Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trong các trường đại học địa bàn thành phố hà nội (Trang 61)

Trước những yêu cầu của xã hội hiện đại, ngày càng địi hỏi ĐVTN phải có bản lĩnh chính trị ngày càng cao, tránh những cám dỗ, những tệ nạn xã hội. Những vấn đề mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự xâm nhập của những yếu tố văn hóa ngoại lai, sự truyền bá tư tưởng phản động của các thế lực thù địch đang đặt ra cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung và Đồn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng những u cầu hết sức to lớn trong việc giữ vững bản lĩnh chính trị và tinh thần dân tộc, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Trong đó, vai trị của đồn viên, sinh viên các trường đại học là hết sức quan trọng trong việc xung kích thực hiện việc tự rèn luyện vượt qua những thách thức, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Kết luận chƣơng 2

Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã được những kết quả nhất định. Đa số cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên trẻ, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội có nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung và ý nghĩa của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên trong nhà trường. Đây là yếu tố thuận lợi cho cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong trường đại học. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn có những cán bộ, giảng viên và cán bộ Đồn, Hội nhận thức chưa đầy đủ. Do đó, phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên ở các nhà trường.

Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên của các nhà trường cơ bản đảm bảo theo trình tự các bước hợp lý. Nội dung hoạt động, hình thức thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng có sự nghiên cứu, cụ thể hóa. Tuy nhiên, kết quả hoạt động thực tế cịn nhiều điểm bất bập, trình độ nhận thức và hiệu quả đạt được từ q trình nhận thức của đồn viên cịn hạn chế, chưa đồng đều, tỉ lệ vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế của nhà trường và mắc các tệ nạn xã hội trong sinh viên còn phổ biến.

Hạn chế của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng có nhiều ngun nhân và có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. Trong đó, những nguyên nhân xuất phát từ đơn vị giáo dục, từ tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh cũng cần được nhìn nhận thẳng thắn và cần có những định hướng, giải pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên các trường đại học nói chung và đồn viên các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN

CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đồn viên ở các trƣờng đại học địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Những định hướng xây dựng biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cho đoàn viên

- Tư tưởng của Mác về mối quan hệ giữa tri thức lý luận và hoạt động thực tiễn: Theo Mác giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, lý luận là cơ sở làm tiền đề cho hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động thực tiễn không được soi đường bởi tri thức lý luận thì hoạt động đó là hoạt động mù qng. Nhưng nếu chỉ có tri thức lý luận sng mà khơng có hoạt động thực tiễn thì lý luận đó trở thành giáo điều, sáo rỗng. Vì vậy, việc giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên phải đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với hoạt động thực tiễn.

- Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên.

- Nghị quyết của trung ương qua các kỳ đại hội về vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng; Quán triệt nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội.

- Các chủ trương, nghị quyết, văn kiện của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam về công tác giáo giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN, sinh viên.

- Các công văn chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên trong các nhà trường.

3.1.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.2.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên

Mọi hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đồn cho đoàn viên trong các nhà trường phải đảm bảo quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, khi xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục và quản lý hoạt động đều phải xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về đường lối phát triển của đất nước trong từng thời kỳ và những chính sách pháp luật của đất nước trong công tác học sinh, sinh viên, cơng tác Đồn và phong trào thanh niên ở các nhà trường hiện nay. Việc đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện của đoàn viên, sinh viên phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên, sinh viên. Nhà trường cần phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

3.1.2.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trị định hướng và tổ chức thực hiện của Đồn TNCS Hồ Chí Minh với vai trị tích cực chủ động của đoàn viên

Giáo dục và tự giáo dục là hai mặt hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục, ln ln có sự thống nhất, biện chứng với nhau. Trong đó tổ chức Đồn đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tự rèn luyện của đoàn viên. Đoàn viên là người chịu sự hướng dẫn, bị sự chi phối của các hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ chức Đoàn, nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động tự rèn luyện. Họ là nhân tố quyết định kết quả của quá trình tuyên truyền giáo dục. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi tổ chức Đồn phát huy được tính tích cực, tính chủ động, tính độc lập sáng tạo, năng lực tự giáo dục, tự hồn thiện của đồn viên. Vì vậy, trong q trình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát

huy tính tích cực, tính chủ động độc lập, sáng tạo của đoàn viên, hình thành và phát triển ở họ hệ thống kỹ năng tự nhận thức, tự giáo dục, tự tổ chức, tự thiết kế hoạt động tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách có hiệu quả, nhằm biến q trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên thành q trình tự nhận thức, tự rèn luyện của đồn viên.

3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên phải đảm bảo tính hiệu quả. Các biện pháp quản lý nhằm phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động nói chung trong nhà trường và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên, nhằm biến q trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên thành q trình tự giáo dục, tự rèn luyện. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hố một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, chính trị, pháp luật do nhà nước, xã hội và nhà trường đề ra thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của đồn viên. Giúp đồn viên ln ln có thói quen chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, biết sống, biết làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

3.1.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên phải đảm bảo tính thực tiễn. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đồn trường đối với đồn viên phải có khả năng thực thi, phù hợp thực tế hàng ngày mà cụ thể là phải đảm bảo phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu thiết thân của đoàn viên, phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và của ngành giáo dục, cũng như phù hợp với đặc trưng của cơng tác Đồn và phong trào thanh niên tại trường đại học và năng lực của đội ngũ cán bộ Đoàn. Các biện pháp tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cũng cần phải phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện của nhà trường, phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của đồn viên đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.

3.1.2.5. Đảm bảo tính tồn diện

Xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn cho đoàn viên phải đảm bảo tính tồn diện, hay nói cách khác phải đảm bảo tạo ra kết quả trên nhiều phương diện. Nó phải có tác dụng kích thích đồn viên nâng cao nhận thức, tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu vươn lên; giúp đồn viên có thêm những kỹ năng xã hội tốt, khả năng thích nghi cao và làm việc trong mơi trường năng động... Hình thành năng lực nhận thức, tự rèn luyện cho đoàn viên. Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả của q trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên, góp phần hình thành phát triển nhân cách của đoàn viên một cách toàn diện.

3.1.2.6. Đảm bảo tính khả thi

Xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên cần phải đảm bảo tính khả thi. Nội dung, phương pháp quản lý phải dễ triển khai, dễ thực hiện, dễ đánh giá và đem lại hiệu quả tốt. Tính khả thi địi hỏi đồng bộ trên nhiều phương diện, cả về phía nhà quản lý, tổ chức hoạt động, hướng dẫn, định hướng cho đối tượng quản lý cả về những người trực tiếp truyền tải các nội dung, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng đến đối tượng trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng… Có đủ các yếu tố đó, tính thực thi, khả năng thành cơng của biện pháp sẽ cao hơn.

3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đồn TNCS Hồ Chí Minh các trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong công tác lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên trong nhà trường. Bởi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác

giáo dục của Đồn, cần phải có sự cộng hưởng nhiều yếu tố. Trong đó, có vai trị lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đồn TNCS Hồ Chí Minh các nhà trường là nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp * Đối với cấp ủy đảng các nhà trường

- Cần tăng cường vai trò lãnh chỉ đạo, định hướng và lập kế hoạch thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên, sinh viên nhà trường và cần phải coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời với công tác giảng dạy chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ. Ví dụ: Trong thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cần bố trí một đồng chí trong thường trực đảng ủy làm trưởng ban, chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện theo lộ trình và có báo cáo định kỳ với BTV đảng ủy.

- Cần kết hợp đồng bộ các yếu tố trong thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng và coi tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường là tổ chức giúp Đảng thực hiện một khâu quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, sinh viên nhà trường thông qua các phong trào hành động cách mạng cụ thể.

- Cần sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên, kịp thời chỉ đạo, định hướng và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, về tổ chức và hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng.

* Đối với lãnh đạo nhà trường:

Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng theo thẩm quyền của lãnh đạo nhà trường, mạnh dạn thực hiện những biện pháp quản lý mang tính thiết chế, ví dụ như có thể nghiên cứu thực hiện quản lý thơng qua phương pháp hành chính: Chủ thể quản lý

giáo dục dục chính trị tư tưởng dùng các mệnh lệnh hành chính mang tính cưỡng chế đơn phương buộc đối tượng quản lý phải thực hiện những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng do nhà trường đề ra.

* Đối với các phòng ban chức năng của nhà trường

- Từ Chi ủy lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc các nhà trường cần nghiêm túc trong việc triển khai các chủ trương, chỉ đạo của đảng ủy nhà trường về cơng tác giáo duc chính trị tư tưởng, chủ động lập kế hoạch để triển khai, trước hết là trong đơn vị, để đảm bảo mỗi cán bộ, giảng viên đều có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.

- Tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo nhà trường triển khai thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường trong phạm vi thẩm quyền được tham mưu, đề xuất, như: các điều kiện để thực hiện, phương án thực hiện, phương án kiểm tra đánh giá...

- Phối hợp chặt chẽ với Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong công tác quản lý sinh viên, công tác theo dõi quá trình tu dưỡng, rèn luyện và học tập của đồn viên, sinh viên, cơng tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho đồn viên, sinh viên, góp phần nâng hiệu quả công tác giáo dục.

* Đối với Đoàn trường

- Đề ra kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng và tác động tới giảng viên, đoàn viên trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động đồn viên trên cơ sở cảm hóa, thuyết phục, động viên, kích thích họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh trong các trường đại học địa bàn thành phố hà nội (Trang 61)