Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)

1.2.1. Thực trạng sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thông hiện nay

Tại Việt Nam, hệ thống bảo tàng khá phong phú, đa dạng xét về cả số lượng cũng như đề tài trưng bày. Điển hình là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học… Được hiểu là một thiết chế văn hóa của đất nước, các bảo tàng ở Việt Nam đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, nhiều bảo tàng, di tích của đất nước nói chung và Thủ đơ Hà Nội nói riêng đã phối hợp cùng với các trường THPT và ngược lại, đã có nhiều trường phối hợp với bảo tàng để tiến hành nhiều hình thức hoạt động nhằm giáo dục, thu hút HS tham gia và u thích tìm hiểu lịch sử, tìm hiểu văn hóa của dân tộc.

Ở Việt Nam, học sinh học Lịch sử từ lớp 4, lớp 5. Nhưng trước đó, các em cũng đã tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua các môn học khác như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội… Từ những kiến thức khái quát ban đầu, đến các cấp học cao hơn, học sinh sẽ được tiếp cận với các bài học chi tiết, cụ thể về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Nhận thức rõ vai trị của mình trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông, trong những năm qua các trường phổ thơng trên cả nước đã có sự liên kết chặt chẽ với các bảo tàng

để tổ chức đưa học sinh đến tham quan, học tập với nhiều loại hình khác nhau. Ví dụ, khi dạy về lịch sử thời nhà Trần, giáo viên đưa học sinh đến học tại phòng trưng bày “Triều đại nhà Trần” của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Khi dạy các bài học liên quan đến thời kì chống Mỹ cứu nước của dân tộc, GV đưa HS đến tham quan, học tập tại các phịng trưng bày có liên quan đến nội dung bài học của một số bảo tàng như: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Phịng khơng Khơng qn… Hoặc những ngày hội, ngày lễ lớn của đất nước, giáo viên có thể đưa học sinh đến với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để các em được “hâm nóng”, ghi nhớ truyền thống hào hùng của đất nước. Riêng sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì việc học qua “kênh” bảo tàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các môn Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở nên gần gũi, thực tế hơn với những giờ học, buổi học tại bảo tàng. Như vậy, việc đổi mới cách dạy và học lịch sử thông qua “kênh” bảo tàng đã tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên, các em học môn Lịch sử dễ hơn, cịn giáo viên cũng sẽ có những giờ lên lớp sinh động, hữu ích và hiệu quả hơn.

Để hỗ trợ cho việc dạy và học môn Lịch sử của các em đạt kết quả tốt, ngoài việc đưa học sinh đến tham quan bảo tàng, một số bảo tàng còn phối hợp với nhà trường phổ thông trên địa bàn sở tại hoặc một số tỉnh tổ chức các cuộc trưng bày lưu động nhằm giúp các em học sinh có thể tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể thông qua các panô ảnh. Với những cuộc trưng bày lưu động, triển lãm chuyên đề, tuy chưa được quy mô, nhưng bước đầu đã giúp học sinh của nhiều trường được tiếp xúc, cảm nhận, quan sát và thu nhận được những hình ảnh, hiện vật và nội dung các câu chuyện lịch sử. Có thể nhắc tới những cuộc trưng bày lưu động tiêu biểu dưới đây:

Ngày 1/5/2007, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng triển lãm ảnh “Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam 1858 - 1954” và “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954”. Cũng trong năm

2007, Bảo tàng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho ra mắt Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử” với mục đích góp phần bổ sung kiến thức, nâng cao hiệu quả học môn Lịch sử cho học sinh khối phổ thông. Sau hơn 7 năm hoạt động, Câu lạc bộ đã tổ chức được gần 100 buổi sinh hoạt, 3 buổi tổng kết dành cho học sinh các khối (Tiểu học, THCS, THPT), 2 cuộc Hội nghị, Hội thảo và bước đầu hướng đến sinh viên một số trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội. Cùng với việc xây dựng nội dung, chương trình hoạt động, Câu lạc bộ cịn ln quan tâm đến trình độ từng cấp học và lứa tuổi để tổ chức những hoạt động chơi cho phù hợp. Mặt khác, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ và giáo viên dạy môn Lịch sử ở các trường đã từng bước triển khai cụ thể các chương trình với nhiều hình thức như: tham quan, khám phá các câu chuyện lịch sử thông qua những hiện vật, tài liệu tiêu biểu tại bảo tàng; tổ chức các trò chơi “Nhận diện Lịch sử”, “Theo dòng Lịch sử” gắn với các nhân vật, sự kiện điển hình của dân tộc; tổ chức cho giáo viên đi tham quan di tích lịch sử cách mạng. Những hoạt động của Câu lạc bộ này đã lôi cuốn được sự quan tâm, chú ý của nhiều tổ chức giáo dục, các cơ quan văn hóa và các bảo tàng quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, mơ hình này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh, phụ huynh và giáo viên dạy môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 20/3/2009, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức cuộc triển lãm chuyên đề “Lịch sử Cách mạng Việt Nam (1945 - 1954)” tại trường THPT Nam Sách (Hải Dương).

Năm 2010 và 2011, nhân các sự kiện lớn của đất nước, chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục mang bộ triển lãm lưu động đi trưng bày tại các trường THPT của tỉnh Thái Bình, Hà Giang như: THPT Nội trú, Ngọc Hà, Lê Hồng Phong, Bắc Quang, Lê Q Đơn, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Cơng Trứ. Thơng qua hình thức trưng bày chuyên đề, các em học sinh đã hiểu và rất ấn tượng, xúc động về những năm tháng khó khăn của đất nước. Việc làm này cũng tạo cơ hội cho các em hiểu rõ hơn về lịch sử nước

nhà, mở rộng thêm kiến thức cho bản thân, học hỏi nhiều điều hay, biết trân trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà cha ông ta đã xây dựng nên.

Hướng tới kỉ niệm 65 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2011), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tổ chức triển lãm chuyên đề “Âm vang lời thề quyết tử” từ ngày 1/11 đến 8/11/2011. Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục lịng u nước, lòng tự hào dân tộc, u thích mơn Lịch sử trong các em học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời gian triển lãm, các lớp có tiết học mơn Lịch sử ở trường đều đến xem triển lãm, được nghe thuyết minh để các em hiểu rõ và bổ trợ tốt hơn cho bài học trên lớp. Bảo tàng đã kết hợp cho các em xem phim tư liệu về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, về truyền thống hào hùng của Quân dội nhân dân Việt Nam nhằm tạo cho các em một khơng khí hứng khởi khi học mơn Lịch sử. Ngay trong ngày đầu tiên, triển lãm đã phục vụ 800 lượt học sinh. Theo lịch ngoại khóa của nhà trường thì dự kiến tổng số học sinh đến tham quan, học tập tại triển lãm sẽ lên đến 6000 lượt giáo viên và học sinh. Triển lãm đã mang lại cho các em những giờ học ngoại khóa bổ ích, ý nghĩa. Khi được hỏi, tất cả các học sinh đều có chung mong muốn: thường xuyên có nhiều cuộc trưng bày với nhiều chủ đề được diễn ra tại các trường, để các em khơng cịn cảm thấy những sự kiện lịch sử xa lạ và môn học Lịch sử sẽ khơng cịn “khơ, khó” nữa.

Bên cạnh tổ chức trưng bày tại các trường học với những đặc thù khác nhau, nhiều bảo tàng ở Hà Nội cũng tổ chức các chuyên đề tại chính khn viên của bảo tàng mình, hay tại các nhà văn hóa và mời học sinh các trường đến tham quan như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Thông qua những cuộc trưng bày lưu động, triển lãm chuyên đề, bản thân các bảo tàng đã tìm ra cho mình một hướng hoạt động có tính giáo dục cao, hồn thành tốt hơn chức năng giáo dục của mình. Về phía các trường học, đây thực sự là những giờ ngoại khóa mang lại hiệu quả thiết thực. Bởi qua các triển lãm chuyên đề, bản thân học sinh và giáo viên được tận mắt nhìn thấy

các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về lịch sử mà trong sách giáo khoa chưa hoặc cịn q ít và qua đó mỗi em lại càng có điều kiện củng cố kiến thức đã được học trên lớp ở môn Lịch sử.

Một trong những hình thức hoạt động của các bảo tàng trong công tác tuyên truyền giáo dục đối với học sinh phổ thơng chính là việc cho ra đời Câu lạc bộ, Phịng Khám phá, Khơng gian Sáng tạo nhằm tạo sân chơi hấp dẫn cho các em khi đến vơi bảo tàng. Đối với học sinh phổ thông, bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật quý hiếm như các chức năng, nhiệm vụ vốn có của nó (sưu tầm, bảo quản và giới thiệu cho cơng chúng) mà cịn phải có trách nhiệm cao hơn nữa, đó là trách nhiệm giáo dục truyền thống, truyền bá văn hóa Việt Nam, gợi lên những vấn đề về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính những bài học lịch sử mắt thấy, tai nghe khi tham quan bảo tàng sẽ để lại trong các em những dấu ấn tốt đẹp, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giúp các em trở thành những con ngoan, có ích cho xã hội. Bởi vậy, để tránh sự “nhàm chán” cho học sinh khi đến bảo tàng, hình thức Câu lạc bộ, Phịng Khám phá, Khơng gian Sáng tạo đã và đang được phát huy mạnh mẽ trong các bảo tàng ở Hà Nội hiện nay.

Ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Phòng Khám phá đã hoạt động được hơn 10 năm và đến nay địa chỉ này vẫn luôn là điểm cuốn hút nhiều đối tượng đến tham gia, đặc biệt là vào dịp hè với những chương trình thú vị như: lớp học làm đồ vải truyền thống; đồ chơi dân gian; tìm hiểu về văn hóa các nước Đơng Nam Á qua quốc kì, di sản văn hóa, tiền tệ… khơng gian sáng tạo ở đây chính là cách để các em tiếp cận với di sản, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, có kiến thức cơ bản để thưởng thức nghệ thuật.

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lại có Khơng gian Sáng tạo, tới đây các em học sinh được tiếp cận với di sản nghệ thuật, biết trân trọng những giá trị truyền thống, có kiến thức cơ bản để thưởng thức nghệ thuật. Với diện tích 70m2 dành riêng cho trẻ em từ 5 - 15 tuổi, thiết kế đẹp, trang thiết bị hiện đại, các em được các họa sĩ, cán bộ giáo dục hướng dẫn tìm hiểu, khám phá nghệ thuật thơng qua các hoạt động tô màu (tô màu tranh, tô màu tượng), vẽ tự do, xé dán giấy, xếp hình tranh theo

mẫu, ghép tranh khuyết, nặn, in tranh Đông Hồ… Điểm khác biệt của Không gian Sáng tạo của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam so với các điểm vui chơi giải trí khác đó là các hoạt động đều được các chuyên gia xây dựng trên ý tưởng khai thác giá trị di sản dân gian Việt Nam hay những kiệt tác đang được trưng bày tại bảo tàng.

Ở Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), Phòng Khám phá rất chú ý cho hoc sinh rèn kĩ năng logic, hiểu biết thêm về văn hóa các dân tộc. Gian phòng rộng khoảng gần 100m2 nhưng sinh động, được trang bị đầy đủ các giáo cụ trực quan phục vụ nhiều trò chơi giáo dục hấp dẫn. Đến đây, các em được hướng dẫn chia nhóm, tham gia các hoạt động “học mà vui. vui mà học” như têm trầu - tôi vôi, nhận biết và thử trang phục truyền thống của các dân tộc; ghép hình, ghép thơng tin các nhân vật, thời gian, sự kiện lịch sử; chơi ô chữ theo các chủ đề; vẽ tranh các đồ vật trưng bày trong bảo tàng; thực hành các môn thủ cơng, sáng tạo trang sức, trang phục. Có thể nói Phịng Khám phá của bảo tàng này là địa chỉ được nhiều trường lựa chọn đưa học sinh đến tham quan, vui chơi, học tập.

Tóm lại, hiện nay, trong khi trẻ thiếu sân chơi, người lớn phàn nàn, lo âu về sự mai một của trò chơi truyền thống, những kiến thức về văn hóa nghệ thuật cho thế hệ trẻ học đường thì các Phịng Khám phá của các bảo tàng rõ ràng là những địa chỉ tin cậy. Các kiến thức lịch sử đến với học sinh không khô khan, cứng nhắc mà hiển thị trong các trò chơi đã tạo cho các em hứng thú, sáng tạo thực sự. Với việc các Phòng Khám phá được mở ra, chính các bảo tàng cũng thực hiện thêm một bước chức năng của mình là giới thiệu, trưng bày, một lần nữa các giá trị hiện vật có trong bảo tàng tới được đối tượng tiềm năng là học sinh phổ thơng. Thêm vào đó, những sân chơi này ln nhận được sự ủng hộ của các ngành bảo tàng học, sư phạm học cùng các nhà quản lý trong việc mở lối đưa ra những hướng tiếp cận truyền đạt mới cho học sinh.

Tuy đã tiến hành nhiều hình thức hoạt động nhằm thu hút học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập, trải nghiệm, nghiên cứu và bước đầu đạt được nhiều hiệu quả mong muốn như đã nói ở trên, song việc dạy và học môn Lịch sử của học sinh phổ thông qua thực tế ở bảo tàng vẫn cịn chưa được tiến hành thường xun. Hình

thức học tập tại bảo tàng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan theo chu kì, nhiều thì có trường tổ chức cho học sinh tham quan một năm hai lần, bình thường thì một năm một lần những cũng có những trường, nhất là những trường nghèo thì hai năm, thậm chí ba năm mới cho học sinh đến học tập theo hình thức này một lần. Hơn nữa, việc học tập ở bảo tàng với các hình thức có hiệu quả giáo dục lịch sử cao hơn như: Câu lạc bộ, Không gian Trải nghiệm, Phòng Khám phá, các trò chơi lại chưa phổ biến và tiến hành rộng rãi, hầu hết mới chỉ tập trung ở Hà Nội và các bảo tàng lớn. Tần số diễn ra các hình thức học tâp này khơng nhiều, chỉ khoảng vài lần trong năm. Từ nội dung, chương trình đến việc tổ chức thực hiện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, chưa có sự phối hợp một cách có hệ thống, đồng bộ, chưa có sự đầu tư thích đáng kể cả về nhân lực lẫn tài chính.

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, do nhiều nguyên nhân tác động đã làm cho khơng ít thanh niên và học sinh có dấu hiệu “lãng quên” các giá trị văn hóa và lịch sử tốt đẹp của dân tộc. Mặt khác, việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thơng trong thời gian qua cịn khá nhiều bất cập về nhiều khía cạnh: bài giảng của giáo viên, chương trình đào tạo, tâm lý của học sinh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32)