Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thử nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải nhiệt đến sự tương tác của cặp piston xi lanh động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy (Trang 113)

Chương 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.2. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thử nghiệm

4.2.1. Nguyên lí và đặc tính k ĩ thuật của thiết bị đo nhiệt độ

Nhiệt độ có thể đo được do có hiện tượng trao đổi nhiệt giữa các vật thể có trạng thái nhiệt khác nhau và do có sự thay đổi tính chất vật lí của vật thể khi nhiệt độ thay đổi. Có khá nhiều phương pháp đo nhiệt độ với độ chính xác và dải đo khác nhau. Dựa vào phương thức truyền nhiệt từ vật cần đo đến đầu cảm biến của thiết bị đo, có thể chia thiết bị đo làm hai loại: dựa vào truyền nhiệt tiếp xúc và dựa vào truyền nhiệt bức xạ.

Trong động cơ đốt trong, thường phải đo và kiểm sốt nhiệt độ của mơi chất cơng tác (khí nạp, khí tăng áp sau tua bin, khí thải, nhiên liệu, nước làm mát...) ngoài ra khi nghiên cứu và phát triển động cơ cịn cần đo nhiệt độ cơng tác của chi tiết quan trọng như nắp máy, ống lót xi lanh, pít tơng... Do xu hướng điện tử hóa các hệ thống đo lường, điều khiển nên hiện nay chủ yếu đo nhiệt độ bằng phương pháp điện (dùng nhiệt kế kiểu cặp nhiệt, kiểu điện trở). Các phương pháp khác ít dùng do các nguyên nhân khác nhau (đo nhiệt cơ

học có độ chính xác thấp, đo nhiệt độ theo màu và nóng chảy có tính khơng liên tục...).

Do giới hạn của luận án chỉ đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt nên ở đây chỉ giới thiệu nguyên lí và đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.

Nếu có hai kim loại khác nhau A và B được kết nối (thông thường là hàn cứng) với nhau sẽ xuất hiện một điện thế tiếp xúc qua mối nối. Điện thế tiếp xúc này phụ thuộc vào mối tiếp xúc giữa kim loại A và B với nhiệt độ T của mối nối. Năng lượng của hệ thống tiếp xúc tuân theo công thức sau:

E ^ T = a T + a T ^ a T + &T ••• (4.1)

Các giá trị của hằng số ai, a2, a3, a4... phụ thuộc vào kim loại A và B. Ví dụ: kim loại A là sắt và kim loại B là constantan (loại 5) thì điện thế tiếp xúc được tính như sau, [^V]:

ETJ = 5,07.10\T + 3,043.10-2.T2 - 8,567.10-5T + 1,335.10-7T \..

Cặp nhiệt gồm hai dây kim loại A và B khác nhau một đầu được nối lại với nhau bằng phương pháp hàn và được tạo thành mạch kín. Nếu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai chỗ nối của hai kim loại và đầu cịn lại thì trong mạch sẽ xuất hiện dòng điện (do số điện tử tự do của hai kim loại khác nhau khuếch tán vào nhau). Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ quyết định suất điện động xuất hiện trong mạch và được lợi dụng để đo nhiệt độ (Hình 4.1).

t

Hình 4.1. Nguyên lí đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt [24]

1- M ối hàn nhúng; 2, 3 - M ối hàn tự do; A, B -dây kim loại làm cặp nhiệt (vật liệu khác nhau); C - D ây dẫn tới thiết bị đo; t0 - N hiệt độ mơi trường bên ngồi;

Điện thế của hai điểm được xác định theo công thức sau [6]:

eAt, = E A - E Ạ = a (T - T2) + a (T12 - t 2 ) + a (T13 - T Ỉ) (4.2)

Các quy luật nhiệt trong hệ thống cảm biến nhiệt A Quy lu ật 4 T1 Quy lu ật 5 Quy luật 1 T3 T1 T5 Qu y luật 2 A 71, T2 ^71, T2 T1 = T2 T2 T3 C T2 B t 3 A T |< C > . B A A < Q > „ . < ộ > B pẢB C ET ,T B C T2 + T1 T T A A < C > T3 + T “ 0 > 2 B B 77ẢB T7Ả B E „ rp E T T 1 , T 2

Trên Hình 4.2 mơ t ả 5 quy luật thông dụng chi phối các cặp nhiệt, trong đó A, B, C là các kim loại khác nhau.

Như vậy, ta có thể đo được hiệu điện thế phụ thuộc vào T1, T2 của cả hai mối nối ghép. Coi T 1 là nhiệt độ cần đo còn T2 sẽ là nhiệt độ tham chiếu. Điều đó có nghĩa là Ti sẽ thu từ mục tiêu cần đo nhiệt độ, còn T2 là nhiệt độ đã và phải biết.

Loại cặp nhiệt tuân theo quy luật 1 là các trạng thái của suất điện động cặp nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ của mối tiếp xúc và phụ thuộc vào nhiệt độ của dây dẫn nối vào mối tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với việc lắp đặt cảm biến đo lường nhiệt độ trong công nghiệp, nơi mà đầu nối của cảm biến đo bị bộc lộ ra ngoài và nhiệt độ trên chúng bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh.

Các trạng thái của quy luật 2 sẽ chi phối cặp nhiệt nếu như kim loại C được chèn vào A hoặc B, tạo ra hai mối tiếp xúc mới và có chung một nhiệt độ khu vực là T3. Khi đó suất điện động nhiệt khơng thay đổi.

Các trạng thái của quy luật 3 sẽ chi phối cặp nhiệt nếu kim loại C được chèn vào giữa kim loại A và B. Khi đó ta có hai mối tiếp giáp mới là AC và BC, chúng đều chung một nhiệt độ là T 1 hoặc T2, lúc này cũng xuất hiện một suất điện động khơng thay đổi. Điều đó có nghĩa là ở mối tiếp xúc của đầu đo có thể hàn điện hoặc hàn hơi cùng kim loại thứ ba mà khơng có biến động về suất điện động của cặp nhiệt.

Quy luật 4 (đối với kim loại trung gian) s ẽ được chi phối khi sử dụng một số mối ghép cặp nhiệt tương tự như sắt - constantan (CB) và nhóm copper - constantan (AC).

Quy luật 5 là quy luật của nhiệt độ trung gian được sử dụng trong quá trình đo các suất điện động ngắt đoạn. Đối với các cặp nhiệt kim loại ta có:

E T1 ,T2 = E T ,T3 + E T3 ,T2 (43)

Điều đó cho phép ta có khả năng đo nhiệt độ T10C của chất lỏng bên

trong bình chứa truyền nhiệt với cặp nhiệt crôm - nhôm. Mối tiếp xúc đo nhiệt độ trong bình chứa và điểm tiếp xúc nhau chiếm nhiệt độ bên ngồi bình chứa, nơi nhiệt độ đo được trong khoảng 200C. Khi đó suất điện động nhiệt điện đo được sẽ nằm trong khoảng 5,3 mV.

Giá trị của Er,0 + ETi 0thu được khoảng 0,8 mV bằng cách sử dụng bảng tính. Bảng này cho phép tra được các suất điện động E t1 0 cho các loại cặp nhiệt thông dụng với điểm đo tiếp xúc từ T10C với điểm tham

chiếu 00C. Từ đó ta có: E t1 0 = 5,3 + 0,8 = 6,1 mV. Khi đó ta có: T1 = 1490C tương đương với 6,1 mV.

Vịng lặp của hệ thống truyền nhiệt độ được mơ tả như Hình 4.3.

Cảm biến Cầu đo Khuếch đại

H ình 4.3. Sơ đồ vịng lặp của hệ thống truyền nhiệt độ [6]

Thông thường dịng điện - tín hiệu nằm trong vùng tiêu chuẩn, nghĩa là khoảng 4 ^ 10 mV, khi đo ta có hệ thức sau:

ET ữ = ữT2 ®2T\ a T ^ ... (4.5)

Theo trình tự xác định được độ chính xác của T1 từ ET10 là một hàm phi tuyến mà có thể xử lí trên máy tính được.

Những sợi dây kim loại dùng làm cặp nhiệt được hàn bằng các phương pháp khác nhau (hàn thiếc, hàn đồng, hàn hồ quang) phụ thuộc vào nhiệt độ cần đo. Kim loại dùng để hàn khơng có ảnh hưởng đến điện thế nhiệt sinh ra trong mạch đo. Vì cặp nhiệt chỉ hiệu số nhiệt độ nên nhiệt độ của đầu còn lại phải được biết trước. Nhiệt độ của đầu biết trước gọi là nhiệt độ so sánh (luôn ln khơng đổi) và đầu nối có nhiệt độ so sánh gọi là vị trí so sánh. Thông thường, sử dụng nhiệt độ của nước đá đang tan làm nhiệt độ so sánh (Hình 4.4). Trong trường hợp nhiệt độ cần đo gần với nhiệt độ tan của nước đá thì nhiệt độ so sánh cần được chọn cao hơn để đảm bảo có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ của điểm đo và của vị trí so sánh.

о п

mv А

V

Vị trí đo Vị trí so sánh

H ình 4.4. Cặp nhiệt và vị tr í so sánh có nhiệt độ cố định [24]

Nếu vị trí đặt thiết bị chỉ thị và vị trí đo cách xa nhau, nhất là khi sử dụng các cặp nhiệt bằng kim loại quý, cần có cách lắp ghép hợp lý để đảm bảo độ chính xác của phép đo. Có thể nối dụng cụ chỉ thị và cặp nhiệt bằng dây dẫn kim loại nguyên chất (thường dùng dây đồng). Dây dẫn này cần có điện trở nhỏ nên phải có tiết diện lớn.

Hình 4.5. Sơ đồ mắc cặp nhiệt ngẫu vào thiết bị đo, [24].

1- V ỏ bảo vệ; 2- Cặp nhiệt ngẫu; 3- Đầu nhiệt kế; 4- D ây cân bằng; 5- Thiết bị ổn định nhiệt; б- D ây nối ngoài (tới thiết bị đo); 7- Thiết bị đo.

Trong một số trường hợp vị trí nối của cặp nhiệt với dây dẫn không thể thực hiện được ở vị trí so sánh (ví dụ khi vật liệu cặp nhiệt là kim loại rất quý và đắt, nên càng ngắn càng tốt). Cặp nhiệt sẽ được nối dài thêm đến vị trí so sánh bằng một dây dẫn khác gọi là dây cân bằng (Hình 4.5). Dây cân bằng thường được làm từ hợp kim đặc biệt. Nó bảo đảm cho điện thế nhiệt bằng điện thế nhiệt của cặp nhiệt ngẫu kim loại quý khi nhiệt độ lên đến 2000C. Loại dây này thường được tiêu chuẩn hố, rẻ tiền và có điện trở nhỏ.

Vật liệu làm cặp nhiệt phải đáp ứng các yêu cầu sau: điện thế nhiệt phải lớn; điện thế nhiệt tăng liên tục theo nhiệt độ (quan hệ điện thế nhiệt với nhiệt độ tốt nhất là quan hệ bậc nhất); dễ kéo thành sợi nhỏ và có khả năng biến dạng tốt; có độ bền nhiệt cao (khơng bị cháy, bay hơi). Trong Bảng 4.1 là đặc tính của các loại cặp nhiệt [6], [43].

Bảng 4.1. Đặc tính của các loại cặp nhiệt Loại cặp nhiệt FT1 /V ^ J_1 • ^

Tên vật liệu Dải nhiệt độ, [0C]

B Platinum30% Rhodium (+) Platinum 6% Rhodium (-) 1370-1700 C W5Re Tungsten 5% Rhenium (+) W26Re Tungsten 26% Rhenium (-) 1650-2315 E Chromel (+) Constantan (-) 95-900 J Sat (+) Constantan (-) 95-760 K Chromel (+) Alumel (-) 95-1260 N Nicrosil (+) Nisil (-) 650-1260 R Platinum 13% Rhodium (+) Platinum (-) 870-1450 S Platinum 10% Rhodium (+) Platinum (-) 980-1450 T Đồng (+) Constantan (-) -200-400

Đối với quá trình đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt, chúng ta cần quan tâm đến các quy luật hoạt động của một cặp nhiệt, qua đó lựa chọn được một cảm biến nhiệt phù hợp với q trình cháy nổ, đó là sự xuất hiện các pick nhiệt.

4.2.2. Nguyên lí hiệu chỉnh thiết bị đo nhiệt độ

Việc định chuẩn qua thực nghiệm được chia làm ba giai đoạn:

- Các giá trị vào và ra (I và O) trong mối quan hệ IO = I1 = 0. Trong vùng biến động chậm từ Imin đến Imax các giá trị của I và O được ghi lại trong khoảng đo. Phép thử này được thể hiện trong các điều kiện chuẩn ứng dụng tiêu chuẩn “bình phương nhỏ nhất” [13], [14].

- Các biến I và O quan hệ theo hàm O(Ii), khi đó với các Oi tương ứng ta có di = O(Ii) - Oi.

- Chương trình tìm và đưa ra các hệ số a0, a1, a2,... như tổng các bình phương của sai lệch sao cho đạt giá trị nhỏ nhất.

m

O ( I ) „ t = Ệ a q I q

q=0_ m (4.6)

O ( 1 ) „ i = - Ẹ a , 1 “

q=0

Đường trễ H(I) = O(I) t - O(I) ị sẽ khép kín q trình thu thập số liệu và với các điểm (Imin, O min) và (Imax, Omax) ta sẽ tìm được một hàm phi tuyến N(I) với hệ số lặp K:

N ( I) = O (I) = (KI + a) Trong đó: K = L

g A I

Quá trình lặp lại các điểm đo được xác định với các quan hệ sau:

AO = K ,AIm + Ku AIm Iml" + I °“x (4.7)

Khi đó: K,, = AO - K,

. A Im 1

Các thí nghiệm lặp lại cần được đảm bảo điều kiện làm việc và mơi trường làm việc bình thường của đối tượng nghiên cứu và của các phần tử khác.

- Tín hiệu thu được ở dạng mã ACSII được so sánh với các tín hiệu định chuẩn nhờ phương pháp so sánh đồng dạng vật lí động học chậm. Kết

4.2.3. Quy trình đo nhiệt độ cho thành ống lót x i lanh động cơ

Động cơ 6Ч 12/14 sau khi lắp ống lót xi lanh có lắp cảm biến nhiệt độ được đưa vào chạy rà theo quy trình kỹ thuật của nhà máy. Sau giai đoạn chạy rà sẽ tiến hành đo nhiệt độ của ống lót xi lanh.

Tồn bộ quy trình thực nghiệm đo nhiệt độ ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14 lai máy phát điện tàu thủy được mơ tả trên sơ đồ.

Hình 4.6. Quy trình đo nhiệt độ ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14

4.2.4. Trang thiết bị th ử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành tại Nhà máy X46 Hải quân với các trang thiết bị thử nghiệm sau:

- Động cơ lai máy phát 6Ч 12/14: K559 - ГОСТ 10150-62, có tăng áp, cơng suất 115 mã lực (72 kW), tốc độ định mức 1500 v/ph lắp ống lót xi lanh có gắn cảm biến nhiệt độ.

Hình 4.7. Động cơ 6Ч 12/14 và máy phát điện

- Dàn điện trở công suất 65 kW dùng đo cơng suất máy phát (Hình 4.8).

Hình 4.8. Dàn điện trở dùng đo công suất máy phát

- Hai ống lót xi lanh gồm một ống do Nga chế tạo vật liệu là gang xám СЧ 24-44 và một ống do Việt Nam chế tạo (sản phẩm đề tài cấp Tổng cục Kỹ thuật) bằng gang xám GX24-22 [21].

- Cảm biến đo nhiệt độ là cảm biến kiểu cặp nhiệt loại T [6], [43] làm bằng đồng - constantant được chế tạo tại Mĩ có khoảng đo từ (-200 ^ 400)0C.

Các cảm biến được lắp vào các lỗ theo sơ đồ trên Hình 4.9 và được đánh số 1 đến 15 tương ứng với thứ tự các lỗ. Sau khi lắp cảm biến dùng keo chịu nhiệt trộn với mạt kim loại của ống lót khi khoan bịt kín các lỗ. 15 lỗ khoan lắp cảm biến được bố trí thành 3 hàng, mỗi hàng 4 lỗ, lỗ trên cùng cách

mép trên của ống lót 10 mm, các lỗ khác lần lượt cách mép trên là 30 mm, 75 mm và 150 mm, đáy lỗ cách mặt gương 1 mm. 3 lỗ còn lại được khoan lệch so với hàng thứ 3 (nằm trên mặt phẳng vng góc với mặt phẳng đi qua tâm chốt pít tơng) 5 mm và có độ sâu 5 mm, lỗ trên cùng cách mép trên của ống lót 30 mm, lỗ tiếp theo cách 75 mm và 150 mm.

Hình 4.9. Sơ đồ bố trí các lỗ khoan lắp cảm biến trên ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14 ống lót xi lanh động cơ 6Ч 12/14

Ong lót xi lanh sau khi lắp cảm biến như Hình 4.10.

Hình 4.10. Cảm biến nhiệt độ lắp trên thân ống lót động cơ 6Ч 12/14 Các ống lót có cảm biến được lắp vào động cơ ở vị trí xi lanh 2 và 3 như sơ đồ Hình 4.11.

Ống dẫn nước làm mát

Hình 4.11. Sơ đồ các ống lót có cảm biến khi lắp vào động cơ

Chiều nước làm mát như chiều mũi tên. Các cảm biến nhiệt độ của ống lót số 3 được luồn qua lỗ dẫn nước làm mát của xi lanh 2 cịn của ống lót số 2 qua lỗ dẫn nước làm mát của xi lanh 1 để đưa ra ngoài. Sơ đồ các kênh đo nhiệt độ như Hình 4.11.

Để nhận và biến đổi tín hiệu điện áp thành giá trị nhiệt độ sử dụng thiết bị thu, biến đổi và khuếch đại tín hiệu CNĐ do Bộ môn Nhiệt, Viện công nghệ nhiệt, Đại học Bách khoa Hà Nội chế tạo. Thiết bị được kết nối với máy tính qua cổng COM 1. Thiết bị có 16 kênh thu tín hiệu, trong đó có 15 kênh thu tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ lắp trên ống lót xi lanh, 1 kênh còn lại lắp cảm biến nhiệt độ bù. Tín hiệu thu nhận được xử lí bằng phần mềm LabVIEW. Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file Excel.

Trên Hình 4.12 là sơ đồ mạch của thiết bị thu, biến đổi và khuếch đại tín hiệu.

Hình 4.12. Sơ đồ lập trìn h thu, xử lí tín hiệu trên LabView của thiết bị thu, biến đổi và khuếch đại tín hiệu nhiệt độ CNĐ

Trên Hình 4.13 là sơ đồ kết nối giữa động cơ lắp xi lanh cần đo nhiệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ tải nhiệt đến sự tương tác của cặp piston xi lanh động cơ diesel lai máy phát điện tàu thủy (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)