định vị trí của trường tiểu học là: “Trường tiểu học là cơ sở Giáo dục phổ thông của
hệ thống Giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”
[10].
Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: cơng lập và tư thục.
- Trường tiểu học công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
- Trường tiểu học tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngồi ngân sách Nhà nước. [21].
Điểm 2, điều 27 của Luật Giáo dục (2005) quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu ...các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [21].
1.2.6 Quản lý
Có thể xem xét một số quan niệm về quản lý của các nhà khoa học như sau: - W.Taylor thì cho rằng quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí viết: “Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [20].
- GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [27].
- PGS.TS. Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [9].
Qua các quan niệm trên, chúng ta thấy khái niệm quản lý bao gồm các nội hàm chủ yếu: quản lý là hoạt động được tiến hành trong một tổ chức; với các tác động có
tính hướng đích của chủ thể quản lý, nhằm phối hợp nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, quản lý một tổ chức là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu đề ra.
Tuy có nhiều cách hiểu, cách diễn đạt khác nhau, song có thể hiểu quản lý là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của khách thể quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động.
Như vậy, khái niệm quản lý bao hàm các khía cạnh:
Hệ thống quản lý gồm 2 hệ liên kết nhau, đó là sự liên kết giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Khi chỉ ra chủ thể quản lý thì phải chỉ ra đối tượng quản lý và ngược lại.
Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại tương hỗ nhau. Chủ thể quản lý nẩy sinh các động lực quản lý, cịn khách thể quản lý thì làm nẩy sinh các giá trị vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý.
Cơng cụ quản lý là các phương tiện mà chủ thể quản lý dùng để tác động đến đối tượng quản lý như các văn bản luật, quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch...
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Phương pháp quản lý rất phong phú và đa dạng: Phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, phương pháp tâm lý - giáo dục...; tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.
Mục tiêu của quản lý là tạo ra, tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người.
Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
1.2.7 Quản lý Giáo dục
Quản lý Giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình Giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý Giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - Giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ Giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý Giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của tồn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở của quá trình Giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực cho trẻ” [19].
Quản lý Giáo dục là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào toàn bộ hoạt động của Giáo dục nhằm thúc đẩy Giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định và được biểu hiện thông qua quản lý mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, quản lý người học và chất lượng Giáo dục - đào tạo…
Vì bản chất của Giáo dục mang tính xã hội hố cao nên quản lý Giáo dục cũng mang tính xã hội. Thực tế cho thấy khơng có ngành nào chịu mối quan hệ tác động qua lại hai chiều Giáo dục - Xã hội nhạy cảm và sâu sắc như Giáo dục - Đào tạo. Vì thế, quản lý Giáo dục chịu sự chi phối của xã hội rất lớn.
1.2.8 Quản lý xã hội hoá giáo dục
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý Giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo nhu cầu phát triển xã hội” [9].
Xét từ phương diện quản lý Giáo dục theo hướng xã hội hố thì có thể hiểu đây chính là quản lý xã hội hố giáo dục.
Cơ chế của xã hội hoá Giáo dục là cơ chế “mềm” theo xu hướng “mở”. Quản lý xã hội hoá Giáo dục cũng là một dạng quản lý linh hoạt, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo hướng tôn trọng sự vận động của xã hội hướng vào Giáo dục - Đào tạo nhưng vẫn đảm bảo đúng luật pháp của Nhà nước và trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động xã hội hoá, tạo hành lang để hoạt động xã hội hoá đi đúng quỹ đạo theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
Quản lý xã hội hoá Giáo dục có những cách làm khác nhau, cũng giúp cho cơng tác quản lý có những phương pháp linh hoạt và thích hợp với từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu quản lý theo phương pháp máy móc, cứng nhắc sẽ rơi vào tình trạng hành chính hố, làm thui chột tính năng động của hoạt động xã hội hoá. Nếu quản lý nghiêng về phương pháp dễ dãi, giản đơn sẽ đẩy xã hội hoá vào những sai lầm, nhất là trong việc huy động các nguồn thu. Vì vậy quản lý xã hội hố Giáo dục địi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng cho Giáo dục - Đào tạo.
Quản lý xã hội hố Giáo dục khơng hồn tồn là cơng việc của ngành Giáo dục - Đào tạo. Với chức năng Nhà nước của mình, ngành Giáo dục - Đào tạo chủ yếu làm công tác tham mưu, vận động, tuyên truyền để xã hội nhận thức đầy đủ hơn về Giáo dục, chia xẻ khó khăn với Giáo dục, cộng đồng trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển Giáo dục - Đào tạo. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định, ngành Giáo dục - Đào tạo trực tiếp chỉ đạo và quản lý hoạt động xã hội hoá trong các nhà trường, giúp cho cơng tác xã hội hố đi đúng hướng và có kết quả cao.
Để hiểu tồn diện về xã hội hố Giáo dục ta tìm hiểu thêm về bản chất của xã hội hố Giáo dục .
1.3 Bản chất của xã hội hoá Giáo dục và các quan điểm chính sách về xã hội hoá giáo dục
1.3.1 Bản chất của Giáo dục mang tính xã hội hoá sâu sắc
Triết học Mác - Lênin đã khẳng định: Trong quá trình tồn tại, con người bao giờ cũng cải tạo tự nhiên, chinh phục tự nhiên để tự nhiên phục vụ cho mình, đồng thời
con người cũng nhận thức chính mình, cải tạo chính mình và chinh phục chính mình để phục vụ cho mình. Con người ln sống trong các hồn cảnh xã hội nhất định và khi nói đến con người, tức là phải xem đó là con người - xã hội.
Trong quá trình phát triển của xã hội, Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người, Giáo dục là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, là hạt nhân của mọi sự phát triển. Điều này có nghĩa là khơng thể tách rời Giáo dục ra khỏi xã hội, hay nói cách khác, khơng có Giáo dục đứng ngồi xã hội, khơng có xã hội nào phát triển khơng gắn liền với vai trị lịch sử của một nền Giáo dục. Sự tồn tại của Giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Điều này phản ánh tính chất xã hội của Giáo dục. Giáo dục mang bản chất xã hội. Xã hội càng phát triển thì vai trị của Giáo dục càng lớn.
Tuy nhiên, tính chất xã hội của Giáo dục và xã hội hố Giáo dục khơng phải là một. Bởi lẽ tự thân hoạt động Giáo dục ln có tính chất xã hội nhưng nếu biết phát huy tính chất xã hội trong Giáo dục thì Giáo dục sẽ phát triển nhanh và ảnh hưởng mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quan niệm của Mác “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, nhân cách con người hình thành dưới tác động của các mối quan hệ xã hội và thông qua các hoạt động Giáo dục. Đó là một căn cứ khoa học để chứng minh rằng xã hội hoá Giáo dục là việc làm thích hợp để trả lại cho Giáo dục bản chất xã hội sâu sắc vốn có của nó.
1.3.2. Hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xã hội hoá giáo dục
Ngày 11/11/1979, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 14 - NQ/TW về cải
cách Giáo dục và đã xác định phương châm “Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà
nước với sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao động của thầy và trò trong việc xây dựng trường sở, phịng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường”.
Bộ Giáo dục - Đào tạo có Quyết định số 124/QĐ-BGD-ĐT về việc thành lập
Hội đồng Giáo dục (HĐGD) ở các cấp và Quyết định ngày 9/12/1981 của Bộ Giáo dục ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của HĐGD các cấp chính quyền ở địa phương.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 khố VII đó nhấn mạnh: “Nhà
sắc và tiến hành tốt việc xã hội hóa những nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển Giáo dục trong nhân dân, coi Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội” [1; 11].
Như vậy chủ trương XHHGD chính thức trở thành một trong những quan điểm
để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội trong xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục. XHHGD đã trở thành một cuộc vận động rộng lớn toàn xã hội, toàn dân
tham gia công tác Giáo dục. Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu, đầu tư cho
Giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Do đó, “Giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của nhân dân”. [2].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã
chính thức đề cập đến nội dung của công tác XHHGD. Hội nghị khẳng định: “Giáo
dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. [2].
Ngày 21/ 8/1997 Chính phủ đã có Nghị quyết 90/NQ - CP về XHHGD, y tế và
văn hóa. Tiếp đến ngày 19/8/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Trong đó nói rõ một số những ưu tiên cần thiết cho XHH GD&ĐT về cơ sở vật chất, đất đai; về thuế, phí, lệ phí; về tín dụng; về bảo hiểm, về quản lý tài chính và khen thưởng.
Văn kiện Đại hội IX (2001), Đảng ta tiếp tục khẳng định “Nhà nước ta dành tỷ lệ thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa phát triển Giáo dục - đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho Giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển Giáo dục - đào tạo” yêu cầu “Tăng cường đầu tư cho Giáo dục từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa Giáo dục - đào tạo” [3; 204].
Ngày 18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục: “Thực hiện xã hội hóa Giáo dục nhằm hai mục tiêu lớn:
thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân..., thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo ... ở mức độ ngày càng cao”.
Tại điều 12, chương I, Luật Giáo dục năm 2005 qui định về XHHGD: “Phát
triển Giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường ... xây dựng mơi trường Giáo dục lành mạnh và an toàn” [23;14].
Tổng kết 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày 19/4/2006 khẳng định: Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước. Nâng cao chất lượng Giáo dục tồn diện, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền Giáo dục Việt Nam. Đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội...Phát triển Giáo dục mầm non và Giáo dục phổ thông. Thực hiện XHHGD. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp Giáo dục. Phối