Cấu trúc hệ thống quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê hữu trác, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động ngày càng phong phú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng và quyết định để tổ chức đạt tới mục tiêu bằng con đƣờng ngắn nhất nhƣng đạt hiệu quả cao nhất.

Liên quan đến đối tƣợng là con ngƣời nên trong quá trình điều hành quản lý, các nhà quản lý phải biết kết hợp hài hòa các yếu tố tâm lý, xã hội, kinh tế, giáo dục. Hay nói cách khác là cần vận dụng tốt các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn trong q trình quản lý.

1.3.1.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trƣng của lao động xã hội. Đây là một hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải đƣợc tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở giáo dục, điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tƣơng đối trong giáo dục, đó là cơng tác quản lý giáo dục để quản lý các cơ

MÔI TRƢỜNG QUẢN LÝ Cơ chế quản lý

Mục tiêu

Chủ thể QL Khách thể QL

22 sở giáo dục có trong thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đƣa ra những khái niệm khác nhau về quản lý giáo dục.

Theo chuyên gia giáo dục Liên Xơ M.I.Kơnđacơp thì “Quản lý giáo dục

là tập hợp những biện pháp: Tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hóa, … nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng”

Theo nhà lý luận Xơ Viết P.V.Khuđơminxky thì “Quản lý giáo dục là

tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (Từ Bộ đến nhà trường) nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển tồn diện, hài hịa của họ”

Theo quan niệm của GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ

thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đương lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”

Tác giả Phạm Viết Vƣợng quan niệm rằng: “Mục đích cuối cùng của

quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội”

Theo PGS. Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế

hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”

Và theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng

quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”

23

Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhƣng tựu chung thì Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Ta có thể biểu diễn các yếu tố của quản lý giáo dục trong sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở lê hữu trác, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)