôm giáo, chữ viết, nghề nhuộm vải của người Khơ Me…

Thứ chín, giao lưu văn hóa

Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc trong thời kì đổi mới hiện nay biến đổi nhanh chóng. Vì vậy, gian phịng này tập trung giới thiệu về sự biến đổi và phát triển của các dân tộc với mơ hình tái tạo một phiên chợ vùng cao biên giới phía Bắc: Chợ Đồng Văn (Hà Giang).

Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng bao gồm: Nhà trệt của người Chăm; nhà ngói của người Việt; nhà dài của người Ê Đê; nhà rông của người Ba Na; nhà sàn của người Tày; nhà nửa sàn, nửa đất của người Dao; nhà trệt lợp ván Pơmu của người Hmông; nhà của người Hà Nhì; nhà mồ của người Gia Rai; khu “Thủy Đình” – sân khấu của nghệ thuật múa rối nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 55 - 59)