Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở thành phố điện biên phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận về quản lý xã hội hoá Giáo dục

1.4. Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 - khoá VIII, ngày 14/01/1993 đã xác định mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của xã hội hoá Giáo dục: “Huy

động toàn xã hội làm Giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền Giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”. Mục tiêu đó được thể hiện như sau:

Trước hết làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của Giáo dục - Đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung, cũng như trong phát

triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi gia đình và tồn cộng đồng. Từ đó hình thành hệ tư tưởng xã hội về Giáo dục - Đào tạo theo quan điểm, đường lối của Đảng, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

Xã hội hoá Giáo dục là thu hút nhiều nguồn lực cùng tham gia xây dựng và phát triển Giáo dục, trước hết là nguồn lực con người. Giáo dục khơng cịn bó hẹp trong thế đơn độc của nhà trường mà có sự cộng đồng trách nhiệm của tồn xã hội, đặc biệt trong Giáo dục đạo đức và rèn luyện ý thức công dân cho học sinh.

Trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các điều kiện và khả năng đáp ứng của xã hội cho Giáo dục, nhằm thực hiện phương châm Giáo dục cho mọi người từ đó vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia học tập; học ở nhà trường, học ở gia đình, học ở ngồi xã hội thơng qua các hình thức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu: học để biết, học để làm, học để chung sống, để xây dựng sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc.

Xã hội hoá Giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện và đây cũng là chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động dân chủ hoá trong Giáo dục - Đào tạo. Muốn vậy cần có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của gia đình và các lực lượng xã hội vào việc tạo ra môi trường thuận lợi cho Giáo dục, hoàn thiện nội dung và phương pháp Giáo dục, cải tiến công tác quản lý Giáo dục. Đồng thời tuyên truyền, vận động làm cho mọi người dân trong cộng đồng nắm được những thông tin về Giáo dục để họ có thể địi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, có thể tham gia ý kiến, đóng góp cơng sức, trí tuệ, tiền của cho giáo dục và hưởng thụ một nền Giáo dục có chất lượng.

Mục tiêu cao nhất của Giáo dục là xã hội hóa cá nhân. Điều quan trọng chủ yếu của xã hội hố Giáo dục là tính xã hội của sản phẩm Giáo dục. Sản phẩm của Giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu xã hội, do đó nội dung Giáo dục trong nhà trường phải theo nhu cầu của xã hội.

1.5 Nội dung của xã hội hoá Giáo dục tiểu học

1.5.1. Nhà trường phục vụ xã hội, làm cho xã hội, cộng đồng hưởng lợi cao nhất về giáo dục nhất về giáo dục

Trường học là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người cho xã hội. Giáo dục nhà trường phải thực hiện được mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài. Con người từ khi sinh ra và lớn lên, được Giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, từ trong gia đình cho đến tất

cả các cơ sở Giáo dục, văn hóa, kinh tế, các tổ chức quần chúng, ở các khu phố, thơn xóm... Nhà trường Giáo dục kiến thức phổ thơng làm cơ sở cho hình thành kiến thức, kỹ năng, dạy học sinh học cách học; đồng thời đem lại kiến thức cho mọi người, trước hết là cho thế hệ trẻ, sau nữa là cho mọi người dân, cho xã hội. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo một mục đích xác định, với nội dung Giáo dục được chọn lọc và xắp xếp hệ thống, với những phương pháp Giáo dục có cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những nhà sư phạm đã được trang bị đầy đủ về kiến thức khoa học và trau rồi về mặt phẩm chất đạo đức, với những phương tiện và điều kiện Giáo dục ngày một hồn thiện, với một q trình đào tạo được tổ chức liên tục trong một thời gian dài.

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý Giáo dục, [23; 69]. đồng thời nhà trường phải coi mình như là đối tượng của XHHGD và là trung tâm của XHHGD địa phương. Chính vì vậy, mỗi nhà trường phải xác định là một bộ phận của cộng đồng, phải phục vụ mục tiêu KT - XH, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương.và phát huy tốt chức năng của mình, từ phương hướng đến mục tiêu hành động cụ thể của nhà trường đều có sự tham gia đóng góp của địa phương, để những yêu cầu của ngành thành những nhu cầu và mục tiêu của địa phương. Trong quá trình thực hiện XHHGD nhà trường, ngành Giáo dục muốn duy trì, phát triển các hoạt động từ phối hợp đến kết hợp, hợp tác, phải đảm bảo nguyên tắc

“bình đẳng”, ngun tắc “lợi ích”.

Nhà trường là một thiết chế Giáo dục trong hệ thống Giáo dục quốc dân do nhà nước quản lí, là cơ quan chun trách Giáo dục có tính chun mơn cao. Do vậy, trước hết nhà trường phải đem lại cho địa phương một trữ lượng văn hóa cần thiết, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực... là trung tâm văn hóa Giáo dục của địa phương, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, tham gia tích cực vào các hoạt động của các cơ quan ban ngành đoàn thể trong địa phương.

1.5.2. Các lực lượng xã hội cùng tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung Giáo dục tiểu học dục tiểu học

XHHGD tiểu học là một phương thức để thực hiện tốt mục tiêu Giáo dục tiểu học. Vì vậy việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình Giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu Giáo dục tiểu học. Tuy nhiên tham gia như thế nào để tạo sự đồng bộ và hiệu

quả cao là nội dung khó khăn nhất của cuộc vận động này. Các LLXH, tổ chức đồn thể, xã hội đều có thể tham gia vào việc Giáo dục dưới hình thức báo cáo chuyên đề, nói chuyện nhân ngày kỷ niệm, ngày lễ của dân tộc hoặc địa phương, tổ chức các hoạt động Giáo dục. Các cơ quan văn hóa thơng tin, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, sách báo và các phương tiện văn hóa khác, các tầng lớp nhân dân đem lại nội dung Giáo dục cho học sinh, có thể cung cấp tài liệu, bổ sung phần mềm của nội dung Giáo dục nhà trường. Để tất cả các LLXH cùng tham gia Giáo dục thế hệ học sinh, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, các cơ quan quản lý Giáo dục, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh.

1.5.3. Toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục tiểu học dục tiểu học

Mơi trường Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, vì vậy XHHGD tiểu học phải hướng tới việc huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường Giáo dục. Để làm được điều đó phải dựa các lực lượng xã hội để đảm bảo cho mơi trường được lành mạnh có tính tích cực và có tính thống nhất trong q trình tác động đến việc hình thành nhân cách cho học sinh.

XHHGD tiểu học trước hết là huy động các lực lượng vào việc xây dựng nhà trường từ khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường, đến nề nếp kỷ cương, khơng khí học tập, để tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Đặc biệt ở đây nhà trường ln giữ vai trị chủ động trong phối hợp với gia đình và xã hội trong việc tạo một môi trường tốt cho học sinh tiếp thu các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, đổi mới hình thức Giáo dục tiểu học, thực hiện Giáo dục tồn diện cho học sinh.

Mơi trường xã hội đang biến động nhanh chóng và mạnh mẽ, có tác động rất lớn đến việc Giáo dục các thế hệ học sinh, trong đó cần khai thác các yếu tố tích cực như kinh tế phát triển, giao lưu quốc tế được mở rộng, dân chủ hóa được đề cao... và hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng không tốt đến việc Giáo dục học sinh. Do vậy cần phải huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng mơi trường xã hội lành mạnh, có ý nghĩa Giáo dục tích cực.

Ba mơi trường nhà trường, gia đình, xã hội đồng thời tác động sẽ làm cho thế hệ học sinh được Giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, chất lượng cuộc sống của học sinh

được nâng lên, chủ nhân tương lai của đất nước sẽ được chuẩn bị chu đáo hơn, đầy đủ hơn về các kỹ năng sống về sức khoẻ và trí tuệ.

1.5.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho Giáo dục tiểu học

Hiện nay nhà nước đầu tư cho GDTH không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục ngày càng cao: cơ sở vật chất, trang thiết bị của Giáo dục tiểu học hiện nay còn thiếu thốn về số lượng, xuống cấp về chất lượng, đặc biệt ở những vùng núi cao và vùng khó khăn đang thiếu nghiêm trọng về lớp học, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Cho nên, việc huy động các lực lượng đầu tư cho Giáo dục tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết của XHHGD.

Việc lôi cuốn các lực lượng xã hội và cá nhân trong cộng đồng mang tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào các hoạt động Giáo dục tiểu học là hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu Giáo dục tiểu học. Họ có thể tham gia vào việc xây dựng môi trường Giáo dục, tạo ảnh hưởng tích cực thống nhất cho Giáo dục, đóng góp xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, các sáng kiến kinh nghiệm, ý kiến tư vấn cho các nhà trường, cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động của ngành Giáo dục và nhà trường tiểu học, đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông .

XHHGD tiểu học chính là nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho Giáo dục, từ đó phải thực hiện đồng bộ các nội dung để XHHGD tiểu học thực sự trở thành

“chìa khóa”, góp phần mở rộng cánh cửa Giáo dục tiểu học trên các bình diện quy mơ,

chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội.

1.5.5. Xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình Giáo dục tiểu học dục tiểu học

Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống trường, lớp đáp ứng nhu cầu đến trường của lứa tuổi tiểu học là một vấn đề rất quan trọng. Trong những năm tới khi điều kiện KT - XH phát triển dự báo số học sinh trong độ tuổi thu hút vào các loại hình ngồi cơng lập tiếp tục gia tăng và với nhu cầu Giáo dục của các tầng lớp nhân dân thì xu hướng đa dạng hóa các loại hình Giáo dục tiểu học là một tất yếu, nó chịu sự chi phối và tác động của quá trình phát triển KT - XH. Đa dạng hóa Giáo dục tiểu học dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo, phương pháp, nội dung Giáo dục thống nhất dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới Giáo dục - Đào tạo đáp ứng nhu cầu Giáo dục của nhân dân trong nền kinh tế thị trường nhiều thành

phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Góp phần mở rộng cơ hội cho số đông học sinh được hưởng các dịch vụ Giáo dục với những loại hình thức thích hợp với từng đối tượng, từng khu vực, địa phương, tăng thêm nguồn lực cho phát triển Giáo dục - đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục học sinh, tạo sự cạnh tranh giữa các loại hình trong quá trình phát triển. Vì vậy, một trong những đặc điểm của Giáo dục tiểu học là có nhiều loại hình, nhiều chương trình, mang tính xã hội cao. Chính sự tham gia của các lực lượng xã hội vào q trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình trường, lớp sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu nhân dân được hưởng một nền Giáo dục hoàn thiện, tiến bộ, toàn diện hơn và đồng thời làm cho Giáo dục tiểu học gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

1.6 Con đƣờng thực hiện xã hội hoá giáo dục

1.6.1. Dân chủ hố q trình tổ chức và quản lý

Đây là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hoá nhằm biến hệ thống Giáo dục và trường học như một thiết chế hành chính thành một thiết chế Giáo dục hồn tồn là của dân, do dân và vì dân; là xố bỏ tính khép kín của hệ thống Giáo dục nói chung và hệ thống trường học nói riêng, tạo điều kiện để tất cả mọi người có cơ hội nắm bắt những thơng tin trong Giáo dục, tham gia ý kiến, đóng góp cơng sức và tiền của vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Giáo dục.

Dân chủ hoá Giáo dục phải được thể hiện trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển Giáo dục, trong q trình cơng khai hố các mục tiêu, chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cũng như hệ thống lãnh đạo quản lý từ Trung ương đến địa phương phải thực sự phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ để xây dựng chiến lược quốc gia về Giáo dục - Đào tạo, trên cơ sở đó hình thành các bước đi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Dân chủ hố cịn thể hiện ngay trong việc thực hiện và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của học sinh. Học sinh không chỉ là đối tượng đánh giá, xếp loại của Giáo dục mà thường xuyên cũng phải đuợc tham gia vào các hoạt động quản lý, nhất là hoạt động tự quản, được tham gia đóng góp ý kiến đối với người dạy bằng nhiều hình thức, nhằm tác động trở lại để góp phần hồn chỉnh chu trình dạy và học. Tuy nhiên, dân chủ trong lĩnh vực này vẫn phải đảm bảo nguyên tắc như Bác Hồ đã khẳng định “Dân chủ nhưng

trị phải kính thầy, thầy phải q trị”, hay như câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trị ra trị” với đầy đủ các nghĩa của nó.

1.6.2. Đa dạng hố Giáo dục - Đào tạo

Đa dạng hoá Giáo dục trước hết là đa dạng hoá mục tiêu đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực phong phú và đa dạng cho các thành phần kinh tế. Đa dạng hố Giáo dục là đa dạng hố loại hình trường lớp, hình thức đào tạo mà bản chất của nó là đa dạng hố nguồn đầu tư cho Giáo dục. Mục tiêu của lĩnh vực này là vừa mở rộng cánh cửa của trường học, tạo nhiều cơ hội học tập cho nhân dân, vừa huy động được nhiều nguồn lực tham gia vào quá trình đẩy nhanh sự phát triển Giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Hiện nay mơ hình trường lớp khơng chỉ thu hẹp trong một kiểu trường công lập như trước đây mà được bổ sung nhiều loại trường như trường dân lập, tư thục, bán công, các trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề. Đặc biệt mơ hình trung tâm học tập cộng đồng đang hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tiểu học ở thành phố điện biên phủ trong giai đoạn hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)