Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở thành phố điện biên phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về quản lý xã hội hoá Giáo dục

2.5. Đánh giá thực trạng

2.5.1 Thành tựu

* Bước đầu thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục: Phát triển sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo dục tiểu học nói riêng

là trọng tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do vậy nhà trường tiểu học đã khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp Giáo dục của địa phương, làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về vị trí vai trị của Giáo dục tiểu học trong hệ thống Giáo dục quốc dân, thực hiện tốt XHHGD và ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền thực hiện tuyên truyền vận động để mọi người nhận thức Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, là quyền lợi của mỗi gia đình và cá nhân; Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, nên mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp cho Giáo dục tiểu học, nhìn chung cán

bộ và nhân dân đã hiểu và đánh giá khách quan, cơng bằng về vị trí vai trị trong hệ thống Giáo dục, từ đó xác định trách nhiệm tham gia thực hiện Giáo dục tiểu học.

* Đáp ứng quy mơ phát triển trường lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục: Trong những năm qua quy mô Giáo dục tiểu học được phát triển đến từng xã,

từng điểm trường ở khu vực khó khăn, đã huy động tối đa tỷ lệ học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đã hoàn thành phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 tháng 12 năm 2014. Đã và đang triển khai chương trình phổ cập bậc trung học cơ sở. Chất lượng học đại trà luôn được ổn định và giữ vững, tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt, học lực với đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học hàng năm trung bình đạt 100%. Chất lượng và số lượng học sinh giỏi được duy trì ổn định, số lượng giải ngày càng tăng.

* Huy động các nguồn lực tăng cường CSVC đảm bảo giảng dạy: Việc huy

động các nguồn đầu tư cho Giáo dục tiểu học đặc biệt là ngân sách nhà nước ngày càng tăng và ổn định, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho Giáo dục tiểu học như tích cực huy động các nguồn vốn của các tổ chức và nhân dân. Việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSVC đã đảm bảo cho hầu hết các trường đủ phòng học, trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy, năm học 2013 - 2014 tỷ lệ phịng học kiên cố đạt 75,1%, tồn thành phố có 08/9 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa được bổ xung với số lượng lớn, 9/9 trường tiểu học đã có phịng máy vi tính đã triển khai dạy tự chọn chương trình tin học, 100% các trường đều dạy mơn ngoại ngữ, đảm bảo cơ bản điều kiện dạy học theo hướng đổi mới.

* Duy trì tốt các hoạt động HĐGD, hội khuyến học, hội cha mẹ học sinh, hội cựu giáo chức: Tích cực tham mưu và tổ chức tốt hoạt động của hội, phòng Giáo dục -

Đào tạo các nội dung về hoạt động Giáo dục, về XHHGD. Phát huy vai trò chủ động, nòng cốt của phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường tiểu học trong việc thực hiện XHHGD tiểu học, chủ động đề xuất những vấn đề cần thiết liên quan đến XHHGD tiểu học. Ngành Giáo dục trực tiếp xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án, tham mưu với lãnh đạo, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện cơng tác XHHGD tiểu học, tích cực làm cơng tác tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách XHHGD của Đảng, nhà nước tới cán bộ và nhân dân.

* Xây dựng cơ chế phối hợp để các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân đều

tham gia có hiệu quả vào Giáo dục tiểu học. XHHGD đòi hỏi sự hợp tác cùng tham gia phối hợp của các cấp các ngành và tồn xã hội. Nghị quyết 90/CP của Chính phủ đã nêu “xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân”. Sự phối hợp cần dựa trên nguyên tắc dân chủ đồng thuận, nguyên tắc về chức năng của từng ngành, từng lực lượng xã hội. Chỉ khi nào XHHGD được tổ chức thành một phong trào sôi nổi, rộng khắp mới thực sự lôi cuốn các cá nhân và các lực lượng xã hội tham gia. Vì vậy khơng chỉ nhìn lợi ích của riêng ngành Giáo dục mà phải thấy được lợi ích lớn lao cho tồn xã hội, cho tương lai quê hương đất nước.

2.5.2 Tồn tại và nguyên nhân

* Về nhận thức: Một số địa phương chưa tận tâm với Giáo dục, coi đó là trách

nhiệm của nhà trường dẫn đến việc tuyên truyền về mục tiêu, bản chất, nội dung của XHHGD cịn chưa được thường xun chú ý và có tính phiến diện. Đặc biệt nhận thức của một bộ phận cán bộ, quần chúng nhân dân, của nhân dân các dân tộc ở vùng khó khăn cịn hạn chế về nhiều mặt, còn tồn tại nhiều hủ tục ở một bộ phận nhân dân, còn cho rằng cốt lõi của XHHGD tiểu học là huy động tiền của trong dân để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước và thực tế học sinh con em các dân tộc khi học song bậc tiểu học, THCS và bậc học THPT ít có cơ hội học nghề để thay đổi và cải thiện cuộc sống của mình. Vì vậy XHHGD tiểu học được hiểu là chuyển gánh nặng từ vai Nhà nước bớt sang cho nhân dân, xã hội. Từ nhận thức đó nên khi thực hiện XHHGD tiểu học, nhiều cán bộ chỉ thiên về hơ hào, vận động đóng góp, chưa quan tâm đến đổi mới cơ chế chính sách, nhiều nơi chỉ phát triển ở bề rộng, chưa đi vào chiều sâu do vậy hiệu quả của XHHGD tiểu học cịn hạn chế. Cịn một số ít nhận thức XHHGD tiểu học đồng nghĩa với việc thu tiền làm nảy sinh tâm lý sợ hãi trong nhân dân khi nói đến cơng tác này.

* Hoạt động hội đồng Giáo dục chưa thiết thực, cụ thể, chưa có các biện pháp

phù hợp với điều kiện thực tế, chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong xã hội. HĐGD đang trong quá trình vừa làm việc, vừa rút kinh nghiệm, các thành viên trong hội đồng đều làm việc kiêm nhiệm, chưa phân định rõ trách nhiệm. Một số nơi hoạt động của

HĐGD chưa thường xuyên còn chậm chạp, lúng túng thường chỉ có tính “Thời vụ,

rằng công tác kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện XHHGD ở địa phương còn nhiều hạn chế.

* Về đa dạng hóa loại hình: Do điều kiện kinh tế của đa số nhân dân cịn khó

khăn, việc tun truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân chưa sâu rộng do đó đa dạng hóa các loại hình trường chậm, mới chỉ có trường bán cơng, tư thục ở mầm non, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu và huy động tiềm năng trong nhân dân trong đa dạng hóa các loại hình trường tiểu học.

Ngun nhân của những tồn tại:

BẢNG 2.14

NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI

Nguyên nhân Ý kiến

T.số %

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa tập trung chỉ đạo 146 76,43

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể 119 62,3

Chưa làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức 148 77,48

Sự phối hợp giữa nhà trường - GĐ - XH chưa thường xuyên 105 54,97

Hoạt động HĐGD chưa hiệu quả, thiết thực 120 62,82

Chưa xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng xã hội 59 30,89

Cơng tác quản lý XHHGD cịn nhiều bất cập 122 63,87

Chưa đa dạng hóa các loại hình Giáo dục tiểu học 95 49,73

Điều kiện kinh tế của nhân dân cịn khó khăn 91 47,64

Qua kết quả khảo sát điều tra ở bảng 2.14 cho thấy, CBQL, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh đều đồng ý cho rằng nguyên nhân tồn tại đều xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên. Nhưng số người đồng ý nhiều nhất là các nguyên nhân: Chưa làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, các cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa tập trung chỉ đạo, cơng tác quản lý XHHGD cịn nhiều bất cập.

Kết luận chƣơng II

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế ta thấy:

1. Tiềm năng các nguồn lực của các nhà trường, của thành phố Điện Biên Phủ là rất lớn. Để làm tốt việc huy động các nguồn lực xã hội, đòi hỏi các nhà trường cần phát huy nhiều hơn nữa nguồn lực nội sinh trên cơ sở đó thu hút các nguồn lực ngoại sinh về với nhà trường nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển đi lên của nhà trường. Tuy nhiên việc huy động cịn mang tính tự phát, mạnh ai người lấy, thiếu tính kế hoạch và chưa có sự chỉ đạo thống nhất. Nếu các biện pháp quản lý cơng tác xã hội hố Giáo dục được tăng cường hơn nữa thì sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy sự phát triển của Giáo dục thành phố, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. 2. Việc huy động nguồn lực xã hội ở các trường, các bậc học diễn ra chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên khả năng tuyên truyền vận động còn hạn chế. Nhiều người hiểu về XHHGD cịn rất mơ hồ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể. Người chuyên làm cơng tác XHHGD khơng có, hầu hết cha mẹ học sinh làm tự nguyện, không được trang bị kiến thức nhất định về công tác XHHGD để giới thiệu tuyên truyền. Do đó cần tăng cường nhận thức, quan tâm chỉ đạo toàn diện và cần triển khai thí điểm nhân rộng điển hình, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xây dựng kế hoạch khoa học hợp lý, phát huy tích cực các nguồn nội và ngoại lực để thúc đẩy sự phát triển của Giáo dục, của nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận, nghiên cứu nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường, tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý xã hội hoá Giáo dục tại các trường tiểu học trong thành phố, qua tìm hiểu và học hỏi về cách làm XHHGD của một số gương mặt quản lý ở trong và ngoài tỉnh, ở thành phố Điện Biên Phủ đồng thời tìm hiểu cách làm XHHGD của một số nước trên thế giới, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý cơng tác xã hội hố Giáo dục tiểu học thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

CHƢƠNG III

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ

GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Định hƣớng phát triển Giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3.1.1. Định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn mới

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội XI năm 2011 đã khẳng định: Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - đào tạo.

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng Giáo dục lý tưởng, Giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong Giáo dục thế hệ trẻ. Tiếp tục phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở Giáo dục, đào tạo. Đầu tư hợp lý, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở Giáo dục, đào tạo đạt trình độ quốc tế.

2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hố đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo. Quan tâm hơn tới phát triển Giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm cơng bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có cơng, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, giáo viên công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

3. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý Giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở Giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở Giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm

tốt cơng tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng Giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng Giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở Giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong Giáo dục, đào tạo. Hồn thiện cơ chế, chính sách xã hội hố Giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong Giáo dục, đào tạo.

3.1.2. Định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên

Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp Giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học; phát triển quy mô hợp lý giữa các bậc học, cân đối giữa phát triển Giáo dục THPT và Giáo dục nghề nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ được đi học, chú trọng tạo điều kiện học tập cho con em đồng bào dân tộc, đặc biệt:

* Đối với Giáo dục mầm non

Huy động các nguồn lực đầu tư cho các trường mầm non công lập ở vùng đặc biệt khó khăn, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trường mầm non trọng điểm và phát triển các lớp mầm non tại các cụm bản. Từng bước phát triển loại hình trường ngồi cơng lập ở những vùng thuận lợi, vùng kinh tế - xã hội phát triển.

Nâng số trường mầm non toàn tỉnh từ 115 trường năm 2008 lên 131 trường vào năm học 2010, có 156 trường vào năm 2015, có 170 trường vào năm 2020. Trong đó: phấn đấu đến năm đến năm 2015 tồn tỉnh có 10 trường mầm non ngồi cơng lập, đến năm 2020 tồn tỉnh có 15 trường mầm non ngồi cơng lập (mỗi huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất từ 1 trường mầm non ngồi cơng lập).

* Đối với Giáo dục tiểu học

Nâng số trường tiểu học toàn tỉnh từ 156 trường năm 2008 lên 166 trường vào năm 2010 có 172 trường vào năm 2015 và 182 trường vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 tồn tỉnh có ít nhất 01 trường tiểu học ngồi cơng lập, đến năm 2020 có ít nhất 5 trường tiểu học ngồi cơng lập.

Số trường đạt chuẩn Quốc gia từ 33 trường năm 2007 nâng lên 85 trường vào năm 2015; 127 trường vào năm 2020.

Nâng tổng số trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày từ 76 trường năm 2008 lên 100 trường năm 2015, 125 trường năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở thành phố điện biên phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)